Trên những lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 56 - 60)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. Trên những lĩnh vực khác

2.4.1. Về phía Mỹ

Các chương trình hỗ trợ nhân đạo, các quỹ học bổng, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ với số vốn hàng chục triệu USD đã thúc đẩy vai trò, hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ trong xã hội Myanmar, thúc đẩy người dân và xã hội Myanmar

đi theo con đường cải cách. Biểu hiện cụ thể trong thực tế của những hoạt động này

có thể điểm qua gồm: Chính phủ Mỹ thông qua các quỹ tài trợ và tổ chức nhƣ USAID, Quỹ quốc gia vì dân chủ (NED)... để đầu tƣ xây dựng phong trào “ủng hộ dân chủ” để hỗ trợ cho “một quá trình chuyển tiếp” ở Myanmar. Thông qua Quỹ này, Mỹ cung cấp 2,5 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ các tổ chức dân chủ thúc đẩy nhân quyền và các dân tộc thiểu số tại Myanmar. Đồng thời Mỹ cũng tạo ra mạng lƣới tuyên truyền rộng lớn bao gồm các tờ báo và hãng thông tin dân chủ lớn tại Myanmar, đáng chú ý là Đài phát thanh tiếng nói dân chủ Miến Điện. Ngoài ra, Đài Á Châu Tự do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cũng hỗ trợ đặc biệt và tích cực thúc đẩy hình ảnh và “chƣơng trình nghị sự” của bà Aung San Suu Kyi. Những hoạt động trên vừa thúc đẩy cuộc cải cách của Myanmar theo hƣớng mà Mỹ mong muốn, vừa khiến Mỹ trở thành “chỗ dựa” cho những lực lƣợng dân chủ, đối lập và

bộ phận lớn quần chúng nhân dân; khiến hình ảnh của Mỹ trong xã hội Myanmar nhận đƣợc nhiều sự ủng hộ hơn từ các lực lƣợng này.

2.4.2. Về phía Trung Quốc

Trung Quốc ưu tiên việc triển khai phổ biến văn hóa thông qua quảng bá các giá trị tư tưởng, văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ Hán, làm nổi bật đặc trưng và sự hiện diện sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Myanmar; tạo ra sự cuốn hút và đánh bóng vị thế chính trị nước lớn đang lên của Trung Quốc luôn gắn với chiều sâu bản sắc văn hóa, truyền thống ngàn năm đặc sắc trước đối tác và trên bình diện toàn cầu.

Thông qua kênh trao đổi các hoạt động văn hóa, các phái đoàn tôn giáo, Trung Quốc và Myanmar cùng tìm kiếm những cơ hội hợp tác và trao đổi mang tính chia sẻ.

Một trong những phƣơng thức tuyên truyền văn hóa của Trung Quốc là thành lập các Học viện Khổng tử và trên thực tế Trung Quốc đã xây dựng Học viện Khổng tử tại Myanmar. Trung Quốc cũng đã dành nhiều ƣu ái trong đào tạo, giáo dục cho ngƣời dân Myanmar khi hàng năm đều trao nhiều suất học bổng cho sinh viên Myanmar. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cƣờng tận dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Trung Hoa; các phái đoàn đa dạng từ những lĩnh vực nghệ thuật, văn học, thể thao, võ nghệ, báo chí, truyền thông… đều đƣợc chính quyền trung ƣơng hoặc các địa phƣơng Trung Quốc cắt cử giao lƣu, biểu diễn, truyền bá văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng và ảnh hƣởng của Trung Quốc tại các địa phƣơng Myanmar. Công tác hỗ trợ thiên tai, cức hộ cứu nạn và giúp đỡ ngƣời dân Myanmar ứng phó và giải quyết thảm họa cũng đƣợc phía lãnh đạo Trung Quốc quan tâm đặc biệt nhằm tăng cƣờng ảnh hƣởng tại Myanmar.

Tiểu kết chƣơng 2:

Trong giai đoạn 2009-2016, cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar diễn ra mạnh mẽ. Trong chính sách “xoay trục”, Mỹ đặc biệt coi trọng khu vực ĐNA, nhằm hỗ trợ giúp các quốc gia trong khu vực khỏi rơi sâu hơn vào tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc. Thắt chặt mối quan hệ với Myanmar cũng là cách để Mỹ cạnh tranh ảnh hƣởng với Trung Quốc ở khu vực. Ban đầu, Mỹ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội và mở rộng lợi ích thƣơng mại và đầu tƣ tại Myanmar, do hậu quả của chính sách cấm vận Mỹ áp đặt lên Myanmar và tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc tại đây. Với việc dỡ bỏ cấm vận, tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar, Mỹ đã dần vƣợt qua những trở ngại này, từng bƣớc gia tăng ảnh hƣởng tại Myanmar. Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama, đặc biệt kể từ khi Chính phủ dân sự Myanmar lên nắm quyền điều hành đất nƣớc, Mỹ đã có những điều chỉnh đáng kể về chính sách đối với Myanmar nhằm thúc đẩy quốc gia này cải cách xã hội toàn diện và sâu rộng để trở thành một đất nƣớc có nền dân chủ và hình thái kinh tế xã hội gần hơn với mô hình phƣơng Tây. Có nghĩa rằng Myanmar sẽ phát triển “ổn định, độc lập” theo xu hƣớng mà Mỹ có thể lãnh đạo, chi phối nhằm đạt đƣợc những lợi ích địa chính trị của Mỹ. Trong khi đó, với chiến lƣợc “cân bằng nƣớc lớn”, Chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc – quốc gia vốn có quan hệ mật thiết với Myanmar.

Về phía Trung Quốc, việc Mỹ can dự vào Myanmar trở thành mối đe dọa đối với vai trò mà Trung Quốc đã thiết lập ở quốc gia ĐNA này. Tận dụng lợi thế về khoảng cách địa lý, mối quan hệ gần gũi truyền thống khá ổn định và bền chặt, nhất là trong thƣơng mại, an ninh - quốc phòng và quan hệ tộc ngƣời, cùng với việc coi Myanmar là điểm chiến lƣợc hàng đầu trên con đƣờng vƣơn ra AĐD, Trung Quốc đã thực thi những chính sách nhằm củng cố và tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình lên Myanmar thông qua nhiều phƣơng tiện chính trị, kinh tế, quân sự…

Nhìn nhận một cách toàn diện, vai trò của Trung Quốc tại Myanmar đƣợc dựa trên cơ sở vững chắc và nuôi dƣỡng một thời gian dài, những cải thiện trong

quan hệ Mỹ - Myanmar khó có thể thay thế đƣợc ảnh hƣởng của Trung Quốc tại quốc gia này một sớm một chiều. Có thể nói, trong giai đoạn 2009-2016, ảnh hƣởng của Mỹ tại Myanmar đã gia tăng, nhất là về khía cạnh chính trị - ngoại giao, nhƣng chƣa thể cân bằng với Trung Quốc; ảnh hƣởng của Trung Quốc tại Myanmar vẫn chiếm vai trò nổi trội, mặc dù không còn vị trí tƣơng đối độc tôn nhƣ trƣớc đây.

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG MỸ-TRUNG TẠI MYANMAR GIAI ĐOẠN 2009-2016, XU HƢỚNG THỜI GIAN TỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)