Về chính sách chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 83 - 85)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số bài học cho Việt Nam

3.4.1. Về chính sách chung

Kể từ khi đƣợc Anh trao trả độc lập, Myanmar đã trải qua 3 chế độ chính trị khác nhau. Các chính quyền tại Myanmar dù là dân sƣ̣ hay quân sƣ̣ đ ều luôn chủ trƣơng nêu cao 5 nguyên tắc chung sống hòa bình , theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết, quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc láng giềng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lƣợc lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ quyền tự quyết của các dân tô ̣c, không biến nƣớc mình thành căn cƣ́ quân sƣ̣ của nƣớc khác , tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vƣ̣c . Tƣ tƣởng xuyên suốt này đã đƣợc ghi trong Hiến pháp Miến Điện năm 1947 và 1974. Hiến pháp Myanmar năm 2008 cũng ghi rõ: “Liên bang Myanmar thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tích cực và không liên kết vì hoà bình thế giới, quan hệ tốt với tất cả các nƣớc trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia” (điều 41), Liên bang Myanmar sẽ không tiến hành xâm lƣợc bất cứ quốc gia nào và cũng không cho phép quân đội nƣớc ngoài đóng quân trên lãnh thổ Myanmar (điều 42).

Chính sách đối ngoại độc lập đó của Myanmar đƣợc thực thi trên 8 nguyên tắc cơ bản sau: Nghiêm chỉnh quán triệt 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia; Tránh sự không công bằng trong các vấn đề quốc tế, nhìn nhận s ự thật một cách độc lập; Duy trì quan hệ thân thiện với tất cả các nƣớc, đặc biệt là quan hệ thân thiện với các nƣớc láng giềng; Ủng hộ LHQ, các tổ chức của LHQ và tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức này; Tiến hành hợp tác song phƣơng và đa phƣơng trên cơ sở cùng có lợi trong khuôn khổ chính sách đối ngoại độc lập; Phối hợp và hợp tác với các nƣớc khu vực trong các vấn đề kinh tế và xã hội tại khu vực; Phấn đấu cho một thế giới hoà bình, an ninh, chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân kiểu cũ và mới, không can thiệp hay áp đặt các vấn đề của nƣớc này với nƣớc

khác; Chấp thuận các tài trợ quốc tế giành cho phát triển đất nƣớc mà không kèm điều kiện.

Hiện nay, Myanmar có quan hệ ngoại giao với 84 nƣớc trên thế giới. Có cơ quan đại diện thƣờng trực tại 31 nƣớc; tiếp nhận 33 Đại sứ quán nƣớc ngoài tại Yangon, 3 Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh tại Thành phố Mandalay. Tại Thành phố Yangon hiện có 6 cơ quan đại diện của LHQ là: Chƣơng trình Phát triển LHQ (UNDP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chƣơng trình Kiểm soát ma túy LHQ (UNDCP), Cao ủy LHQ về ngƣời tị nạn (UNHCR). Myanmar cũng là thành viên của LHQ và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nhƣ Quỹ tiền tê ̣ quốc tế (IMF), Tổ thƣ́c thƣơng ma ̣i thế giới (WTO), Phong trào không liên kết (NAM) và là Hô ̣i viên chính thƣ́c của ASEAN…58

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh ảnh hƣởng tại Myanmar, đặc biệt dƣới thời Tổng thống Obama (2009-2016), Myanmar vẫn luôn kiên định với những mục tiêu và nguyên tắc trên. Do vậy, Myanmar đã phần nào giữ đƣợc thế cân bằng trong quan hệ với hai cƣờng quốc hàng đầu thế giới, tận dụng đƣợc các nguồn lực để phát triển đất nƣớc, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh Mỹ-Trung. Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm này từ Myanmar, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Việt Nam nên tiếp tục tăng cƣờng chính sách “đa đối tác”, mở rộng quan hệ với tất cả các nƣớc trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trên tinh thần độc lập tự chủ. Trong bối cảnh các nƣớc lớn gia tăng cạnh tranh chiến lƣợc ở ĐNA nói chung, Việt Nam nói riêng, cần chú trọng thiết lập và mở rộng, nâng cấp đối tác chiến lƣợc với tất cả các nƣớc lớn, đồng thời thực sự coi ASEAN là một trong những trụ cột chính của chính sách đối ngoại. Để làm đƣợc nhƣ vậy, Việt Nam cần mạnh dạn thiết lập

58 Chu Công Phùng, Kể chuyện Myanmar, http://chienthang47.blogspot.com/2012/04/ke-chuyen- myanmar.html, truy cập 11/6/2018

và mở rộng hợp tác toàn diện với tất cả các nƣớc có lợi ích chiến lƣợc tại Việt Nam và có ý định thúc đẩy tăng cƣờng quan hệ với Việt Nam.

Thứ hai, trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay nội lực còn mỏng, nên có thể thực hiện “cân bằng chiến lƣợc” giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cần coi nội lực là yếu tố then chốt để khai thác có hiệu quả cân bằng đối với ngoại lực. Điều hết sức quan trọng cho việc duy trì và củng cố nền độc lập, tự chủ và tăng nhanh vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc, toàn dân trên cơ sở lấy tiêu chí lợi ích dân tộc là trên hết.

Thứ ba, Việt Nam nên cùng với ASEAN hay thông qua ASEAN tiếp tục thực hiện “cân bằng chiến lƣợc” trong quan hệ với các nƣớc lớn, nhất là với Trung Quốc và Mỹ. Không nên tự mình thể hiện hay tiên phong đi đầu trong vấn đề này bởi vì điều đó sẽ làm khó dễ trong việc phát triển quan hệ với từng đối tác. Chủ động và tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN, coi đó là một ƣu tiên trong mở rộng quan hệ quốc tế. Tận dụng tiếng nói chung của ASEAN trong giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích của Việt Nam, trong đó đáng chú ý là vấn đề Biển Đông.

Thứ tƣ, Việt Nam nên xem xét thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với những nƣớc, tổ chức trên thế giới coi trọng nền độc lập tự chủ của Việt Nam. Đối với các thực thể khác có tranh chấp về mặt quyền lợi thì một mặt kiên quyết giữ vững lập trƣờng, bảo vệ lợi ích dân tộc, mặt khác tìm cách mềm dẻo, vừa hợp tác vừa đấu tranh, không đơn phƣơng đối đầu trực diện mà cần tìm cách quốc tế hóa vấn đề tranh chấp, mƣợn sức mạnh tập thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn, tranh chấp bùng nổ thành xung đột thì phải thể hiện bản lĩnh vừa cứng rắn, vừa khôn khéo, tránh để cục diện leo thang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)