Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 64 - 69)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Tác động của cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tới Myanmar

3.1.2. Tác động tiêu cực

Myanmar đứng trước nguy cơ bị chi phối về chính trị khi Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng can thiệp, gây sức ép đối với các vấn đề nội bộ và những dự án đầu tư, những khoản viện trợ kinh tế của hai cường quốc này đều đi kèm những toan tính chính trị.

Một mặt tăng cƣờng quan hệ với chính phủ Myanmar, mặt khác Mỹ cũng tăng cƣờng và mở rộng can dự với các lực lƣợng chính trị đối lập, các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm nghề nghiệp, tôn giáo, phụ nữ, dân tộc thiểu số… Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar thƣờng xuyên duy trì liên lạc, tham gia các hoạt động, tổ chức các khóa huấn luyện, tài trợ các sự kiện, tổ chức các hoạt động gây quỹ cho các đảng phái chính trị. Khi xảy ra các vấn đề mâu thuẫn giữa chính phủ với các đảng phái, hội, nhóm…, Đại sứ quán hoặc Bộ Ngoại giao Mỹ luôn là lực lƣợng đầu tiên lên tiếng bày tỏ quan điểm “bênh vực” phía quần chúng nhân dân, yêu cầu chính phủ Myanmar phải giải quyết hòa bình, công bằng, minh bạch cho ngƣời dân. Điều đó ít nhiều làm giảm vai trò của chính phủ, khiến cho Mỹ trở thành một lực lƣợng chi phối đến các quyết sách của chính phủ cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân Myanmar.

Đồng thời, Chính phủ và Quốc hội Mỹ gia tăng sức ép để buộc Chính phủ Myanmar phải thực hiện theo những mong muốn, yêu cầu của Mỹ thông qua các biện pháp trực tiếp nhƣ trừng phạt, tuyên bố lên án, trực tiếp can thiệp. Tiêu biểu nhƣ vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 2008, tổng tuyển cử năm 2015, vai trò chính trị và vi phạm nhân quyền của Quân đội, tiến trình hòa giải dân tộc, thỏa thuận ngừng bắn, tình hình ngƣời Rohingya gốc Bangladesh nhập cƣ… Hàng năm, Mỹ vẫn gia hạn Đạo luật Tình trạng khẩn cấp Quốc gia, duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Myanmar… Mỹ cũng thực hiện những biện pháp gián tiếp nhƣ ra điều kiện với Chính phủ, tài trợ cho ngƣời dân theo điều kiện của Mỹ. Chính phủ Mỹ đặt ra quy định đối với các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ muốn đầu tƣ từ 500.000 USD trở lên vào Myanmar đều phải thực hiện báo cáo hàng năm mang tên “Báo cáo đầu tƣ có trách nhiệm” về Bộ Ngoại giao Mỹ45. Mỹ cũng thông qua một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo để khuyến khích ngƣời Hồi giáo Bangladesh di cƣ xuống một số nƣớc ĐNA. Biện pháp gây áp lực cơ bản hƣớng vào Chính phủ, Quân đội Myanmar. Với những hành động trên của Mỹ, dù Chính phủ và ngƣời dân Myanmar có thích hay không thì Mỹ cũng đang thông qua đó để can dự ngày càng sâu vào công việc nội bộ của Myanmar.

Myanmar đang phải đối mặt với vấn đề Hán hóa và sự “xâm lấn mềm” của Trung Quốc. Ngoài những nhóm thiểu số gốc Hoa tại các bang miền Bắc nhƣ Kachin, Shan, tại Myanmar còn tồn tại một cộng đồng ngƣời Hoa đông đảo với con số tăng lên nhanh chóng. Báo cáo Khủng hoảng quốc tế (ICG) có tiêu đề “Tình thế tiến thoái lƣỡng nan của Trung Quốc tại Myanmar” đã khẳng định đa phần các nguồn tài nguyên tự nhiên tại Myanmar nằm tại khu vực do những nhóm thiểu số kiểm soát. Bởi vậy, Trung Quốc duy trì quan hệ với các nhóm thiểu số này nhằm đảm bảo việc tiếp cận tài nguyên. Trung Quốc muốn duy trì sức mạnh cân bằng giữa các nhóm thiểu số và chính quyền quân sự nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định có

45 US Govt's Burma Responsible Invesment Reporting Requirements - reports, comments, guidelines & company responses, http://business-humanrights.org/en/us-govt's-burma-responsible-invesment-reporting-

lợi cho việc khai thác tài nguyên của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc không muốn các nhóm thiểu số giành quyền tự trị quá cao có thể gây bất ổn dọc khu vực biên giới tỉnh Vân Nam, nơi có 25 dân tộc thiểu số Trung Quốc sinh sống. Điều đó dẫn tới việc Trung Quốc duy trì sự cân bằng quyền lực giữa những nhóm sắc tộc này với chính phủ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển (SPDC) nhằm không để bên nào đạt đƣợc thế thƣợng phong. Chính sách lấp lửng “hai mặt” của Trung Quốc gây ra những hệ lụy dai dẳng đối với chính quyền liên bang Myanmar, khiến cho tình trạng bất ổn tại Myanmar thêm phức tạp và kéo dài, ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống nhân dân.

Ngoài ra cần phải kể đến dự án tuyến đƣờng ống dầu khí nối giữa Kyaukpyu, Myanmar với Côn Minh, Trung Quốc có tổng chiều dài 2.800km. Đây là tuyến đƣờng có ý nghĩa chiến lƣợc to lớn đối với Trung Quốc trong việc bảo đảm nguồn cung dầu khí. Do tầm quan trọng của dự án này nên Trung Quốc đã đổ vào đây hàng tỷ đô la Mỹ để đầu tƣ xây dựng, đồng thời, có những biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho quá trình hình thành cũng nhƣ vận hành tuyến đƣờng ống này. Sau khi tuyến đƣờng ống chính hình thành và đƣa vào vận hành năm 2015, Trung Quốc còn tiếp tục mở rộng quy mô với việc xây dựng các tuyến đƣờng bộ đồng hành, mở các tuyến đƣờng xƣơng cá sâu vào các khu vực miền núi, dân tộc ít ngƣời của Myanmar. Dọc tuyến đƣờng ống này hiện đã xây dựng đƣơc 30 trạm hậu cần, thực chất là điểm đứng chân lâu dài của Trung Quốc, với lực lƣợng công nhân lúc bình thƣờng cũng lên đến 10.000 ngƣời. Các công nhân này đƣợc khuyến khích ở lại và đƣợc linh hoạt về thị thực nhập cảnh. Với một lực lƣợng và dự án lớn nhƣ vậy, Trung Quốc có thể xây dựng cả các công trình ngầm hoặc tiếp tay cho các nhóm vũ trang chống Chính phủ. Do vậy, Chính phủ Myanmar không thể kiểm soát đƣợc và nguy cơ đe dọa đối với an ninh của Myanmar rất lớn. Điểm đầu của tuyến đƣờng ống là thị trấn Kyaukpuy, nằm ở phía Tây Bắc của đảo Yanbye thuộc bang Rakhine, trên Vịnh Combermere, cách Yangon 400km về phía Tây Bắc. Với việc đứng chân, củng cố mở rộng cảng Kyaukpuy và phát triển Khu Kinh tế đặc biệt Kyaukpuy, Trung Quốc cũng dễ dàng liên kết, can dự vào một số cảng quan trọng

khác, nằm trong “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, có thể sử dụng phục vụ cả mục đích dân sự lẫn quân sự tại khu vực nhƣ Chittagong của Bangladesh, Gwadar của Pakistan và Colombo của Sri Lanka.

Một khu vực khác mà Trung Quốc tập trung tại Myanmar là khu vực duyên hải phía Nam, tiêu điểm là cảng Myeik, Vùng Tanintharyi. Đây là cảng nƣớc sâu có tiềm năng; với sự hợp tác của Hà Lan, Chính quyền và Quân đội Myanmar ƣu tiên vào xây dựng cảng này phục vụ mục tiêu lƣỡng dụng, cả dân sinh lẫn quân sự. Do Trung Quốc nắm đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ mục đích của Chính phủ Myanmar nên đã đƣa nhiều doanh nghiệp của mình đâu tƣ vào các dự án ở Myeik. Trƣớc mắt, để tạo thế đứng chân tại địa phƣơng, các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ sử dụng nhân công địa phƣơng; nhƣng khi các dự án lớn đƣợc ký kết, Trung Quốc sẽ lại đƣa công nhân của mình sang thực hiện các dự án dài hạn ở khu vực nhạy cảm duyên hải phía Nam này của Myanmar.

Về mặt kinh tế, cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Myanmar mang lại nhiều tác động tiêu cực như làm giảm cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh của người dân Myanmar, đồng thời đặt nước này trước nguy cơ bị hủy hoại môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Cơ hội việc làm của ngƣời dân Myanmar bị cạnh tranh và chia sẻ bởi nguồn lao động đông đảo từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ vào các lĩnh vực nhƣ khai khoáng, xây dựng cầu đƣờng, thủy điện, xây dựng các trung tâm thƣơng mại, thay vì sử dụng lao động tại các địa phƣơng lại tận dụng luôn công nhân Trung Quốc với mục đích tạo công ăn việc làm cho lao động nƣớc này và dễ dàng kiểm soát các bí mật làm ăn của họ. Ngoài ra, do chế định luật pháp sơ hở hoặc có sự tiếp tay của những thế lực thân Trung Quốc, tình trạng tham nhũng tràn lan, dẫn tới các dự án đầu tƣ hợp tác khai thác tài nguyên, năng lƣợng của Myanmar chỉ có lợi cho phía Trung Quốc, khiến Myanmar bị thất thu nguồn thuế, cạn kiệt tài nguyên và phải hứng chịu tâm lý chống Trung Quốc tại nhiều bang vùng. Hơn nữa, khả năng thƣơng trƣờng của ngƣời Hoa đã làm suy giảm những cơ hội kinh doanh

bán, cộng đồng ngƣời Hoa tại Myanmar luôn biết cách phát huy tối đa những cơ hội và lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, các lái buôn ngƣời Hoa thƣờng tập hợp thành các thƣơng hội, hiệp hội mang tính chất khép kín, buôn tận gốc bán tận ngọn, đƣa các chính sách ép giá hoặc làm khan hiếm hoặc ế thừa các nguồn cung-cầu thị trƣờng để từ đó dễ dàng thao túng các ngành nghề lĩnh vực buôn bán.

Tại Myanmar, các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành khai thác gỗ, chủ yếu là gỗ tếch xuất khẩu, các nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm nhƣ vàng, bạc, cô ban, niken và các loại đá quý nhƣ rubi, hồng ngọc, kim cƣơng, ngọc bích… nhƣng không thực hiện quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt, dẫn tới thực trạng tài nguyên thiên nhiên của Myanmar bị khai thác cạn kiệt, môi trƣờng bị hủy hoại trầm trọng. Việc khai thác quá mức tài nguyên quặng và năng lƣợng tại Myanmar có thể dẫn tới tình trạng môi trƣờng sinh thái bị hủy hoại không thể khắc phục. Trƣớc sức ép và áp lực của dân chúng trong nƣớc liên quan việc chính phủ ƣu ái cho các dự án xây đập thủy điện tại Myanmar, ngày 30/9/2011, Tổng thống Thein Sein đã thông báo tạm ngừng vô thời hạn dự án Myitsone do Trung Quốc đầu tƣ với số vốn lên đến 3,6 tỷ USD. Trung Quốc đã đáp lại quyết định này bằng những liên lạc không chính thức, cấp thấp, khiến quan hệ hai bên có phần căng thẳng.

Các mặt hàng bình dân của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại Myanmar nhƣng lại kém chất lƣợng, chứa nhiều hóa chất độc hại có thể tác động lâu dài tới sức khỏe con ngƣời. Các mặt hàng trôi nổi có xuất xứ Trung Quốc nhƣ các hóa chất kích thích tăng trƣởng với rau củ quả, tạo nạc trong chăn nuôi, mỹ phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng… đang là những mối đe dọa không chỉ Myanmar mà các nƣớc nhƣ Việt Nam đang phải đối mặt. Các mặt hàng cao cấp của Trung Quốc đa phần là những sản phẩm nhái, sao chép thƣơng hiệu, công nghệ từ ngoài nhƣ đồ điện tử, máy tính, điện thoại thông minh, xe hơi, dẫn tới cạnh tranh kém lành mạnh, sản phẩm kém chất lƣợng. Về phía Mỹ, tuy đầu tƣ của Mỹ ở Myanmar hiện nay chƣa thực sự mạnh mẽ so với Trung Quốc nhƣng với chính sách chặt chẽ của mình, Mỹ đã bƣớc đầu mở ra môi trƣờng đầu tƣ mang tính thân thiện với chính ngƣời dân Myanmar, điều đó sẽ là một lợi thế của Mỹ so với các nƣớc

khác trong việc gia tăng đầu tƣ tại Myanmar. Mỹ là một quốc gia phát triển với tiềm năng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. Một khi Mỹ đã mở rộng đầu tƣ vào Myanmar thì các công ty, tập đoàn của Mỹ, với số vốn khổng lồ cùng công nghệ tiên tiến bậc nhất sẽ nhanh chóng chiếm đƣợc thị trƣờng Myanmar, điều đó gây nên sức ép, tạo ra khó khăn đối với các doanh nghiệp của chính Myanmar vì khó có thể cạnh tranh đƣợc với doanh nghiệp Mỹ. Hơn nữa, với mục đích của tƣ bản là lợi nhuận đặt lên trên hết, các doanh nghiệp Mỹ sẽ tranh thủ tận dụng khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn đang rất dồi dào tại Myanmar. Nếu Myanmar không có các chính sách hạn chế khai thác, bảo tồn thì không những đứng trƣớc nguy cơ tài cạn kiệt nguyên thiên nhiên mà còn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, kéo theo các vấn đề nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, thiên tại, dịch bệnh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)