Về phía Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 40 - 44)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Trên lĩnh vực chính trị đối ngoại

2.1.2. Về phía Trung Quốc

Trong lúc Mỹ chú trọng tăng cường cải thiện quan hệ với Myanmar, Trung Quốc cũng nỗ lực bảo toàn, duy trì những ưu thế, lợi ích sẵn có tại quốc gia chùa

vàng này. Trung Quốc là chỗ dựa của Myanmar trong suốt thời gian Myanmar bị cô

lập, bao vây, cấm vận bởi Mỹ và phƣơng Tây. Vì vậy, Trung Quốc đã xác lập đƣợc ảnh hƣởng nhất định tại Myanmar. Trung Quốc nỗ lực duy trì ảnh hƣởng tại địa bàn này thông qua việc tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar, chính quyền quân sự trƣớc đây và phần lớn quan chức chính quyền hiện nay, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao, vốn cơ bản là những tƣớng lĩnh quân đội chuyển sang. Trung Quốc cũng duy trì mối quan hệ và sức ảnh hƣởng đối với phần đông những dân tộc thiểu số Myanmar sống trên biên giới giáp Trung Quốc, nhất là những ngƣời gốc Hán sang định cƣ tại bên kia biên giới với Myanmar.

Sau khi nhận đƣợc sự ủng hộ của Trung Quốc về bản Hiến pháp 2008, Phó Thống tƣớng Maung Aung Aye thăm Trung Quốc (6/2009). Phía Trung Quốc, ông

21http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4912-my-dung-truoc-su-lua-chon-moi-trong-chinh-sach-doi- voi-myanmar

Tập Cận Bình trong vai trò Phó Chủ tịch nƣớc lại lên tiếng bênh vực Myanmar trƣớc truyền thông quốc tế, vẫn với thông điệp không can thiệp vào Myanmar. Quan trọng hơn, ông Tập cam kết với đối tác: “Trung Quốc sẽ duy trì hòa bình và ổn định biên giới hai nƣớc bằng việc không can thiệp vào nội bộ Myanmar, Trung Quốc luôn là bạn hữu của Myanmar và sẽ duy trì những lợi ích chính đáng của Myanmar”22. Trong khi đó, Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Trung Quốc xem mối quan hệ với Myanmar quan trọng trong chính sách đối ngoại và Trung Quốc sẽ bảo vệ những lợi ích chính đáng của Myanmar trong cộng đồng quốc tế”23. Từ tuyên bố của ông Tập Cận Bình và Ôn Giao Bảo, Trung Quốc luôn nhất quán việc bảo vệ Myanmar và đề cao vai trò của nƣớc này trong ƣu tiên chính sách của mình. Những khả năng can thiệp và tác động từ các đối thủ khác đều đƣợc Trung Quốc trên kênh ngoại giao nguyên thủ ngăn chặn và hòa giải.

Hơn một năm sau chuyến công du của Đại tƣớng Maun Aye, Tổng thống Than Shwe tới Trung Quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong việc chuyển biến các nhóm ngừng bắn thành Lực lƣợng Bảo vệ Biên phòng và cho Tổng tuyển cử diễn ra (7/11/2010). Trong cuộc hội đàm với ông Nga Bang Quốc (9/9/2010), ông Than Shwe tái khẳng định quan điểm của Myanmar về Trung Quốc: “Myanmar vẫn sẽ luôn cam kết phát triển mối quan hệ chiến lƣợc với Trung Quốc”24

. Myanmar cam kết duy trì các dự án nhƣ đƣờng sắt Shweli - Kyaukphyu với phía đối tác. Chuyến thăm lần này của ông Than Shwe diễn ra khi ngày càng có nhiều quốc gia tán thành hỗ trợ việc LHQ điều tra vi phạm ngƣợc đãi và cƣỡng bức lao động tại Myanmar. Đặc biệt, Mỹ, Anh, Australia, Canada, Cộng hòa Séc và Slovakia đã bày tỏ sự ủng hộ cho đề nghị báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình hình nhân quyền ở Myanmar. Ngoài ra, ông Tomas Ojea Quintana, đặc phái viên LHQ về vấn đề nhân quyền và Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã kêu gọi Liên minh châu Âu và các chính

22 New Light of Myanmar (21 June 2009)

23 Wen Jiabao meets with Myanmar state peace and development council vice-chairman Maung Aye,

phủ hỗ trợ cho một cuộc điều tra quốc tế nhằm vào Myanmar. Chuyến công du của ông Than Shwe cho thấy khả năng Myanmar hƣớng đến Trung Quốc nhằm tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp chính trị chống lại áp lực quốc tế và sự đồng thuận của Trung Quốc cho cuộc Tổng tuyển cử sắp diễn ra.

Kể từ khi chính phủ dân sự do Tổng thống Thein Sein lên cầm quyền tại Myanmar, chính sách của Trung Quốc hướng tới Myanmar có sự điều chỉnh sát

sao, nhạy bén, đáp ứng với hoàn cảnh mới. Trung Quốc chú ý duy trì quan hệ tốt

với các đảng không cầm quyền ở Myanmar. Trong suốt giai đoạn chính phủ quân sự tại Myanmar cầm quyền trƣớc khi chính phủ dân sự chính thức ra đời, Trung Quốc đã cố gắng tránh gặp gỡ và tiếp xúc với các đảng phái và chính trị gia đối lập của Myanmar, kể cả NLD, kiên định ủng hộ chính phủ quân sự. Tuy nhiên, chính sách này đã chấm dứt sau khi chính phủ dân sự do ông Thein Sein đứng đầu đƣợc thành lập đầu năm 2011, nhất là sau cuộc bầu cử bổ sung 2012 đƣa đại biểu NLD tham gia Quốc hội Myanmar. Ngày 5/4/2011, ông Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia lần thứ 11 của Hội nghị Chính trị Hiệp thƣơng nhân dân Trung Quốc thăm Myanmar. Trong chuyến thăm, ông đã đánh giá cao vai trò của Myanmar: “Sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Myanmar trên cơ sở láng giềng thân thiện và phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nƣớc, cũng là chính sách không thể lay chuyển của Trung Quốc”.25 Ngày 27/5/2011 tại Bắc Kinh, nhân chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein tới Trung Quốc, hai nƣớc đã nhất trí ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện Trung Quốc-Myanmar.

Bên lề Hội nghị Bác Ngao ngày 05/4/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein, một lần nữa nhấn mạnh sự coi trọng quan hệ với Myanmar: “Quan hệ song phƣơng sẽ không bị ảnh hƣởng bởi những thăng trầm trong chính trị quốc tế hoặc bị phân tâm bởi các lực lƣợng bên ngoài và hai bên nên kiên định thúc đẩy tình hữu nghị”. Từ chuyến công du của Ủy viên Bộ chính trị Giả Khánh Lâm, tới lời kêu gọi của Phó Chủ tịch nƣớc Tập Cận

25 Press release: H.E. Mr. Jia Qinglin‟s goodwill visit to the republic of the Union of Myanmar, May 17 2011,

Bình 2012, sau là Chủ tịch nƣớc 2013, tất cả những diễn biến trên biểu thị sự tập trung, theo sát bối cảnh, tình hình, diễn biến chính trị tại Myanmar từ phía quan chức cao cấp Trung Quốc. Với khoản hỗ trợ thiên tai, cung cấp tín dụng ƣu đãi, cho tới lời thúc giục phía Myanmar tập trung trong hợp tác, tránh sao nhãng bởi các nhân tố bên ngoài, là những bƣớc điều chỉnh chính sách hết sức linh hoạt, phù hợp của Trung Quốc trong bối cảnh Myanmar đang dần thay đổi.

Bên cạnh mối quan hệ Nhà nước - Nhà nước, Trung Quốc còn tích cực mở rộng mối quan hệ với các đảng phái chính trị khác và các tổ chức xã hội của người dân tại Myanmar. Năm 2013, Chính phủ Trung Quốc đã mời nhiều đoàn đại biểu cấp cao từ các đảng phái khác nhau ở Myanmar nhƣ Đảng Dân chủ vùng Mon (AMRCP), Đảng Thống nhất quốc gia (NUP), Liên đoàn dân chủ quốc gia (NDF), Đảng dân chủ quốc gia Shan (SNDP), Đảng dân chủ quốc gia Rakhine (RNDP) và đặc biệt là NLD thăm Trung Quốc. Đây là động thái mới của Trung Quốc và đƣợc cho là nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2015, khi những lực lƣợng chính trị đối lập có sự cải thiện vị trí nhất định trong cán cân quyền lực và hệ thống chính trị Myanmar thì Trung Quốc đã có những quan hệ và sức ảnh hƣởng nhất định với những “yếu tố mới” này. Cuối tháng 4/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Chủ tịch USDP Shwe Man tại Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên tới Trung Quốc nhân danh mối quan hệ đảng phái - đảng phái. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Chủ tịch Shwe Man rằng, cả hai nƣớc cần nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar “từ một quan điểm dài hạn và chiến lƣợc, duy trì hòa bình biên giới, thúc đẩy phát triển và mang lại hạnh phúc cho nhân dân”. Đặc biệt, sau khi giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2015, Chính phủ Myanmar dƣới sự điều hành của NLD càng thể hiện rõ hơn những động thái trong quan hệ với Trung Quốc. Những kết quả đạt đƣợc trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8/2016 và cuộc gặp bên lề Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi (nhóm BRICs) và Lãnh đạo các nƣớc thuộc “Nhóm sáng kiến vịnh Bengal vì hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa lĩnh vực” giữa bà Aung San Suu Kyi và ông Tập

Cận Bình cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Myanmar là hết sức chiến lƣợc và thực dụng.

Trung Quốc cũng phát động chiến dịch ngoại giao nhân dân để giải quyết căng thẳng giữa người dân Myanmar với Trung Quốc. Để đối phó với làn sóng chống Trung Quốc ngày càng dâng cao của ngƣời dân Myanmar trong việc phản đối các dự án của Trung Quốc tại Myanmar có thể gây tác hại lớn đến môi trƣờng, từ năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch ngoại giao nhân dân mạnh mẽ. Theo đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở thành phố Yangon đã tích cực tƣơng tác với ngƣời dân Myanmar, nhất là tại các địa phƣơng có các dự án hợp tác với Trung Quốc thông qua một địa chỉ mạng và một tài khoản Facebook để nghe ý kiến đề nghị của ngƣời dân Myanmar, làm giảm mức căng thẳng trong cuộc đấu tranh. Trung Quốc cũng huy động các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan truyền thông Trung Quốc vào chiến dịch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)