Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 60 - 64)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Tác động của cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tới Myanmar

3.1.1. Tác động tích cực

Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho nước này cải cách chính trị, củng cố độc lập tự chủ, triển khai thực hiện chính sách đối ngoại đa phương và mở rộng hội nhập, khẳng định vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới.

Dƣới sự hậu thuẫn và ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, từ năm 2011, chế độ chính trị của Myanmar đã chuyển từ độc tài quân sự sang dân sự. Đây là một bƣớc ngoặt thay đổi mang tính lịch sử của Myanmar, làm nên diện mạo mới của nƣớc này trong mắt bạn bè quốc tế. Để đảm bảo nền độc lập dân tộc của đất nƣớc, Tổng thống Thein Sein đã nêu tƣ tƣởng đổi mới của mình, bao gồm việc cải cách một nền dân chủ đích thực, hàn gắn vết thƣơng quá khứ, tái thiết nền kinh tế và thiết lập một nhà nƣớc pháp quyền cũng nhƣ thực thi và tôn trọng đa tôn giáo và bình quyền giữa các nhóm dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar giúp nƣớc này thực hiện đƣợc những bƣớc tiến lớn trong cải cách các quy định của pháp luật, thực hiện các dự án xã hội. Việc Myanmar khéo léo từ chối không để Trung Quốc gây sức ép trong vấn đề Biển Đông với vai trò chủ tịch ASEAN đã cho thấy vị thế của nƣớc này ngày càng cao trong quan hệ với các nƣớc lớn ngoài khu vực và bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Từ một quốc gia bị cấm vận, đánh giá là kém phát triển nhất thế giới, sau vài năm cải cách và đổi mới, đƣợc Mỹ dỡ bỏ cấm vận, xóa nợ và đầu tƣ, Myanmar đã có đƣợc vị thế nhất định trên trƣờng quốc tế.

Theo nhƣ đánh giá của Vụ Đông Á và TBD, Bộ Ngoại giao Mỹ về quan hệ Mỹ-Myanmar giai đoạn 2011-2015, Mỹ đã sử dụng chiến lƣợc gia tăng ảnh hƣởng

mới đối với Chính quyền của Tổng thống Thein Sein nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực và khuyến khích cải cách hơn nữa Myanmar. Theo đó, Mỹ đã tích cực hỗ trợ cải cách chính trị, kinh tế; thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình và hòa hợp dân tộc; thúc đẩy, nâng cao tính hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và bảo đảm tính minh bạch của các cơ quan chính phủ; trao quyền cho các cơ quan công quyền, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội dân sự; ủng hộ Myanmar trong các diễn đàn quốc tế và khu vực; tôn trọng và thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo ở Myanmar… Mỹ đã khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar; tái thành lập văn phòng Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID); hỗ trợ các tổ chức quốc tế, công ty Mỹ muốn xin cấp phép mới tại Myanmar, các hoạt động cho vay và hỗ trợ kỹ thuật đối với các tổ chức tài chính quốc tế có liên quan tới Myanmar; nới lỏng lệnh trừng phạt kinh tế và đầu tƣ đối với Myanmar; thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao của Mỹ tới Myanmar, nhiều lần cam kết ủng hộ tiến trình cải cách của Myanmar. Ngoài ra, Chính quyền Mỹ cũng thƣờng xuyên thảo luận với các cá nhân, tổ chức và các bên liên quan có tầm ảnh hƣởng ở Myanmar nhằm có các bƣớc đi thích hợp và để khuyến khích tiến trình cải cách của Myanmar đƣợc diễn ra liên tục. Mỹ cũng thúc đẩy hỗ trợ phát triển đối với Myanmar nhằm giúp đỡ ngƣời dân, duy trì đà cải cách và chuyển đổi dân chủ của Myanmar với số tiền lên đến hơn 500 triệu USD. Đây chính là động lực lớn giúp Myanmar thực hiện cải cách chính trị, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Nếu nhƣ xu hƣớng đa cực hoá tạo ra nhiều hơn “không gian co giãn” trong lựa chọn chính sách, thì sự gia tăng cạnh tranh chiến lƣợc giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực ĐNA nói chung và ở Myanmar nói riêng sẽ làm tăng thêm nguồn “tài nguyên - địa chính trị” và “phƣơng tiện đặt điều kiện” của Myanmar. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, trong đó có các nƣớc lớn sẽ muốn tăng cƣờng hợp tác với Myanmar. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lƣợc. Sự gia tăng hợp tác sẽ đóng góp tích cực hơn vào hoà bình, ổn định ở Myanmar.

Bên cạnh đó, việc Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng tạo điều kiện thuận lợi cho Myanmar phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác và liên kết

kinh tế cho khu vực và thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng

với các nước lớn, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và đối phó với các vấn đề an ninh.

Dƣới sự “giúp đỡ” và “sức ép” của Mỹ, Myanmar đã dần tiến hành chuyển đổi thể chế chính trị, cải cách kinh tế, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc. Kể từ khi Chính quyền do Tổng thống Thein Sein đứng đầu tiến hành hàng loạt cải cách kinh tế, Myanmar đã cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng GDP đạt hơn 7%/năm (8,25% giai đoạn 2013-2014). Tín dụng tƣ nhân đã tăng với tốc độ “hai con số” sau khi Chính phủ đồng ý việc cấp phép cho các ngân hàng mới. Phân bổ ngân sách cho xã hội tăng từ 0,9% GDP lên 3% GDP. Thâm hụt tài khóa ở mức thấp hơn mức mục tiêu (5% GDP). Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Myanmar đang ngày càng gia tăng. Tổng FDI đổ vào Myanmar đến năm 2013 khoảng 44 tỷ USD, trong đó 75% là vào các lĩnh vực điện, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các nhà đầu tƣ lớn nhất là Trung Quốc, Hồng Công, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và Anh.44

Trong chiến lƣơ ̣c “mô ̣t tru ̣c hai cánh” của Trung Quốc nối liền Trung Quốc với ĐNA, ở cánh trên bộ (GMF), Trung Quốc xây dƣ̣ng tuyến đƣờng bô ̣ cao tốc tƣ̀ Vân Nam đến Myitkyina và tuyến đƣờng sắt cao tốc tƣ̀ Lasa , Tây Ta ̣ng đến Muse thuô ̣c Bang Shan của Myanmar và t ừ Muse vào sâu lục địa Myanmar ra tới biển Belgan. Hai tuyến giao thông này sẽ giúp Trung Quốc gia tăng xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Myanmar và nhập khẩu các loại nguyên liệu từ Myanmar . Myanmar cũng cho Trung Quốc khai thác dòng ch ảy sông suối ở vùng biên giới bang Kachin, bang Shan để xây dƣ̣ng các nhà máy thu ỷ điện. Các dự án đƣờng bộ, đƣờng sắt, các nhà máy thủy điện, các nhà máy công nghiệp do Trung Quốc đầu tƣ đã giúp tăng cƣờng và cải thiện đáng kể hạ tầng, góp phần công nghiệp hóa và phát triển tại Myanmar. Trong đó đáng chú ý là Sáng kiến Vành đai và Con đƣờng với các dự án

44 Ngọc Hiệp, Myanmar cải cách, kinh tế, đầu tƣ tăng trƣởng ngoạn mục, https://vov.vn/the-gioi/quan- sat/myanmar-cai-cach-kinh-te-dau-tu-tang-truong-ngoan-muc-335971.vov, truy cập 22/5/2018

đầu tƣ trọng điểm tại Myanmar nhƣ Khu phức hợp cảng Kyauk Phyu, khu kinh tế đặc biệt (SEZ) và ba dự án kết nối hạ tầng thuộc Sáng kiến Côn Minh. Ngoài ra còn có dự án tuyến đƣờng ống dầu khí nối giữa Kyaukpyu/Myanmar với Côn Minh/Trung Quốc có tổng chiều dài 2800 km. Những dự án này là động lực lớn cho kinh tế Myanmar phát triển.

Kể từ khi Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Myanmar, kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc đã tăng lên nhanh chóng. Tháng 10/2016, Mỹ đƣa Myanmar trở lại danh sách các nƣớc đƣợc hƣởng Hệ thống ƣu đãi phổ quát (GSP), một cơ chế miễn thuế cho hàng hóa từ các nƣớc nghèo và đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Myanmar trong việc thúc đẩy sản xuất hàng khóa và xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trƣớc khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Myanmar, hàng hóa Trung Quốc gần nhƣ độc chiếm thị trƣờng nƣớc này. Việc Mỹ tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ với Myanmar, khuyến khích các công ty Mỹ tăng cƣờng đầu tƣ vào Myanmar góp phần tăng cƣờng tính cạnh tranh với hàng hóa, nhà thầu Trung Quốc, giúp nâng cao yếu tố uy tín, chất lƣợng cho các dự án, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tại Myanmar, từ đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng cƣờng đầu tƣ, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với Myanmar, kéo theo các đồng minh của Mỹ đầu tƣ vào đất nƣớc này sẽ tạo ra cho kinh tế Myanmar có diện mạo mới, thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy cải cách nền kinh tế, cân bằng đƣợc quan hệ thƣơng mại với các thị trƣờng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ hội tranh thủ đƣợc nguồn vốn, thị trƣờng của Mỹ và các nƣớc đồng minh của họ. Điều đó sẽ giúp Myanmar có thêm nguồn tài chính, kỹ năng quản lý và công nghệ nhằm phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ cần thiết cho Myanmar tiến bƣớc, hội nhập ra thế giới.

Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hƣởng với Trung Quốc tại Myanmar, Mỹ đã tạo cho Myanmar có nhiều cơ hội trong hợp tác quốc phòng với Mỹ và đồng minh, qua đó giúp Myanmar tăng cƣờng sức mạnh quốc gia, đặc biệt trên lĩnh vực quốc phòng. Tháng 9 năm 2012, Diễn đàn an ninh cấp cao giữa quân đội hai nƣớc Mỹ-

Myanmar đƣợc triển khai, xoay quanh triển vọng xây dựng lại dự án huấn luyện và giao lƣu quân đội song phƣơng. Ngày 18/10, Mỹ tuyên bố mời Myanmar tham gia cuộc tập trận thƣờng niên mang tên “Hổ mang vàng” đƣợc tổ chức tại Thái Lan. Đây là cơ hội lớn cho Myanmar trong hợp tác quốc phòng với các nƣớc lớn. Ngày 11/02/2013, lần đầu tiên Myanmar với tƣ cách là nƣớc quan sát viên đã tham gia cuộc tập trận chung “Hổ mang vàng” lần thứ 32 do quân đội Mỹ và Thái Lan tổ chức.

Việc cả Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực giải quyết những thách thức an ninh tại Myanmar không chỉ mang đến lợi ích trực tiếp cho Myanmar mà qua ý đồ tập hợp lực lƣợng trong cuộc giành giật vai trò, quyền lực tại Myanmar, hai nƣớc đã tăng cƣờng trợ giúp Myanmar giải quyết nhiều vấn đề, giúp đảm bảo an ninh quốc gia nhƣ vấn đề xung đột giữa các nhóm sắc tộc, xung đột biên giới…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)