Chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 28 - 34)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3. Chính sách của Mỹ và Trung Quốc đối với Myanmar

1.3.2. Chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar

Trong thời gian chính quyền quân sự vẫn nắm quyền điều hành đất nƣớc tại Myanmar, chính sách của Trung Quốc là tiếp tục duy trì lợi thế tại Myanmar, duy trì mọi vấn đề và lĩnh vực có thể khiến Myanmar phụ thuộc hoặc ít nhất phải theo sự chi phối của Trung Quốc, phải cần đến Trung Quốc; từ đó bảo vệ và phát huy tối đa mọi lợi ích của Trung Quốc tại Myanmar; thông qua Myanmar để mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra khu vực, từ đó phục vụ khát vọng trở thành cƣờng quốc thế giới.

Sau khi chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein lên cầm quyền năm 2011, Trung Quốc tìm cách duy trì, củng cố vai trò và ảnh hƣởng chính trị tại

Myanmar thông qua chính sách cƣơng- nhu linh hoạt trƣớc những diễn biến bất lợi từ cuộc Cải cách mở cửa do Tổng thống Thein Sein tiến hành. Tháng 3/2011, mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar bắt đầu cho thấy những thay đổi tinh tế khi Myanmar chuyển đổi từ chế độ quân sự sang chế độ dân sự. Để tách mình khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, chính phủ Myanmar đã bắt đầu tìm kiếm cách để cải thiện mối quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây. Trong bối cảnh này, Trung Quốc tìm mọi cách để tiếp cận và duy trì chính sách đối ngoại nƣớc lớn, “bảo trợ chính trị” cho Myanmar. Đầu tiên trong chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar là ngoại giao hội nghị thƣợng đỉnh. Trong giai đoạn 2009-2010, Lý Trƣờng Xuân, Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo, ba nhà lãnh đạo thuộc Ủy ban Thƣờng vụ Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến thăm Myanmar. Sau khi chính quyền mới do Tổng thống Thein Sein tuyên thệ nhậm chức vào 30/3/2011, nhiều quan chức Trung Quốc cũng có các cuộc thăm viếng đến Myanamar nhƣ Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thƣơng Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) Giả Khánh Lâm (02/4/2011), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ƣơng Hứa Kỳ Lƣợng (12/5/2011), Bộ trƣởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ (10/7/2012).

Trung Quốc cũng lấy việc tăng cƣờng hợp tác kinh tế, dòng chảy thƣơng mại làm động lực chủ chốt thay cho xu hƣớng xuất khẩu vũ khí đã không còn lợi thế. Năm 2010, Trung Quốc bắt đầu các dự án đầu tƣ tại Myanmar, chủ yếu tập trung vào khí thiên nhiên, thủy điện và khai thác mỏ. Từ vị thế chủ động và gây ảnh hƣởng khá toàn diện lên các lĩnh vực chủ chốt của Myanmar qua hai thập kỷ, sang giai đoạn này, Trung Quốc buộc phải điều chỉnh chính sách nhằm phù hợp với chính trƣờng Myanmar, cũng nhƣ không muốn sự vào cuộc quá lớn của các đối thủ, đặc biệt là chính sách xoay trục trở lại châu Á của Mỹ. Điển hình nhất là những động thái chủ động kết nối chính trị cấp cao, những tuyên bố mềm dẻo kèm cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về lợi ích hai nƣớc, cũng nhƣ vị thế vốn có của Trung Quốc trƣớc Myanmar. Tăng cƣờng các cơ chế phối kết hợp toàn diện, và đặc biệt Trung Quốc muốn tăng cƣờng quy mô hợp tác thƣơng mại, và đƣa ra

một số giải pháp nhằm khích lệ Myanmar xuất khẩu, giảm thâm hụt thƣơng mại cho nƣớc này trƣớc Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc tập trung lấy lại hình ảnh của mình tại Myanmar, nhất là trong lĩnh vực hợp tác đầu tƣ. Để xoa dịu sự “phẫn nộ” của ngƣời dân và tâm lý kỳ thị các nhà đầu tƣ Trung Quốc tại Myanmar, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp truyền thông nhằm cải thiện hình ảnh Trung Quốc tại Myanmar. Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền và vận động các phƣơng tiện truyền thông của Myanmar cũng nhƣ Trung Quốc tham gia tuyên truyền, xoa dịu sự phản ứng của các giới chức và ngƣời dân Myanmar đối với các hoạt động hợp tác đầu tƣ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Trung Quốc tại Myanmar cũng chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng các công trình phục vụ phúc lợi cho ngƣời dân ở các địa bàn có dự án của Trung Quốc nhƣ làm đƣờng giao thông, xây trƣờng học, bệnh xá… Đáng chú ý, một số công ty của Trung Quốc đã chấp nhận sửa lại hợp đồng một số dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung ở Monywa, phía Trung Quốc đã sửa lại hợp đồng cho Myanmar hƣởng lợi nhuận lên đến 51%.12

Hơn nữa, Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận ngoại giao, không chỉ quan hệ với đảng cầm quyền mà còn chủ động quan hệ sâu với đảng đối lập. Một mặt, Trung Quốc chủ động xích lại gần Chính phủ của Tổng thống Thein Sein nhằm củng cố mối quan hệ “hợp tác, đối tác chiến lƣợc toàn diện”. Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã chủ động tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Myanmar nhƣ gặp Phó Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao, Bộ trƣởng Bộ Văn phòng Tổng thống, Bộ trƣởng Bộ các sự vụ biên giới để điều chỉnh quan hệ Trung Quốc- Myanmar theo phƣơng châm trên. Trƣớc đó, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Thein Sein với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (2013), hai bên đã thống nhất tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại, du lịch... nhằm củng cố, phát triển mối quan hệ “hợp tác, đối tác chiến lƣợc toàn diện”. Nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã thăm Myanmar nhƣ Ủy viên Quốc vụ viện Trung

12

Quốc Dƣơng Khiết Trì, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ƣơng Trung Quốc Phạm Trƣờng Long, Phó Thủ tƣớng Trung Quốc Lƣ Diên Đông... Mặt khác, để bảo đảm lợi ích chiến lƣợc của Trung Quốc ở Myanmar đƣợc phát huy cao nhất, không bị ảnh hƣởng nếu bất kỳ thế lực nào lên nắm quyền sau bầu cử 2015, Trung Quốc đã công khai quan hệ với các đảng chính trị đối lập. Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc Ngải Bình đã thăm trụ sở NLD (02/2014). Việc làm này khiến Chính phủ Myanmar không hài lòng và cho rằng Trung Quốc sẽ sớm có lời mời chính thức để bà Aung San Suu Kyi – lãnh đạo NLD thăm Trung Quốc. Ngoài ra, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã gặp bà Aung San Suu Kyi tại nhà riêng, ủng hộ nhiều chƣơng trình xã hội của NLD, trong đó có việc quyên góp 1 triệu kyat cho Quỹ Y tế của NLD. Trung Quốc cũng ngấm ngầm quan hệ với các nhân vật có thể trở thành Tổng thống của Myanmar sau cuộc bầu cử năm 2015 nhƣ Tổng thống đƣơng nhiệm Thein Sein, Chủ tịch Đảng Dân chủ dân tộc Shan (SNDP) Sue Man, Lãnh tụ đảng đối lập NLD bà Aung San Suu Kyi, Tổng Tƣ lệnh Quân đội, Tƣớng Min Aung Hlaing.

Đáng chú ý , Trung Quốc còn tích cực khoét sâu mâu thuẫn giữa Chính phủ và Quân đội Myanmar với các nhóm vũ trang thiểu số để gây sức ép với Chính phủ đƣơng nhiệm và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc công khai lên tiếng ủng hộ Chính phủ và Quân đội Myanmar trong việc hòa giải với các nhóm vũ trang thiểu số, chủ động đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Chính phủ và Quân đội Myanmar với một số nhóm vũ trang thiểu số lớn ở Myanmar. Mặt khác, Trung Quốc bí mật ủng hộ một số nhóm phiến quân sắc tộc thiểu số, tập trung vào lực lƣợng ở khu vực biên giới hai nƣớc để thúc đẩy hơn nữa các lợi ích an ninh. Trung Quốc đã bí mật viện trợ quân sự cho lực lƣợng vũ trang bang Wa thống nhất (UWSA), là nhóm phiến quân lớn nhất tại Myanmar hiện nay. Trung Quốc cũng đã đề nghị Chính phủ Myanmar cho phép UWSA là lực lƣợng chính bảo đảm an ninh cho đƣờng ống dẫn dầu khí từ Vịnh Bengal về Côn Minh, đổi lại Trung Quốc sẽ thuyết phục UWSA ký vào thỏa thuận ngừng bắn trên phạm vi toàn quốc với Chính phủ Myanmar.

Trung Quốc cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, củng cố cộng đồng ngƣời Hoa tại Myanmar để làm cầu nối tăng cƣờng hợp tác Trung Quốc – Myanmar. Đại sứ Trung Quốc đã công khai khẳng định, trƣớc đây Trung Quốc chỉ chú ý đến các hoạt động cụ thể mà chƣa chú ý đến công tác tuyên truyền, liên hệ với ngƣời dân Myanmar. Do vậy, từ nay Trung Quốc sẽ quan tâm đến việc này nhiều hơn để ngƣời dân Myanmar hiểu hơn về Trung Quốc. Trung Quốc cũng xác định cộng đồng ngƣời Hoa ở Myanmar là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp của Trung Quốc tại Myanmar, do đó Trung Quốc đã thành lập ban điều hành quản lý hành chính, Ban điều hành công tác nội bộ và Ban chuyên trách, tranh thủ nguồn vốn và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc phục vụ hội viên; tổ chức Đại hội Hoa thƣơng thế giới tại Myanmar; tăng cƣờng truyền bá văn hóa Trung Hoa trong cộng đồng và xã hội Myanmar. Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ, đoàn kết, phát huy vai trò của cộng đồng ngƣời Hoa ở Myanmar, sử dụng họ làm cầu nối tăng cƣờng quan hệ hợp tác song phƣơng Trung Quốc-Myanmar.

Tiểu kết chƣơng 1:

Cùng với những thành tựu bƣớc đầu trong cải cách dân chủ diễn ra khá mạnh mẽ ở Myanmar, sự giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lại nằm ở vị trí địa lý chiến lƣợc trên bờ AĐD thông liền với eo biển Malacca, tiếp giáp với hai nƣớc lớn đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ và là thành viên của ASEAN đang làm tăng nhanh sức mạnh tổng thể quốc gia và tầm quan trọng của Myanmar trong quan hệ quốc tế, trong đó có cạnh tranh địa-chính trị của các nƣớc lớn, trƣớc hết là giữa Trung Quốc và Mỹ ở ĐNA. Ai có đƣợc ảnh hƣởng và vị thế ở Myanmar, ngƣời đó sẽ có ảnh hƣởng lớn trong cục diện địa - chính trị ở liên khu CA-TBD và AĐD. Do đó, trong thời gian gần đây Mỹ và Trung Quốc rất quan tâm tới chuyện thiết lập và tăng cƣờng quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự lâu dài với quốc gia này.

Trong khi Trung Quốc cần Myanmar nhƣ một “sân sau” về thị trƣờng và đảm bảo an ninh biên giới phía Tây Nam, một “cầu nối”, “cửa ngõ” khá lý tƣởng thông với AĐD, phục vụ cho chiến lƣợc “đi tắt, đón đầu”, phát triển tốt các mối quan hệ với các nƣớc Araq và châu Phi, nơi cung cấp phần lớn các nguồn dầu mỏ cho Trung Quốc, thì Mỹ có nhu cầu lớn hơn trong việc thiết lập và duy trì một “vành đai dân chủ” cho các nƣớc ven bờ AĐD, mà Myanmar là một mắt xích quan trọng, một điểm đang nổi lên nhằm phục vụ mục tiêu chiến lƣợc lâu dài của Mỹ, mà trƣớc mắt là để góp phần kiềm chế Trung Quốc. Do những toan tính khác nhau cùng sự thay đổi trong tình hình thế giới và khu vực, cả Mỹ và Trung Quốc đã có những bƣớc điều chỉnh chính sách với Myanmar nhằm phục vụ những mục tiêu chiến lƣợc của mình.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG MỸ-TRUNG TẠI MYANMAR GIAI ĐOẠN 2009-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)