Về phía Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 34 - 40)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Trên lĩnh vực chính trị đối ngoại

2.1.1. Về phía Mỹ

Ngay sau khi Barack Obama chính thức nhậm chức Tổng thống (tháng 01/2009), ông đã tuyên bố sẽ xem xét lại chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống G. W. Bush và chính sách đối với Myanmar. Nguyên nhân khiến Mỹ xem xét lại chính sách đối ngoại với khu vực ĐNA là do khu vực này có tầm quan trọng sống còn đối với nƣớc Mỹ, nhƣng đang nổi lên nhiều thách thức đe dọa vị thế, vai trò và lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, việc Myanmar tuyên bố thực hiện cải cách dân chủ từ đầu năm 2011 đã khiến Mỹ xem xét lại quan hệ với Myanmar. Quan hệ Mỹ và Myanmar bắt đầu có nhiều thay đổi tích cực.

Mỹ thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao đến Myanmar để từng bước cải thiện quan hệ hai nước. Đồng thời cũng tận dụng cơ hội đón tiếp lãnh đạo Myanmar thăm Mỹ cũng như các cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước để thể hiện sự ủng hộ và

mong muốn tăng cường quan hệ với Myanmar. Ngay từ tháng 8/2009, Thƣợng nghị

sĩ Jim Webb đến thăm Myanmar. Ông đã lần lƣợt có các cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển Nhà nƣớc Myanmar, Thống tƣớng Than Shwe, Thủ tƣớng Thein Sein, lãnh đạo của một số chính đảng và cả bà Aung San Suu Kyi, bảo lãnh công dân Mỹ John Yettaw (ngƣời bị chính phủ quân sự Myanmar kết án 7 năm tù giam vì tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi). Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, Thƣợng nghị sĩ Webb bày tỏ đáng tiếc về những gì ông Yettaw đã làm tại Myanmar. Ông hy vọng quyết định của chính quyền quân sự Myanmar trả tự do cho Yettaw và cho phép ông gặp bà Aung San Suu Kyi là những điều kiện thuận lợi ban đầu để đặt nền móng cho những thiện chí và xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nghị sĩ Mỹ tới

Myanmar trong hơn một thập kỷ qua, mở ra triển vọng cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia này.13

Tháng 11/2009, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và TBD Kurt Campbell dẫn đoàn đến thăm Myanmar, trở thành phái đoàn cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm Myanmar. Chuyến thăm này là nỗ lực mới nhất của chính quyền Obama nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nƣớc. Trƣớc khi lên đƣờng, ông Campbell nêu rõ Mỹ dự định dùng đối thoại trực tiếp để vạch lộ trình cho mối quan hệ tốt đẹp hơn sau khi lãnh đạo Myanmar bày tỏ một số thiện chí trong cuộc hội đàm hồi tháng 9/2009 tại New York. Mục đích của phái đoàn chính là xác định Myanmar sẵn sàng đối thoại đến đâu trong một số vấn đề và triển vọng làm ấm quan hệ giữa hai nƣớc. Mỹ cũng muốn thông qua cuộc tiếp xúc lần này để tìm hiểu mối quan hệ giữa Myanmar và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau khi có tin hai nƣớc đang lập kế hoạch hợp tác về các chƣơng trình hạt nhân.14

Từ năm 2010 - 2011, Mỹ liên tiếp đến thăm Myanmar bằng hình thức phái đoàn chính phủ, tiểu ban điều tra nghiên cứu cố vấn, đoàn khảo sát của các tổ chức chính phủ, tiếp xúc rộng với các thế lực và phe phái của Myanmar. Năm 2010, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ Kurt Campbell và Phó Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ Joseph Yun thăm Myanmar nhằm tiếp tục thúc đẩy chính sách của Mỹ đối với chính quyền Myanmar. Mỹ cũng cho phép Bộ trƣởng Ngoại giao Myanmar U Nyan Win thăm Thủ đô Washington và gặp gỡ các quan chức cấp cao của Mỹ. Sau khi Myanmar tổ chức cuộc bầu cử quốc hội ngày 7/11/2010, Mỹ và các đồng minh của Mỹ tuy vẫn phê phán, nhƣng không tẩy chay kết quả bầu cử.

Sau đó, bà Hillary Clinton đã thăm chính thức Myanmar từ ngày 30/11- 02/12/2011, trở thành ngoại trƣởng Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar. Chuyến thăm này trở thành sự kiện mang tính bƣớc ngoặt khiến quan hệ Mỹ-Myanmar ấm lên nhanh chóng. Trong chuyến công du này, Ngoại trƣởng Hillary Clinton đã gặp mặt

13 Myanmar trả tự do cho một công dân Mỹ, http://www.vietnamplus.vn/myanmar-tra-tu-do-cho-mot-cong- dan-my/14907.vnp, ngày truy cập 07/05/2018

Tổng thống Thein Sein, các nghị sĩ Quốc hội, lãnh đạo phong trào dân chủ Aung San Suu Kyi và nhà lãnh đạo của nhóm dân tộc thiểu số. Chuyến thăm này đã thay đổi thái độ của Ngoại trƣởng Mỹ đối với chính phủ Myanmar: “Tôi sẽ tự mình và thay mặt Chính phủ Mỹ xem xét với một sự tôn trọng về quyết tâm tiếp tục cải cách của chính phủ hiện tại ở Myanmar, cả về chính trị và kinh tế”.15

Ngày 19/11/2012, Tổng thống Mỹ B. Obama và Ngoại trƣởng Hillary Clinton đã có chuyến thăm chính thức Myanmar, hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein, lãnh đạo NLD - bà Aung San Suu Kyi. Chuyến thăm nhận đƣợc sự hoan nghênh của các lực lƣợng chính trị, tạo đƣợc bầu không khí ủng hộ tiến hành “chuyển đổi mô hình cải cách” theo quan niệm giá trị của mô hình Mỹ, nâng cao chất lƣợng quan hệ Mỹ - Myanmar. Tổng thống B. Obama cho rằng: “Myanmar chỉ mới đi bƣớc đầu tiên trong một đoạn đƣờng dài. Nhƣng Mỹ cho rằng tiến trình cải cách dân chủ và kinh tế ở Myanmar mà Tổng thống Thein Sein khởi động có thể đƣa đến những cơ hội phát triển phi thƣờng cho Myanmar”.16

Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng đã có chuyến thăm Mỹ vào tháng 09/2012 và tham dự khóa họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong cuộc gặp với Ngoại trƣởng Mỹ H. Clinton, Tổng thống Thein Sein khẳng định “Nhân dân Myanmar hài lòng về việc Mỹ giảm các lệnh trừng phạt. Chúng tôi rất biết ơn Mỹ”.17

Lãnh đạo NLD - bà Aung San Suu Kyi đã có chuyến thăm Mỹ từ ngày 17/09-04/10/2012 và nhận đƣợc sự đón tiếp nhiệt tình của hầu hết lãnh đạo cấp cao chính giới Mỹ. Trong cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống B. Obama khẳng định, cá nhân ông rất “ngƣỡng mộ” thái độ can đảm của bà; luôn ủng hộ nỗ lực của bà và Tổng thống Thein Sein trong tiến trình cải cách chính trị và kinh tế ở Myanmar. Tổng thống B. Obama ca ngợi bà Aung San Suu Kyi là “nguồn cảm

15

Ngoại trƣởng Mỹ tới Myanmar: Bƣớc chuyển sau 50 năm, http://anninhthudo.vn/su-kien/ngoai-truong-my- oi-myanmar-buoc-chuyen-sau-50-nam/426511.antd, ngày truy cập 10/09/2017

16 Tổng thống Mỹ lần đầu tiên thăm Myanmar, http://tinnong.thanhnien.com.vn/phai-doc/tong-thong-my-lan- dau-tien-tham-myanmar-42470.html, truy cập ngày 03/08/2017

17 Mỹ thông báo ý định cho phép nhập khẩu hàng hóa Miến Điện, http://vi.rfi.fr/chau-a/20120927-my-thong- bao-y-dinh-cho-phep-nhap-khau-hang-hoa-mien-dien/, ngày truy cập 21/10/2017

hứng” cho cuộc đấu tranh “dân chủ trên thế giới, cho rằng chuyến thăm là sự “giữ lửa cho cơ hội dân chủ hóa” ở Myanmar.

Mỹ từng bước khẳng định quyết tâm gia tăng ảnh hưởng tại Myanmar thông qua các hành động cụ thể như dỡ bỏ cấm vận, tái thiết lập và từng bước nâng cấp

quan hệ ngoại giao song phương. Đầu năm 2011, trƣớc ngày lễ độc lập 63 năm của

Myanmar, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố về tình hình Myanmar, trong đó khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục cải thiện quan hệ song phƣơng, nhƣng mong muốn chính quyền Myanmar đáp ứng nguyện vọng của các tộc ngƣời và các đảng phái chính trị. Kể từ sau khi Myanmar giải tán Hội đồng quân sự vào năm 2011, Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền và bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, Chính quyền Obama đã nhận thấy thời cơ để Myanmar cải cách, coi Myanmar là một khâu đột phá quan trọng để Mỹ “trở lại châu CA-TBD”, thực hiện chính sách tiếp xúc với Myanmar theo nguyên tắc “hành động đổi lấy hành động”, quan hệ giữa hai nƣớc đƣợc cải thiện nhanh chóng.

Trong chuyến thăm lịch sử của Ngoại trƣởng H. Clinton năm 2011, Mỹ thông báo dự định tái thành lập Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar. Ngày 01/04/2012, Quốc hội Myanmar tổ chức cuộc bầu cử bổ sung, NLD giành thắng lợi áp đảo, bà Aung San Suu Kyi trúng cử nghị sĩ. Tháng 4/2012, Ngoại trƣởng Mỹ H. Clinton đọc diễn văn, tuyên bố cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, nới lỏng lệnh cấm đầu tƣ, xóa bỏ một loạt lệnh cấm, mở lại các văn phòng phát triển quốc tế của Mỹ tại Yangon. Tổng thống Obama tuyên bố khởi động “quan hệ đối tác thúc đẩy hòa bình dân chủ và phồn vinh giữa Mỹ và Myanmar”, hai nƣớc thỏa thuận sẽ hợp tác dựa trên 4 nguyên tắc lớn là “mở cửa, minh bạch, có trách nhiệm, các cấp địa phƣơng cùng tham gia”, trọng điểm tăng cƣờng trên 4 lĩnh vực lớn “dân chủ, nhân quyền và pháp trị”; “quản lý chính phủ minh bạch hóa”; “hòa bình và hòa giải”; “phát triển phồn vinh”.18 Ngoại trƣởng Mỹ H. Clinton tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bắt đầu tiến trình nới lỏng lệnh cấm hàng hóa Myanmar vào thị trƣờng Mỹ. Chúng tôi hy vọng

điều này sẽ mở ra cơ hội cho ngƣời dân Myanmar chào bán hàng hóa của mình tại Mỹ” vì Myanmar đã “đạt đƣợc những tiến bộ liên tục trên đƣờng cải cách”.19

Mỹ và Myanmar nâng tầm mối quan hệ lên cấp Đại sứ. Tháng 04/2012, Tổng thống Mỹ B. Obama đã chính thức bổ nhiệm Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Myanmar Derek Mitchell làm Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Myanmar sau 22 năm bị gián đoạn. Theo Tổng thống B. Obama, quyết định trên là thể hiện một phần tuyên bố của Mỹ trƣớc cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Myanmar nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao hai nƣớc, khuyến khích mạnh mẽ tiến trình cải cách về kinh tế và chính trị, đánh dấu việc khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ, là bƣớc khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Mỹ và Myanmar. Ngoài ra, Chính quyền Tổng thống B. Obama ngày 29/8/2012 đã tiến thêm một bƣớc nhằm nới lỏng các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống Myanmar bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm thị thực nhằm thúc đẩy sự tiếp cận với chính phủ cải cách của nƣớc này.20 Tháng 05/2013, Ngoại trƣởng Mỹ John Kerry tuyên bố, chấm dứt lệnh cấm cấp thị thực nhập cảnh vào Mỹ ban hành từ năm 1996 đối với các công dân Myanmar bị buộc tội cản trở dân chủ trong những thập kỷ mới. Sau cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi vào tháng 9, ngày 07/10/2016 Tổng thống Obama đã kí lệnh dỡ bỏ gần nhƣ toàn bộ các trừng phạt kinh tế còn lại đối với Myanmar, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tƣ Mỹ khai thác mảnh đất nhiều tiềm năng này.

Tuy nhiên, Mỹ cũng có những biện pháp “mạnh tay”, cứng rắn với Myanmar nhằm tăng cường gây sức ép về những vấn đề liên quan đến “giá trị Mỹ” như dân

chủ, nhân quyền. Sau “thời kỳ trăng mật” kéo dài gần ba năm, “thành quả dễ dàng

có đƣợc” trong quan hệ Mỹ-Myanmar đã không còn. Mỹ phát hiện ra rằng Myanmar vẫn chƣa đi vào con đƣờng dân chủ nhƣ nƣớc này kỳ vọng, công cuộc cải cách của Myanmar đã lại đi vào khó khăn. Năm 2014, chính sách ngoại giao của Chính quyền Obama đối với Myanmar “có điều chỉnh” linh hoạt theo xu hƣớng

19 Mỹ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu từ Myanmar, http://www.baomoi.com/My-noi-long-lenh-cam-nhap- khau-tu-Myanmar/c/9417142.epi ngày truy cập, ngày 23/10/2017

20 Mỹ dỡ lệnh cấm thị thực đối với quan chức Myanmar, http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/my-do-lenh- cam-thi-thuc-doi-voi-quan-chuc-myanmar-482985.html , ngày truy cập 30/08/2017

cứng rắn hơn, chuyển từ khích lệ là chính sang gia tăng sức ép. Mỹ tăng cƣờng sức ép trong chính sách đối với Myanmar trong vấn đề chuyển đổi chính trị và nhân quyền. Ngày 15/5/2014, Tổng thống Obama một lần nữa tuyên bố kéo dài “Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia”, trong đó tiếp tục hạn chế các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các công ty và cá nhân Myanmar là sân sau của quân đội, cấm nhập khẩu ngọc thạch từ Myanmar. Ngày 16/6/2014, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trƣớc truyền thông rằng Myanmar cần phải cải cách hiến pháp càng sớm càng tốt và cho phép công dân tự do bầu cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Sau đó, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowsky dẫn đầu đoàn quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính tới thăm Myanmar, cùng với lãnh đạo Chính phủ và quân đội Myanmar thảo luận về các vấn đề then chốt nhƣ làm thế nào đảm bảo cuộc bầu cử đƣợc tự do và công bằng, cũng nhƣ vai trò của quân đội trong Chính phủ Myanmar, mục đích nhằm gây sức ép lên quân đội nƣớc này. Khi tới tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 8/2014, Ngoại trƣởng John Kerry cũng công khai nhấn mạnh Chính phủ Myanmar cần tiếp tục đẩy nhanh cải cách dân chủ, cải thiện nhân quyền để đảm bảo cuộc tổng tuyển cử năm 2015 có thể đƣợc tiến hành trong điều kiện tự do, công bằng và đáng tin cậy. Mỹ đã hỗ trợ cho đảng của bà Aung San Suu Kyi thực hiện các biện pháp thu hút cử tri ủng hộ cho đảng này trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, làm cán cân trong bầu cử nghiêng về NLD. Các biện pháp trên đã chứng tỏ hiệu quả qua kết quả tổng tuyển cử, đảng của bà Aung San Suu Kyi đã thắng áp đảo.

Liên quan đến vấn đề ngƣời dân tộc thiểu số Rohingya, khi tới thăm Myanmar vào tháng 4/2014, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á- TBD Daniel Russel đã bày tỏ thái độ không hài lòng đối với việc Chính phủ Myanmar trục xuất các tổ chức nhƣ “Bác sỹ không biên giới” (MSF) ra khỏi bang Rakhine. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cho rằng Chính phủ Myanmar cần hành động khẩn cấp để ngăn chặn bạo động tại bang Rakhine. Trong bài phát biểu tại Malaysia ngày 27/4/2014, ông Obama khẳng định “công cuộc chuyển đổi của Myanmar sẽ không thể thành công nếu các tín đồ đạo Hồi bị đàn

áp”. Tháng 5/2014, việc Quốc hội Myanmar khởi thảo dự luật hạn chế việc kết hôn giữa những ngƣời không cùng tôn giáo đã gây ra làn sóng chỉ trích tại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ hết sức quan ngại về sự việc này. Cũng trong tháng 5/2014, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết số 418, yêu cầu Chính phủ Myanmar chấm dứt phân biệt đối xử đối với ngƣời Rohingya, tôn trọng nhân quyền đối với các nhóm sắc tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi Chính phủ Mỹ tiếp tục gây áp lực đối với Myanmar.21

Với những nỗ lực to lớn, Mỹ đã xác lập đƣợc ảnh hƣởng nhất định tại Myanmar thông qua tác động vào hoạch định và thực hiện các chính sách quản lý, điều hành đất nƣớc đối với chính phủ Myanmar, tạo ra sự biến đổi nhất định về xã hội tại Myanmar do “giá trị Mỹ” đã từng bƣớc thâm nhập và có chỗ đứng tại quốc gia này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)