Chính sách của Mỹ đối với Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 25 - 28)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3. Chính sách của Mỹ và Trung Quốc đối với Myanmar

1.3.1. Chính sách của Mỹ đối với Myanmar

Myanmar thuộc khu vực CA-TBD, do vậy chính sách của Mỹ đối với Myanmar cũng nằm trong chính sách của Mỹ đối với CA-TBD. Chính sách của Chính quyền Tổng thống B. Obama đối với khu vực CA-TBD cụ thể nhƣ sau: Thứ

Philippines và Australia. Theo bà Clinton, Ngoại trƣởng Mỹ dƣời thời Tổng thống Obama, “Các mối quan hệ đồng minh là cơ sở cho sự can dự của Mỹ đối với khu vực này”. Thứ hai, giải quyết những thách thức toàn cầu với Trung Quốc. Cũng theo bà Clinton, chính quyền Obama cam kết tăng cƣờng mối quan hệ với Trung Quốc và các đối tác quan trọng khác trong khu vực. Các vấn đề khác bao gồm: tăng cƣờng mối quan hệ Mỹ-Ấn; xây dựng quan hệ hợp tác với ĐNA; hạn chế sự phổ biến hạt nhân; gắn bó trực tiếp với những ngƣời ngoài chính phủ; đàm phán với Myanmar; theo đuổi các lợi ích chung thông qua đàm phán đa phƣơng.11

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2009, Tổng thống Obama đã khởi động chính sách “tiếp xúc” đối với Myanmar, nới lỏng dần quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc. Mỹ xác định mục tiêu chiến lƣợc đối với Myanmar thúc đẩy nƣớc này cải cách xã hội toàn diện và sâu rộng để trở thành một đất nƣớc có nền dân chủ và hình thái kinh tế xã hội tƣ bản chủ nghĩa cùng kinh tế thị trƣờng kiểu phƣơng Tây, đất nƣớc phát triển “ổn định, độc lập” theo xu hƣớng chung mà Mỹ có thể lãnh đạo, chi phối. Từ việc đạt đƣợc những mục tiêu này, Mỹ sẽ đạt đƣợc những mục tiêu tiếp theo, đó là hạn chế, ngăn chặn, loại bỏ dần những lợi ích và tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc tại Myanmar, khiến Trung Quốc mất lợi thế tại một địa bàn chiến lƣợc, ngăn chặn Trung Quốc lan tỏa ảnh hƣởng ra khu vực AĐD và Nam Á, tác động trực tiếp đến quá trình vƣơn lên thành cƣờng quốc thế giới của Trung Quốc.

Để xác lập ảnh hƣởng lâu dài của mình tại Myanmar, Mỹ phải xây dựng và củng cố chính phủ thân Mỹ tại Myanmar. Cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar năm 1962 đã thiết lập lên chính phủ quân sự với nhiều chính sách đối nội cứng rắn và tách biệt với bên ngoài khiến Mỹ không thể sử dụng Myanmar cho âm mƣu, ý đồ của mình. Chính vì vậy, các đời Tổng thống Mỹ từ năm 1962 đều quyết tâm lật đổ chính phủ quân sự, chuyển hóa Myanmar theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa bằng cách sử dụng chính sách ngoại giao nhân quyền đối với Myanmar, cốt lõi là đòi Myanmar phải tiến hành những cải cách thể chế trên cơ sở đảm bảo dân chủ, nhân

11

Nguyễn Văn Lan – Chúc Bá Tuyên, Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay: Sự triển khai và dự báo triển vọng, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(88) tháng 3/2012, tr.139-150.

quyền cho ngƣời dân; hỗ trợ cho các đảng phái đối lập mà nòng cốt là NLD do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu. Chính phủ Mỹ dƣới thời Tổng thống Obama đã triệt để sử dụng hai vấn đề trên, là yếu tố quan trọng dẫn đến những thay đổi tại Myanmar, nhất là việc Myanmar xác định chế độ chính trị dân chủ tƣ sản (điều này đƣợc đƣa vào Hiến pháp Myanmar năm 2011).

Chính vì vậy, cùng với việc thu hút, xây dựng quan hệ thân thiện với Myanmar, Mỹ cũng tiếp tục tăng cƣờng quan hệ và mở rộng can dự đối với các lực lƣợng chính trị đối lập, với các tổ chức xã hội dân sự, các tầng lớp quần chúng nhân dân, các nhóm nghề nghiệp, tôn giáo, phụ nữ, dân tộc thiểu số... Mỹ đã sử dụng những ƣu thế vƣợt trội của một cƣờng quốc hàng đầu thế giới trên mọi mặt, đặc biệt là tính “biểu tƣợng” về “tự do, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền” cùng sự phát triển về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ... để thu hút, lôi kéo Chính phủ, đặc biệt là các đảng phái chính trị đối lập và ngƣời dân Myanmar tiến hành các cuộc cải cách mở cửa, hội nhập, dân chủ hóa đất nƣớc. Mỹ tiếp tục duy trì quan hệ với đảng NLD và các đảng phái chính trị khác. Tổng thống Obama mỗi khi đến thăm Myanmar đều ghé thăm bà Aung San Suu Kyi. Ngày 11/11/2015, Tổng thống Obama đã chúc mừng Đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử và nhấn mạnh thành lập chính phủ mới sẽ là bƣớc tiến quan trọng trong quá trình chuyển tiếp dân chủ của nƣớc này. Trong chuyến thăm Mỹ của Cố vấn Nhà nƣớc Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tháng 9/2016, hai bên chính thức thiết lập quan hệ đối tác Myanmar - Mỹ. Mỹ cũng tiếp tục ủng hộ Chính phủ Myanmar thực hiện tiến trình cải cách dân chủ và sẵn sàng hợp tác toàn diện với Myanmar nếu Chính phủ nƣớc này thể hiện rõ nỗ lực cải cách đất nƣớc. Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar thƣờng xuyên duy trì liên lạc, tham gia các hoạt động, tổ chức các khóa huấn luyện, tài trợ các sự kiện, tổ chức các hoạt động gây quỹ cho các đảng phái chính trị. Khi xảy ra các vấn đề mâu thuẫn giữa chính phủ và các đảng phái, Đại sứ quán hoặc Bộ Ngoại giao Mỹ luôn luôn là lực lƣợng đầu tiên lên tiếng bày tỏ quan điểm “bênh vực phía quần chúng nhân dân”, yêu cầu Chính phủ Myanmar phải giải quyết hòa bình, công

bằng, minh bạch cho ngƣời dân. Mỹ dần dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Myanmar, loại bỏ bớt danh sách các công dân Myanmar bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Song song với các biện pháp “mềm” trên, Chính phủ và Quốc hội Mỹ gia tăng sức ép để buộc Chính phủ Myanmar phải thực hiện theo những mong muốn, yêu cầu của Mỹ thông qua các biện pháp cứng rắn nhƣ can thiệp vào việc sửa đổi Hiến pháp; can dự vào tiến trình hòa giải dân tộc, thỏa thuận ngừng bắn giữa quân Chính phủ và các tổ chức có vũ trang, thúc đẩy loại dần vai trò của quân đội trên chính trƣờng; thông qua một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo để khuyến khích ngƣời Rohingya từ Bangladesh nhập cƣ trái phép vào Myanmar di cƣ xuống một số nƣớc ĐNA, can dự vào các biện pháp giải quyết vấn đề này của Myanmar. Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp đã tiến hành với Myanmar trƣớc năm 2010 nhƣ hàng năm vẫn gia hạn Đạo luật Tình trạng khẩn cấp Quốc gia đối với Myanmar, duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Myanmar, cho Myanmar tiếp cận với các khoản vay kèm theo các điều kiện gắn với cải cách dân chủ, cải thiện vấn đề nhân quyền. Mặc dù muốn các nhà đầu tƣ khai thác các cơ hội tại Myanmar nhƣng Chính phủ Mỹ quy định đối với các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ muốn đầu tƣ từ 500.000 USD trở lên vào Myanmar đều phải thực hiện báo cáo hàng năm mang tên “Báo cáo đầu tƣ có trách nhiệm” về Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm gắn đầu tƣ với chủ trƣơng chuyển hóa Myanmar.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)