Dự báo cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar dƣới thời Tổng thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 74 - 82)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Dự báo cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar dƣới thời Tổng thống

Tổng thống Donald Trump

Cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar là sự tranh giành địa chiến lƣợc và lợi ích của mỗi quốc gia đối với Myanmar nói riêng và khu vực nói chung đã diễn ra qua nhiều thập kỷ với nhiều hình thức kể cả ngấm ngầm lẫn công khai. Kể từ khi NLD lên nắm quyền thì tính chất, biện pháp can dự, cạnh tranh ảnh hƣởng của Mỹ, Trung Quốc đối với Myanmar dần thay đổi theo chiều hƣớng có lợi cho Mỹ. Cơ hội đến với Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây ở Myanmar đã sớm hơn theo sự tính toán của Mỹ khi Myanmar thực hiện cải cách chính trị và đó thực sự là “cơ hội vàng” mà Mỹ sẽ không dễ bỏ qua. Thay đổi này ở Myanmar đã gây bất lợi cho Trung Quốc trong quan hệ với Chính quyền của NLD nhƣng về lâu dài, Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ những lợi thế đã có vào tay bất kỳ quốc gia nào khác. Trong

nhiệm kỳ của Tổng thống D. Trump, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm mọi cách để tranh thủ gia tăng ảnh hƣởng đối với Chính quyền Tổng thống Win Myint và sẽ thực hiện những chủ trƣơng, kế hoạch và biện pháp tiếp cận can dự ở Myanmar theo cách riêng, nhƣng mục đích cuối cùng vẫn là nhằm giành lợi thế về mình.

Đối với Mỹ, kể từ khi NLD thành lập năm 1989, Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức, tiền của để nuôi dƣỡng xây dựng NLD, đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi – “ngọn cờ dân chủ đầu tiên” ở Myanmar nhằm phục vụ ý đồ, lợi ích lâu dài của Mỹ trong khu vực. Mục tiêu đó của Mỹ đến nay bƣớc đầu đã thành công mà không phải trải qua bất cứ cuộc “Cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả-rập” hay bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào. Đảng NLD đã nắm quyền điều hành đất nƣớc và bà Aung San Suu Kyi, “ngọn cờ của Mỹ về dân chủ” đã trở thành ngƣời lãnh đạo quan trọng của Chính quyền Myanmar hiện nay. Những thành công đó đã tạo ra nền tảng thuận lợi để Mỹ tiếp tục phát triển và can dự sâu hơn vào Myanmar.

Tuy nhiên, Tổng thống D. Trump có bất lợi hơn các Tổng thống tiền nhiệm là không có cơ sở chính trị vững vàng từ nhóm tinh hoa chi phối chính trƣờng nƣớc Mỹ nhiều năm nay là Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Trong chính giới Mỹ hiện nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến là ủng hộ thúc đẩy quan hệ với Myanmar và phản đối tăng cƣờng quan hệ song phƣơng do những hành động của Myanmar đối với ngƣời Rohingya và các nhóm dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận chính quyền dân sự Myanmar không mấy khó khăn, nhƣng rất khó để tìm đƣợc cách tiếp cận lôi kéo giới quân sự đầy thực quyền tại nƣớc này. Ngoài ra, hiện nay Tổng thống Trump còn ƣu tiên tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ và đối ngoại với các nƣớc lớn nên quan hệ với Myanmar thời gian tới sẽ chƣa có nhiều thay đổi, và nhiều khả năng trong tƣơng lai gần cũng khó có những đột phá so với thời Tổng thống Obama.

Ngày 18/12/2017, chính quyền Tổng thống D. Trump đã công bố Chiến lƣợc An ninh quốc gia, lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Tổng thống Mỹ cũng đƣa ra bốn trụ cột quan trọng trong chiến lƣợc an ninh mới gồm: bảo vệ ngƣời Mỹ, đất nƣớc và lối sống của ngƣời Mỹ; sức sống nền kinh tế, sự tăng trƣởng và

ảnh hƣởng của Mỹ. Chiến lƣợc này phản ánh mong muốn của Tổng thống D. Trump đẩy mạnh gắn kết với các nƣớc khác trong khuôn khổ “hợp tác có đi có lại”, phù hợp với tầm nhìn “nƣớc Mỹ trên hết”. Trong trụ cột “thúc đẩy ảnh hƣởng của Mỹ”, Tổng thống Trump nhiều lần nhắc đến Trung Quốc và Nga nhƣ hai “cƣờng quốc đối thủ” đang “thách thức quyền lực, ảnh hƣởng, lợi ích của Mỹ, tìm cách làm xói mòn an ninh và thịnh vƣợng Mỹ”. Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu chính trong ƣu tiên bảo vệ an ninh kinh tế của chính quyền Tổng thống Trump, và chiến lƣợc của Mỹ nhiều lần đề cập đến các hành vi thƣơng mại “lạm dụng” của nƣớc này, chẳng hạn nhƣ việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ. Ngày 19/01/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Chiến lƣợc quốc phòng mới, trong đó tiếp tục xác định Nga và Trung Quốc là trọng tâm cần phải đối phó.

Ngoài ra, phần “bảo toàn hòa bình bằng sức mạnh” trong Chiến lƣợc an ninh quốc gia 2018 của Mỹ khẳng định Mỹ sẽ đảm bảo rằng sự cân bằng quyền lực vẫn đƣợc duy trì theo hƣớng có lợi cho Mỹ tại các khu vực trọng điểm của thế giới nhƣ AĐD-TBD, châu Âu và Trung Đông. Đây chính là điểm khác biệt của Chiến lƣợc an ninh quốc gia mới của Mỹ, lần đầu tiên Mỹ đề cập đến khái niệm “Ấn Độ-TBD” trong Chiến lƣợc an ninh quốc gia, đặc biệt đây là khu vực đƣợc đặt lên trƣớc cả châu Âu và Trung Đông trong mối quan tâm của Mỹ. Trƣớc đó, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế CA-TBD (APEC) tháng 11/2017, Tổng thống D. Trump đã đề cập ý tƣởng xây dựng một “Ấn Độ - TBD tự do và rộng mở”, khu vực nơi các quốc gia độc lập “tuân thủ luật lệ”, “vƣơn lên trong tự do và hòa bình”. Khái niệm “Ấn Độ - TBD”, bao gồm vùng biển bắc AĐD và toàn bộ vùng biển TBD, kéo dài đến bờ Tây của Mỹ, dƣờng nhƣ đƣợc hình thành chính bởi sự trỗi dậy ngày càng đáng lo ngại của Trung Quốc. Tổng thống D. Trump đã dần định hình chiến lƣợc của Mỹ hậu “xoay trục sang châu Á”. Đó là quan điểm về duy trì thịnh vƣợng, hòa bình ở một khu vực rộng lớn hơn có ý nghĩa quan trọng đối với các lợi ích của Mỹ. Nội dung cốt lõi của chiến lƣợc này nhằm khẳng định sự ƣu tiên cao của Mỹ, dù dƣới bất kỳ chính quyền nào, với khu vực AĐD-TBD nhằm tạo ra đối trọng với “Giấc mơ Trung Hoa” và Sáng kiến “Một vành đai, Một con đƣờng” (sau đổi tên thành Sáng

Kiến Vành đai và Con đƣờng) của Trung Quốc. Chiến lƣợc “Ấn Độ - TBD” là “cánh tay nối dài” của chính sách “Nƣớc Mỹ là trên hết”. Mục đích cuối cùng của Mỹ vẫn là đẩy mạnh vai trò, duy trì sự ảnh hƣởng của Mỹ trong khu vực AĐD- TBD, do vậy, thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt, sát cánh cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…

Là một quốc gia nằm trong khu vực Ấn Độ-TBD, Myanmar cũng không nằm ngoài lựa chọn ƣu tiên chiến lƣợc của Tổng thống D. Trump. Các chính sách can dự từ thời Tổng thống Obama đã tỏ ra khá hiệu quả, chính vì vậy nhiều khả năng trong thời gian tới Chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục triển khai các chính sách đó để duy trì và nâng cao sự ảnh hƣởng của Mỹ đối với Myanmar. Tuy nhiên dựa trên sự ủng hộ chính trị, xuất thân doanh nhân cũng nhƣ cơ sở nhóm lợi ích doanh nghiệp miền Đông Bắc nƣớc Mỹ, khi can dự vào khu vực ĐNA nói chung và Myanmar nói riêng, chính sách của Tổng thống Trump sẽ dựa vào bốn trụ cột lớn là kinh tế-ngân hàng, truyền thông, tổ chức xã hội dân sự, nghiên cứu phi chính phủ và quan hệ quân sự, tạo nền tảng để thúc đẩy quan hệ chính trị song phƣơng. Cách tiếp cận này sẽ giúp Mỹ vừa tạo đƣợc hiện diện về mọi mặt tại Myanmar và khu vực, vừa tránh gây sức ép đẩy Myanmar nghiêng về Trung Quốc. Với chính sách can dự này, Mỹ hi vọng sẽ dần chuyển hóa Myanmar thành một quốc gia dân chủ theo “giá trị, tiêu chuẩn Mỹ” và nếu thuận lợi sẽ đƣa Myanmar trở thành đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực.

Trong những năm qua có thể nói Mỹ đã rất thành công trong việc chuyển hóa Myanmar, đáng chú ý là bà Aung San Suu Kyi – “ngọn cờ dân chủ đầu tiên” ở Myanmar mà Mỹ đã mất rất nhiều năm để nuôi dƣỡng, và đến nay Mỹ đã đƣợc đền đáp xứng đáng từ việc “gieo mầm dân chủ” đó. Việc này sẽ càng làm cho Mỹ có động lực để tiếp tục thực hiện con bài dân chủ nhân quyền tại Myanmar. Chính vì vậy, trong thời gian tới con bài dân chủ, nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục đƣợc Mỹ sử dụng nhƣ một công cụ đắc lực trong việc can dự vào Myanmar. Hiện nay chính quyền đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi có quan hệ tốt với Mỹ và dần dần bớt

của mình tại Myanmar. Nhiều khả năng, trong thời gian tới Mỹ sẽ tích cực thực hiện các chuyến thăm, làm việc ở cấp cao để gắn kết hơn nữa mối quan hệ về chính trị giữa hai nƣớc. Hiện nay Mỹ rất mong muốn Chính quyền của Tổng thống Win Myint (ngƣời thân cận của bà Aung San Suu Kyi) ngày càng đƣợc ổn định và phát triển. Vì vậy, Mỹ sẽ giúp đỡ về mọi mặt để Chính quyền Win Myint đƣợc vững chắc hơn. Dƣới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có cơ chế trao đổi thông tin hàng tháng giữa Đại sứ quán Mỹ ở Yangon với một số quan chức chính quyền của Tổng thống Win Myint về các vấn đề an ninh chính trị, kinh tế xã hội, nhân quyền, tự do tôn giáo, đàm phán hòa bình và hòa giải dân tộc, cũng nhƣ tiếp nhận các đề xuất từ phía Myanmar để Mỹ kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ. Đây là biện pháp tiếp cận mới nhất của Mỹ, thể hiện sự quan tâm sâu sát, đáp ứng nhanh nhất các vấn đề trong quan hệ giữa Mỹ và Myanmar.

Với Trung Quốc, quốc gia này cũng hiểu đƣợc rằng Mỹ đang tăng cƣờng bao vây, gia tăng ảnh hƣởng đối với các nƣớc gần Trung Quốc để ngăn chặn sự mở rộng ảnh hƣởng của nƣớc này. Vì vậy trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ đặt trọng tâm tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình tại CA-TBD, và Myanmar – đất nƣớc có vị trí địa chiến lƣợc trong khu vực, cũng không nằm ngoài chính sách này của Trung Quốc. Đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là Sáng kiến Vành đai và Con đƣờng. Vào giữa tháng 5/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức “giới thiệu” Sáng kiến “Vành đai và Con đƣờng”. Đƣợc bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đƣờng”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ USD để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đƣờng Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Với Sáng kiến Vành đai và Con đƣờng, Trung Quốc đã đầu tƣ ồ ạt vào xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển ở các nƣớc Trung Á, Nam Á và Châu Phi để mở rộng ảnh hƣởng của mình. Trung Quốc đã chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chƣơng trình này.55 Sáng kiến Vành đai và Con đƣờng là minh chứng rõ

55 What is China‟s belt and road initiative?, https://www.economist.com/the-economist- explains/2017/05/14/what-is-chinas-belt-and-road-initiative, truy cập ngày 25/3/2018

ràng nhất cho quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm từ bỏ phƣơng châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Năm 2014, Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Vƣơng Nghị nói rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình. Mục đích cơ bản của nó là biến khu vực Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thƣơng mại đối trọng với khu vực xuyên ĐTD (do Mỹ đứng đầu).

Với riêng Myanmar, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế về địa lý, ảnh hƣởng kinh tế cùng với sự tác động lên các lực lƣợng chống đối chính phủ để tranh giành ảnh hƣởng với Mỹ. Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố và giữ vững mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời với Myanmar, giành thế chủ động trong quan hệ với Myanmar và xây dựng Myanmar trở thành một trong số những đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc trong khu vực. Với lợi thế là nƣớc lớn, láng giềng, có quan hệ truyền thống “hữu hảo” lâu đời giữa hai nƣớc thì Myanmar không thể “bỏ qua” yếu tố Trung Quốc trong tƣơng lai cho dù đó là chính quyền của đảng nào. Mặc dù trƣớc mắt Myanmar sẽ bị chi phối trong mối quan hệ với Mỹ và phƣơng Tây nhƣng Trung Quốc vẫn bình tĩnh tính toán, có những bƣớc đi hợp lí trong cách tiếp cận với chính quyền mới ở Myanmar để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ truyền thống hai nƣớc.

Trong những năm Myanmar bị Mỹ và phƣơng Tây bao vây cấm vận, Trung Quốc đã xác lập đƣợc một vị trí đứng chân khá chắc chắn tại Myanmar cả trong kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên, từ khi Myanmar chuyển từ chế độ quân sự cầm quyền sang chế độ dân sự, nhất là từ năm 2015 cục diện tại Myanmar đã thay đổi hẳn. Trung Quốc dần mất vị trí độc tôn tại Myanmar, Mỹ ngày càng gia tăng ảnh hƣởng tại Myanmar. Hiện tại Trung Quốc vẫn đang sở hữu trong tay hai con bài rất quan trọng đó là mối quan hệ tốt với các lực lƣợng chống đối chính phủ và con bài đầu tƣ kinh tế vào Myanmar. Trong những năm qua hai con bài này đã phát huy tác dụng rất tích cực trong việc can dự của Trung Quốc vào Myanmar. Nhiều khả năng thời gian tới Trung Quốc vẫn sẽ tận dụng hai con bài này để tiếp tục thao túng

rốt”, trong tất cả các phát biểu của Trung Quốc, nƣớc này đều tuyên bố rằng sẽ là ngƣời trung gian hòa giải cho những xung đột giữa quân chính phủ và các lực lƣợng chống đối chính phủ. Tuy nhiên các hành động của Trung Quốc lại không thực sự giống nhƣ những gì nƣớc này tuyên bố. Trung Quốc vẫn âm thầm ủng hộ các lực lƣợng chống đối chính phủ và lấy đây là con bài để mặc cả trong những cuộc đàm phán với Myanmar. Nếu Myanmar có những động thái làm Trung Quốc phật lòng, chắc chắn sẽ nhận đƣợc những kết quả không mấy tích cực. Với con bài thứ hai, hiện nay về kinh tế Myanmar vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, kim ngạch thƣơng mại và đầu tƣ của Mỹ vào Myanmar không thể so sánh với Trung Quốc. Việc tăng cƣờng ảnh hƣởng về kinh tế sẽ làm Trung Quốc có thể dần lấy lại vị thế về chính trị. Với những lí do này, thời gian tới Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ vào Myanmar để vừa thu lợi về kinh tế vừa từng bƣớc lấy lại ảnh hƣởng về chính trị.

Chiến lƣợc chung của Mỹ hiện nay là muốn kiềm chế sự mở rộng tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc, nhất là những nƣớc láng giềng gần với Trung Quốc sẽ là “chiến lũy” đầu tiên trong chiến lƣợc này. Tuy nhiên, khi Mỹ đang còn quá bận rộn với những điểm nóng nhƣ Trung Đông, Triều Tiên, quan hệ căng thẳng với Nga, “cuộc chiến” thƣơng mại với Trung Quốc cùng với chính sách “nƣớc Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump thì dƣờng nhƣ việc tăng cƣờng can dự vào Myanmar không đƣợc xếp vào hàng cấp thiết. Trong ngắn hạn và trung hạn, nhiều khả năng Mỹ vẫn cơ bản giữ mức độ can dự vào Myanmar nhƣ dƣới thời Tổng thống Obama, có thể có những bƣớc phát triển mới nhƣng sẽ chƣa thể tạo ra đột phá đáng kể trong tƣơng lai gần. Tuy nhiên với Trung Quốc thì ngƣợc lại, Myanmar là nƣớc tiếp giáp Trung Quốc, nếu không thể chi phối đƣợc Myanmar hoặc không giữ đƣợc vị trí quan trọng đối với Myanmar thì việc mở rộng ảnh hƣởng đến các khu vực xa hơn trên thế giới là điều rất khó. Việc Mỹ dần thiết lập đƣợc vị trí tại Myanmar, đồng thời Myanmar cũng thực hiện các chính sách bớt phụ thuộc vào Trung Quốc đã khiến cho Trung Quốc ngày càng lo lắng vì vị trí độc tôn tại Myanmar đang mất dần, khiến Trung Quốc phải ra sức tìm cách gây ảnh hƣởng lên Myanmar để tìm kiếm lại vị thế nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)