Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 44 - 51)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

2.2.1. Về phía Mỹ

Trong thời gian Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt Myanmar, hai nƣớc không có quan hệ về thƣơng mại và đầu tƣ. Tuy nhiên, với chính sách thúc đẩy đầu tƣ và thƣơng mại với Myanmar từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã bƣớc đầu mở ra môi trƣờng đầu tƣ mang tính thân thiện với chính ngƣời dân Myanmar.

Dù không tiến hành đồng thời với quá trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao, nhưng Mỹ cũng đã xúc tiến mở rộng các quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, dỡ bỏ phần lớn các biện pháp cấm vận nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Myanmar. Tháng 09/2011, Mỹ tuyên bố nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của Myanmar vào thị trƣờng Mỹ. Đây là bƣớc đi quan trọng để tiến tới bình thƣờng hóa quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Tháng 5/2012, Chính phủ Mỹ tuyên bố cấp phép cho một số loại hình đầu tƣ trong lĩnh vực tài chính và cho phép các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở Myanmar. Theo Tổng thống B. Obama, “Khi chính sách „nắm tay sắt‟ đƣợc nới lỏng ở Myanmar, chúng tôi cũng đồng thời mở

rộng bàn tay của mình và bƣớc vào một giai đoạn mới với cam kết vì tƣơng lai dân chủ và thịnh vƣợng hơn cho nhân dân Myanmar”.26

Tháng 07/2012, Tổng thống Mỹ tuyên bố nới lỏng cấm vận, cho phép các công ty Mỹ thúc đẩy đầu tƣ và hoạt động thƣơng mại tại Myanmar, kể cả ngành công nghiệp dầu khí. Tháng 11/2012, trong chuyến thăm Myanmar, Tổng thống B. Obama đã ký sắc lệnh chính thức bãi bỏ cấm vận với hàng hóa nhập khẩu từ Myanmar vào thị trƣờng Mỹ, sắc lệnh sẽ có hiệu lực từ năm 2013. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc gỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài suốt gần một thập kỷ này nhằm động viên những nỗ lực cải cách của Myanmar, đồng thời tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp Mỹ và Myanmar hợp tác kinh doanh. Kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc từ 9,7 triệu USD năm 2010 tăng lên 200 triệu USD năm 2014. Mỹ đã huy động các doanh nghiệp Mỹ xác lập ảnh hƣởng tại Myanmar và yêu cầu nhà đầu tƣ vào các dự án phải có “trách nhiệm xã hội”. Học viện công nghệ thông tin Cisco của Mỹ đã mở các khóa đào tạo sinh viên về công nghệ thông tin và kỹ năng mạng cho học viên Myanmar; hãng Proctor&Gamble đã chi 2 triệu USD để cung cấp nƣớc uống sạch, phổ biến việc giữ gìn vệ sinh và xây dựng năng lực cho các dịch vụ y tế cộng đồng; hãng Coca-Cola đầu tƣ 200 triệu USD đến năm 2018 để tạo ra khoảng 22.000 việc làm và sẽ thực hiện chƣơng trình kéo dài trong 3 năm để tập huấn cho khoảng 25.000 phụ nữ kiến thức về tài chính, kinh doanh và quản lý kinh doanh; hãng Ford và đối tác đóng góp 80.000 USD để xây dựng trung tâm giáo dục trẻ em tại Yangon.27

Ngoài ra, Mỹ cũng chú ý đến việc tăng cường viện trợ cho Myanmar nhằm gia tăng ảnh hưởng trên lĩnh vực kinh tế, tạo cơ sở để ra điều kiện với Myanmar trong một số vấn đề phù hợp với lợi ích của Mỹ. Trong chuyến thăm Myanmar, Tổng thống B. Obama đã công bố gói viện trợ cho Myanmar trị giá 170 triệu USD trong năm tài khóa 2012-2013, tập trung vào các dự án xây dựng thiết chế dân chủ, nâng cao chất lƣợng giáo dục y tế, mở cửa trở lại Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ

26 Mỹ bổ nhiệm đại sứ ở Myanmar, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-bo-nhiem-dai-su-o-myanmar- 2231478.htm, ngày truy cập 24/12/2017

(USAID).28 Đây là khoản viện trợ bƣớc đầu cho Myanmar, nó có tiếp tục nữa hay không còn phụ thuộc vào mức độ cải cách của Chính phủ Myanmar. Ngoài ra, Myanmar đã đồng ý ký “nghị định thƣ đính kèm” của Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Nghị định thƣ này bao gồm các biện pháp nâng cao khả năng thanh sát liên quan của IAEA, có thể dùng để xác định các hoạt động hạt nhân chƣa qua trình báo của một nƣớc. Hành động này nhằm cản trở sự hợp tác giữa Myanmar và Triều Tiên trên lĩnh vực công nghệ hạt nhân.

Trong lĩnh vực tài chính, tháng 02/2013, Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với bốn ngân hàng lớn của Myanmar, bao gồm: Ngân hàng Kinh tế Myanmar, Ngân hàng Đầu tƣ và Thƣơng mại Myanmar, Ngân hàng Phát triển xanh châu Á và Ngân hàng Ayeyarvvady. Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ đây là bƣớc đi tạo điều kiện cho các công ty và các tổ chức phi chính phủ Mỹ đƣợc tiếp cận nhiều hơn đối với các ngân hàng lớn nhất của Myanmar và cho phép các thực thể tài chính này tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ. Thứ trƣởng Tài chính Mỹ David Cohen cho biết quyết định trên của Bộ Tài chính Mỹ sẽ góp phần giúp Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt về đầu tƣ cũng nhƣ ủng hộ đối với quá trình cải cách dân chủ của Chính quyền Tổng thống Thein Sein.29 Tháng 03/2013, Mỹ cho phép công dân của mình đƣợc thực hiện các giao dịch với 4 ngân hàng trên.

Tuy nhiên, đến tháng 5/2013, Tổng thống Mỹ B. Obama lại tiếp tục gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm vận kinh tế nhằm vào một số nhân vật tại Myanmar.30 Ngày 15/5/2014, Tổng thống B. Obama một lần nữa tuyên bố kéo dài “Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia”, trong đó tiếp tục hạn chế các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các công ty và cá nhân Myanmar là sân sau của quân đội, cấm nhập khẩu ngọc thạch từ Myanmar.

28 Chuyến thăm Đông Nam Á lịch sử của Obama, http://baoquangninh.com.vn/quoc-te/201211/chuyen-tham- dong-nam-a-lich-su-cua-obama-2182706/, ngày truy cập 08/8/2017

29 Mỹ nới lỏng trừng phạt 4 ngân hàng Myanmar, http://www.baomoi.com/My-noi-long-trung-phat-4-ngan- hang-Myanmar/c/10441585.epi, ngày truy cập 20/4/2018

30

Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Myanmar,

đồng thời tham gia hỗ trợ rộng rãi với các cộng đồng địa phương. Tháng 2/2014,

Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ bắt đầu cung cấp các khoản thế chấp nợ và những khoản nợ cho nƣớc có chủ quyền vay đối với hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Myanmar. Hãng Hàng không Myanmar đã ký hợp đồng 960 triệu USD với tập đoàn GE Capital của Mỹ để thuê 10 máy bay Boeing. Tập đoàn APR Energy của Mỹ cũng đã hoàn tất hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Bộ điện lực Myanmar. Tháng 6/2014, Bộ Thƣơng mại Mỹ mở văn phòng Dịch vụ Thƣơng mại đầu tiên tại Yangon để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ tại Myanmar. Cơ quan đại diện thƣơng mại Mỹ xem xét điều kiện đủ của Myanmar trong việc tham gia vào chƣơng trình chế độ ƣu đãi phổ cập.31

Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar cũng khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ chuyên về các lĩnh vực thiết bị xây dựng, khai thác tài nguyên, lọc dầu, điện, năng lƣợng tái tạo, thực phẩm chế biến, lốp xe, hóa chất, máy tính, dệt may, hàng may mặc, phân bón, thiết bị y tế đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ ở Myanmar. Danh sách các công ty Mỹ đầu tƣ tại Myanmar nổi bật gồm: APR Energy, Ball Corp, Caterpillar, Chevrolet, Chevron, Cisco, Coca Cola, Dell, Dupont, Ford, Gap, GE, HP, Intel, Master Card, MetLife, PepsiCo, P&G, Visa, Western Union. Giám đốc cơ quan USAID của Mỹ tại Myanmar cho biết, USAID tiến hành 3 dự án trong chƣơng trình “Quan hệ đối tác Mỹ - Myanmar vì hòa bình, dân chủ và thịnh vƣợng” của Tổng thống Obama. Ba dự án này bao gồm: Dự án hợp tác thành lập 2 học viện mạng để đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông; Dự án “Sống và phát triển” trị giá 10 triệu USD của USAID nhằm phòng tránh và giảm tử vong cho trẻ em Myanmar; Dự án trị giá 11 triệu USD hỗ trợ các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho Myanmar vào năm 2015.32

31 Tùng Dƣơng, Quan hệ Mỹ - Mi-an-ma thời gian gần đây, tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, BQP, số 1/2015, tr.39

Mỹ cũng khuyến khích các đồng minh xoá bỏ cấm vận và tăng cường viện

trợ, đầu tư cho Myanmar. Kết quả là Liên minh châu Âu tuyên bố bãi bỏ cấm vận

đối với Myanmar (trừ vũ khí) từ ngày 16/05/2012 và có kế hoạch đƣa Myanmar trở lại danh sách các nƣớc đƣợc hƣởng các ƣu đãi thƣơng mại đặc biệt của Liên minh châu Âu.

2.2.2. Về phía Trung Quốc

Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang Myanmar và trên thực tế đã

trở thành nước xuất siêu vào thị trường này. Mục tiêu của Trung Quốc là tìm kiếm

đầu ra cho thị trƣờng hàng hóa trong đại lục và tăng cƣờng thu mua tài nguyên thô tại Myanmar, thúc đẩy đầu tƣ tài chính, gắn với các kênh hỗ trợ, viện trợ nhằm tối ƣu hóa việc triển khai các dự án hợp tác với phía chính quyền Myanmar. Từ 2008- 2011, đầu tƣ Trung Quốc nhảy vọt từ 1 lên 13 tỷ USD. Tuy nhiên, do những cải cách chính trị tại Myanmar, đầu tƣ Trung Quốc vào nƣớc này giảm mạnh, xuống còn mức 407 triệu USD năm tài chính 2012-2013.33

Cán cân thƣơng mại Myanmar- Trung Quốc luôn ở mức âm, điều đó có nghĩa là Trung Quốc là nƣớc xuất siêu và Myanmar rơi vào tình trạng nhập siêu. Tổng kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đạt 5000 triệu USD năm 2011, 6900 triệu USD năm 2014, trong đó thặng dƣ thƣơng mại Myanmar-Trung Quốc ở mức âm 3225,87 triệu USD năm 2009, âm 572 triệu USD năm 2011, âm 1100 triệu USD năm 201434. Nguyên nhân là do sự chênh lệch cơ cấu hàng hóa dẫn tới cán cân xuất-nhập khẩu có sự bất đối xứng. Trong khi Myanmar xuất các mặt hàng nông sản, các sản phẩm vật liệu thô nhƣ tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc thì Trung Quốc chủ yếu cung cấp máy móc xây dựng thủy điện, hạ tầng đƣờng sá, máy móc công nghiệp cho Myanmar.

Ngoài ra, Trung Quốc dùng thƣơng mại biên mậu giữa Myanmar và Vân Nam/Trung Quốc nhƣ một biện pháp quan trọng nhằm tăng cƣờng thúc đẩy hợp tác kinh tế - thƣơng mại. Trung Quốc tận dụng tốt ƣu thế hàng hóa giá rẻ trong nƣớc

33 Xinhua News Agency, Myanmar attracts more than 8bl USD foreign investment in 2011, 13/10/2012,

http://www.xinhuanet.com/english/business/2012-03/16/c_131472176.htm 34

với các chủng loại đa dạng từ quần áo, thực phẩm tới các sản phẩm gia dụng, đồ điện tử, cho tới các mặt hàng có giá trị giao dịch lớn nhƣ hệ thống máy móc công nghiệp, máy thủy điện, phƣơng tiện vận tải nhƣ xe khách, xe tải, các máy móc nông nghiệp nhƣ máy cày, bừa, gặt đập liên hợp, tạo ra dòng chảy của hàng hóa xuất khẩu từ đại lục Trung Quốc xâm nhập mạnh vào Myanmar. Trong khi đó, Myanmar cũng đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng nóng của Trung Quốc trong công cuộc Bốn hiện đại hóa tiếp diễn. Mặt khác, các mặt hàng nhƣ gỗ tếch, đá quý tại Myanmar có sức tiêu thụ mang tính giải trí, thẩm mỹ và tâm linh rất sâu sắc trong đời sống xã hội Trung Quốc.

Trung Quốc tham gia những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của Myanmar, đặc biệt “giúp” nước này xây dựng thủ đô mới Naypyidaw với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho Chính phủ Myanmar ở tầm khu vực và thế giới. Hoạt động này vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, vừa có giá trị về mặt kinh tế. Trung Quốc cũng nắm đƣợc các dự án kinh tế lớn, nhất là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lƣợng, khoáng sản lớn nhƣ khai thác dầu khí trên biển Andaman, khai thác khoáng sản (đồng, đá quý, than đá…) và gỗ ở khu vực miền Đông và miền Bắc Myanmar. Để đảm bảo an ninh cho những nguồn tài nguyên trên, Trung Quốc thực thi chính sách trả giá cao hơn các nhà thầu khác, xây dựng hạ tầng với chi phí thấp, cung cấp tín dụng ƣu đãi hoặc không hoàn lại. Trung Quốc cũng xây dựng đập thủy điện Myitsone, xây dựng cảng biển nƣớc sâu và đƣờng ống dẫn dầu khí về Trung Quốc, xây dựng đƣờng sắt xuyên Myanmar…

Ngày 26/3/2009 trong chuyến thăm của Lý Trƣờng Xuân, Ủy viên ban Thƣờng trực Bộ chính trị Trung Quốc tới Myanmar, hai bên đã ký 3 hiệp định và 1 bản ghi nhớ về hợp tác song phƣơng, bao gồm một hiệp định xây dựng tuyến đƣờng ống dẫn dầu và khí đốt từ Kyaukphyu tới Côn Minh35. Trong chuyến thăm của Thống tƣớng Than Shwe tới Trung Quốc tháng 9/2010, lãnh đạo Trung Quốc đã đƣa vấn đề hành lang Kyaukphyu-Côn Minh, bao gồm việc xây hành lang Shweli-

Kyaukphyu. Với kết quả đạt dƣợc, Trung Quốc phái Thứ trƣởng Bộ giao thông Phong Thành Lâm tới Naypyidaw nhằm thúc đẩy tiến trình. Hội nghị dự án hành lang Shweli-Kyaukyphyu lần thứ nhất đƣợc tổ chức tại Naypyidaw ngày 13/9/2010. Trung Quốc thống nhất vạch ra quy hoạch tổng thể để tiến hành một nghiên cứu tiền khả thi. Thực tế từ ngày 01/7/2013 đƣờng ống khí đốt dài 771 km từ bờ biển phía Tây Myanmar, bên vịnh Bengal, tới Côn Minh bắt đầu đi vào hoạt động. Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đầu tƣ xây dựng với tƣ cách là cổ đông chính. Hệ thống bắt đầu lần lƣợt từ đảo Maday và đặc khu kinh tế rộng 120 km2 ở Kyaukphyu. Đặc khu trị giá 2,4 tỷ USD này có một cảng biển nƣớc sâu và đƣợc Ngân hàng phát triển Trung Quốc cấp vốn.36

Đƣờng ống này có khả năng vận chuyển 400.000 thùng/ngày từ Trung Đông qua trạm trung chuyển Kyauphyu, Myanmar vào lãnh thổ Trung Quốc. Đồng thời, CNPC còn đầu tƣ hơn 1 tỷ USD xây dựng đƣờng ống dẫn khí đốt dùng để vận chuyển 25 tỷ m3

khí trong 30 năm từ Shwe ở ngoài khơi Myanmar, cách Sittwe (thủ phủ bang Arakanai) khoảng 30km. Các đƣờng ống này có tổng chiều dài 1200km, cộng với 45km thuộc đƣờng ống Yadana chạy trên đất liền đƣợc một tổ hợp do Total làm chủ thực hiện.37

Trước nguy cơ suy giảm ảnh hưởng và lợi ích kinh tế tại Myanmar, Trung Quốc phải điều chỉnh quan hệ, tiến hành bảo toàn, duy trì ảnh hưởng và lợi ích kinh tế thông qua việc tích cực điều chỉnh quan hệ với Chính phủ và người dân Myanmar, đặc biệt trong các dự án đầu tư, khai thác khoáng sản bị Chính phủ và người dân Myanmar phản đối bằng cách nâng cao chất lượng đầu tư, xây dựng quan hệ công chúng rộng rãi, đền bù đất đai thỏa đáng, chú ý vấn đề xây dựng quan hệ với người dân và với các lực lượng đối lập tại địa phương. Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng, xây dựng các cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội đi kèm theo dự án, không chỉ tập trung vào làm ăn kinh tế tại Myanmar mà còn hỗ trợ Myanmar một số dự án an sinh xã hội nhƣ trƣờng học,

36 Tiến trình dân chủ Myanmar đối mặt nhiều thách thức, http://cinet.vn/cua-so-bon-phuong/tien-trinh-dan- chu-myanmar-doi-mat-nhieu-thach-thuc-135476.html, truy cập 08/3/2018.

37 Thông tấn xã Việt Nam (Tài liệu tham khảo đặc biệt), Myanmar - canh bạc nguy hiểm dành cho Trung Quốc, ngày 27/5/2014

bệnh viện, cung cấp nƣớc sạch, viện trợ nhân đạo cho những nạn nhân bị thiên tai, xung đột vũ trang và di cƣ… Đồng thời, Trung Quốc tìm cách điều chỉnh lại các dự án đầu tƣ kinh tế lớn vốn đang bị đình chỉ, hoãn, hủy để có thể tiếp tục đƣợc triển khai, làm việc với chính quyền trung ƣơng, các đối tác, chính quyền và ngƣời dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)