Về chính sách với Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 85 - 88)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số bài học cho Việt Nam

3.4.2. Về chính sách với Mỹ

Trong giai đoạn 2009-2016, Myanmar đã tận dụng tốt lợi thế từ cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung để tiến hành cải cách chính trị, phát triển kinh tế, mở rộng hội nhập ra thế giới. Cạnh tranh với Trung Quốc trong việc gia tăng ảnh hƣởng tại

Myanmar, Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách nhƣ tăng cƣờng quan hệ chính trị, thúc đẩy cải cách chính trị, đầu tƣ kinh tế, hợp tác quốc phòng với Myanmar… Đáp lại những điều kiện của Mỹ, Myanmar đã điều chỉnh chính sách ngoại giao, có một số cải cách về chính trị, pháp luật để Mỹ xóa dần các biện pháp cấm vận, trong đó đáng chú ý là 11 cam kết của Chính quyền Tổng thống Thein Sein năm 2012 nhằm minh chứng rằng tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar là đáng tin cậy. Myanmar cũng ban hành Luật Đầu tƣ Nƣớc ngoài (MFIL) và chính sách tiền tệ “linh hoạt có sự quản lý” đối với đồng kyat vào năm 2012 nhằm đơn giản hóa những quy trình đối với đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ và thƣơng mại. Tận dụng sự “giúp đỡ” từ phía Mỹ, Myanmar đã tiến hành chuyển đổi chế độ chính trị, chủ động phá thế bị bao vây, cấm vận của Mỹ và phƣơng Tây, thu hút nguồn vốn đầu tƣ, sự hỗ trợ và viện trợ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nƣớc, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, từng bƣớc cải thiện vị thế, vai trò của Myanmar trên trƣờng quốc tế.

Những thành quả của việc Myanmar từ một nƣớc bị Mỹ bao vây, cô lập đã từng bƣớc cải thiện quan hệ với Mỹ, dần giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc là bài học đáng để Việt Nam xem xét, học hỏi. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhận định, Mỹ là đối tác và đối tƣợng đặc biệt của Việt Nam, mục tiêu tổng quát của ta trong quan hệ với Mỹ là hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, an ninh cũng nhƣ tôn trọng và ổn định về chính trị. Cũng nhƣ Myanmar, Việt Nam vẫn luôn coi Trung Quốc là quốc gia láng giềng thân thiện, là đối tác truyền thống. Tuy nhiên, từ thực tế Trung Quốc ngày càng thể hiện tham vọng bành trƣớng của mình, cũng nhƣ xu thế đa phƣơng hóa đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, Việt Nam cũng nên chú ý đến các biện pháp tăng cƣờng quan hệ với Mỹ, cụ thể nhƣ sau:

Về quan hệ chính trị, cần tăng cƣờng các cuộc viếng thăm cấp cao, các cuộc tiếp xúc (chính thức và không chính thức) giữa lãnh đạo các Bộ, ngành của hai nƣớc tại các diễn đàn song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng. Chủ động vận động hành lang, tranh thủ sự ủng hộ của các nghị sĩ quốc hội Mỹ, các cựu chiến binh tham gia chiến tranh và các nhà doanh nghiệp, khoa học lớn. Chủ động tăng cƣờng tiếp xúc, đối

thoại với cả nhóm ngƣời có quan điểm khác Việt Nam để từng bƣớc vận động, chuyển hóa họ có cái nhìn xây dựng đối với Việt Nam. Để chủ động đấu tranh chống âm mƣu “diễn biến hòa bình”, Việt Nam cần xây dựng các phƣơng án, lƣờng trƣớc các tình huống có thể xảy ra và dự kiến cách giải quyết. Không tránh né, sẵn sàng đối thoại về các vấn đề nhạy cảm nhƣ dân chủ, nhân quyền, tôn giáo với Mỹ. Tăng cƣờng hoạt động ngoại giao nhân dân, ngoại giao học giả, mở rộng giao lƣu giữa các tổ chức xã hội, các hiệp hội, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật… Tăng cƣờng công tác đối với cộng đồng ngƣời Việt Nam ở Mỹ để họ từng bƣớc thực sự trở thành cầu nối phát triển quan hệ Việt-Mỹ.

Về quan hệ kinh tế, thƣơng mại, Việt Nam nên chủ động đề xuất và đàm phán để ký FTA với Mỹ, vận động Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam; xây dựng kế hoạch thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ giữa Việt Nam với từng bang ở Mỹ; nghiên cứu, điều tra, tìm hiều một số lĩnh vực ta có thể làm thuê ngoài (outsourcing) cho các công ty của Mỹ nhƣ phần mềm, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm y tế… và có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện tốt các công việc này. Về đầu tƣ, Việt Nam cần tạo đột phá trong thu hút đầu tƣ từ Mỹ theo hƣớng tạo thuận lợi cho các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn của Mỹ tham gia vào đầu tƣ hoặc thắng thầu trong một số dự án lớn đòi hỏi kỹ thuật cao nhƣ công nghệ thông tin, nhà máy điện hạt nhân, khai thác dầu khí; khai thác và mở rộng xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Mỹ; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân kiều bào ta ở Mỹ về kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích và phát huy khả năng, trí tuệ của kiều bào ta tại Mỹ làm tƣ vấn, môi giới, cầu nối thiết lập các mối quan hệ mở rộng đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại giữa Mỹ với Việt Nam.

Về hợp tác an ninh, quốc phòng, Việt Nam nên mở rộng tham gia IMET (học tiếng Anh, quân y, kỹ thuật quân sự, bổ túc ngắn hạn, đào tạo sĩ quan…); trao đổi thông tin tình báo liên quan đến khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia. Tham gia ở mức độ hợp lý các sáng kiến của Mỹ về an ninh, kiểm soát vũ khí và chống khủng bố. Tăng cƣờng tham gia các cuộc hội thảo cấp cao về an ninh, quốc phòng ở khu

vực, có thể tính đến tham gia một số cuộc diễn tập nhỏ với mục tiêu chống cƣớp biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Trên các lĩnh vực khác, cần tranh thủ sự tƣ vấn, giúp đỡ của Mỹ để xây dựng các trƣờng đại học tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam, khuyến khích Mỹ đầu tƣ nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam. Hợp tác về bảo vệ môi trƣờng, nhất là chống ngập mặn ở đồng bằng Nam Bộ và các biến đổi khí hậu khác. Về công tác với cộng đồng ngƣời Việt tại Mỹ, tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, tập trung vào hoàn thiện chính sách cụ thể. Cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp hòa giải dân tộc, tạo mạng lƣới rộng khắp của ngƣời Mỹ và bà con Việt kiều ủng hộ Việt Nam và thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)