Phản ứng chính sách của Myanmar đối với Mỹ và Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 69 - 74)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Phản ứng chính sách của Myanmar đối với Mỹ và Trung Quốc

Myanmar có chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết, quan hệ với tất cả các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc láng giềng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lƣợc lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không biến nƣớc mình thành căn cứ quân sự của nƣớc khác, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực. Chính sách đối ngoại từ “quan hệ song phƣơng” sang “hội nhập khu vực” và “quan hệ đa phƣơng”, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nỗ lực tạo hình ảnh tích cực trong mắt bạn bè thế giới nhằm từng bƣớc dỡ bỏ bao vây cấm vận của Mỹ, EU và các tổ chức quốc tế khác. Chính sách đối ngoại của Myanmar hƣớng tới việc bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh và phát triển kinh tế, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu ổn định, công bằng vì sự bền vững của môi trƣờng, giá trị về tự do, tự chủ, truyền thống văn hóa và đoàn kết dân tộc.46

3.2.1. Chính sách của Myanmar đối với Mỹ

Myanmar đã điều chỉnh chính sách ngoại giao, có một số cải cách về chính trị, pháp luật để Mỹ xóa dần các biện pháp cấm vận đối với mình. Kể từ tháng 3/2011, Chính phủ Myanmar đã cho phép một cách rộng rãi các quan chức Chính phủ Mỹ tiến hành các chuyến thăm và làm việc tại Myanmar. Chính phủ Myanmar đồng ý cấp visa cho các quan chức Mỹ, thậm chí cả những nhân vật đã từng có những hành động chỉ trích gay gắt đối với Chính quyền Myanmar, cho phép các cuộc gặp gỡ ở cấp cao và không ngăn cản những cuộc tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi.

Trong chuyến thăm lịch sử tới Mỹ tháng 9/2012, Tổng thống Thein Sein đã đƣa ra 11 cam kết mà Chính quyền của ông sẽ thực hiện nhằm minh chứng rằng tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar là đáng tin cậy. Những cam kết đó là: (1) Cho phép Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tiếp cận nhà tù của Myanmar; (2) Thành lập Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar; (3) Cho phép những ngƣời trong danh sách đen đƣợc đến và rời Myanmar; (4) Bắt đầu tiến trình tiếp cận với các tù nhân chính trị mang trọng tội; (5) Thiết lập lệnh ngừng bắn ở bang Kachin, xây dựng các giải pháp chính trị bền vững với các sắc tộc thiểu số; (6) Thực hiện các hành động kiên quyết ở bang Rakhine; (7) Cho phép tổ chức nhân đạo quốc tế tiếp cận các khu vực bị ảnh hƣởng bởi xung đột; (8) Ký nghị định thƣ bổ sung đối với Thỏa thuận bảo đảm toàn diện của cơ quan nguyên tử LHQ; (9) Ngừng mua vũ khí từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên; (10) Chính phủ công khai minh bạch hơn và (11) Chống buôn ngƣời.47

Ngày 20/5/2013, Tổng thống Thein Sein đã có chuyến thăm chính thức thứ 2 đến Mỹ, trong bài phát biểu tại Trƣờng nghiên cứu quốc tế cao cấp John Hopkins, Thein Sein khẳng định: Đây là thời kỳ mới trong quan hệ đối tác giữa hai Chính phủ Myanmar-Mỹ và tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Ông cũng kêu gọi Mỹ hỗ trợ Myanmar trong tiến trình chuyển đổi của đất nƣớc, đặc biệt là sự ủng hộ của Chính

47 Xem Sullivan, Dan (2013), Burma‟s Promise: President Thein Sein‟s 11 Commitments to Obama, Foreign Policy in Focus, November 19, http://fpif.org/burmas-promise-thein sein-11-commitments-Obama.

phủ, Quốc hội và các tổ chức xã hội dân sự của Mỹ do sự thành công của tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar.48

Myanmar đã tham gia cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Hổ mang vàng” năm 2013 do Mỹ và Thái Lan tổ chức. Myanmar cũng tăng cƣờng hợp tác với Mỹ thông qua chƣơng trình “Quan hệ đối tác Mỹ-Myanmar vì Dân chủ, Hòa bình và Thịnh vƣợng”.

3.2.2. Chính sách của Myanmar đối với Trung Quốc

Trƣớc năm 2011, vì sự tồn tại của chế độ quân sự và mong muốn giảm bớt chỉ trích từ quốc tế, nhất là việc Trung Quốc bảo vệ Myanmar khỏi nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an LHQ49, Myanmar tích cực nâng cao quan hệ hữu nghị với Trung Quốc thông qua các chuyến thăm cấp cao, hai bên đã ký đƣợc nhiều bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự…

Kể từ khi Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền năm 2011, Myanmar đã điều chỉnh chính sách với Trung Quốc theo hƣớng bình đẳng hơn, đồng thời cân bằng lợi ích của Trung Quốc với lợi ích của các cƣờng quốc khác.

Ngày 30/9/2011, Tổng thống Thein Sein ra quyết định đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone đƣợc Trung Quốc đầu tƣ. Đây là dự án bị ngƣời dân Myanmar phản đối gay gắt vì với chiều cao 152m theo dự kiến, mặt hồ chứa có diện tích bằng nƣớc Singapore sẽ đƣợc tạo ra và nhấn chìm những di sản văn hóa, sinh thái học và lịch sử quan trọng của Myanmar, hàng chục ngôi làng sẽ bị xóa tên trên bản đồ, hơn 10.000 ngƣời dân mất chỗ ở, hơn nữa, sự có mặt của một số lƣợng lớn lao động ngƣời Trung Quốc làm việc tại khu dự án cũng gây ảnh hƣởng đến cảnh quan văn hóa địa phƣơng. Việc Tổng thống Thein Sein đình chỉ dự án này mang tính biểu tƣợng cao, nhƣ là một lời quở trách công khai với Trung Quốc, tuy nhiên, điều này

48 Speech delivered by His Excellency U Thein Sein, Presisent of the Republic of the Union of Myanmar at johns Hopkins SAIS (Washington D.C, 20 May 2013),

có thể dẫn đến những căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc cản trở sự phát triển kinh tế của địa phƣơng.50

Ngoài đập Myitsone, chính phủ Thein Sein cũng trì hoãn việc xây dựng dự án đƣờng sắt Myanmar-Trung Quốc và mỏ đồng Latpadaung, thành lập một ủy ban điều tra tại mỏ Latpadaung và một ủy ban thực hiện do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu; tiến hành đàm phán lại các điều khoản với các tập đoàn Trung Quốc. Đồng thời, Myanmar cũng chuẩn bị tham gia Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI), một tiêu chuẩn toàn cầu để nâng cao sự quản lý có trách nhiệm và minh bạch tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, chính phủ Thein Sein cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua 30% cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nƣớc bị cổ phần hóa, nhƣng nhà đầu tƣ Trung Quốc chỉ đƣợc mua 15%.

Về mặt chính trị, tự tin với những thành tựu cải cách của mình, Myanmar không còn phải đấu tranh giữa mong muốn vừa làm hài lòng Trung Quốc, vừa đảm bảo tính thống nhất của ASEAN. Theo cố vấn của Tổng thống Thein Sein, “Myanmar xác định lập trƣờng về Biển Đông của mình phù hợp với lợi ích quốc gia và tính thống nhất của ASEAN với tƣ cách là một tổ chức khu vực”51. Điều này có nghĩa rằng Myanmar không có ý định ủng hộ lập trƣờng của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tháng 01/2015, quân đội Myanmar bắt giữ hơn 100 ngƣời khai thác gỗ trái phép của Trung Quốc ở bang Kachin52. Tháng 02/2011, cuộc xung đột Kokang bùng phát, bom từ phía Myanmar rơi vào lãnh thổ Trung Quốc gây ra cái chết của 5 công dân nƣớc này. Cuối tháng 4/2011, Chủ tịch USDP Shwe Man thăm Bắc Kinh và có nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đến tháng 8 ông đã bị bãi chức Chủ tịch Đảng.

Ngoài những điều chỉnh kể trên, Chính phủ Thein Sein nhìn chung vẫn cố gắng duy trì tốt mối quan hệ song phƣơng hữu nghị với Trung Quốc. Từ thực tế hai

50 Melody Kemp 2012, China presses Myanmar on Stalled dam, http://www.atimes.com/atimes/Southeast- Asia/NB07Ae01.html, Feb 2012

51 Yun Sun, Myanmar in US – China relations, Stimson Issue Brief No3, 2014, p. 63

52 Myanmar Arrests Dozens of Chinese for Illegal Logging, https://www.voanews.com/a/myanmar-burma- military-arrest-chinese-illegal-logging/2587701.html, 06 January 2015

chuyến thăm và làm việc kể tiếp trong khoảng một năm rƣỡi của Tổng thống Thein Sein tới Trung Quốc sau khi nhậm chức, ông đã chứng tỏ sự linh hoạt và chủ động trong chính sách hƣớng tới chính quyền Trung Quổc trên cả hai phƣơng diện: (i) dành sự ƣu tiên số một trong chính sách của Myanmar đối với Trung Quốc, thể hiện sự tôn trọng và đặt ƣu tiên đối ngoại cao nhất với nƣớc này; (ii) tăng cƣờng tìm kiếm các cơ chế hợp tác, thúc đẩy đầu tƣ tài chính, xây dựng hạ tầng cơ sở từ phía các doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar, cũng nhƣ tìm đầu ra cho thị trƣờng đá quý, nông và lâm sản của Myanmar trong thị trƣờng rộng lớn của Trung Quốc. Trung Quốc đáp lại bằng thiện chí với việc tạo ra những cơ hội mang tính xúc tiến nhằm thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, thƣơng mại giữa doanh nghiệp hai nƣớc.

Trƣớc các động thái gia tăng áp lực chính trị từ phía lãnh đạo Trung Quốc đối với phía đồng cấp Myanmar. Giữa năm 2014, trong chuyến thăm kỷ niệm 60 năm Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình tại Bắc Kinh, Tổng thống Thein Sein ra thông điệp thể hiện quyết tâm coi trọng chính sách hƣớng tới Trung Quốc với tuyên bố: “Myanmar đánh giá cao vai trò hỗ trợ lâu dài của Trung Quốc và cam kết đảm bảo các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. “Doanh nghiệp Trung Quốc đƣợc chào đón đầu tƣ vào Myanmar”.53

Sau khi NLD giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2015, Myanmar có nhiều động thái “xích lại” gần hơn với Trung Quốc. Ngay sau đó, lãnh đạo NLD, bà Aung San Suu Kyi phát biểu rằng Myanmar không có kẻ thù, nhƣng quan hệ với các nƣớc láng giềng thì luôn nhạy cảm hơn, cần phải xử lý mối quan hệ với các nƣớc láng giềng một cách thận trọng. Bà cũng cho biết chính sách đối ngoại của Myanmar là sự cân bằng, duy trì quan hệ thân thiện với các nƣớc dù xa hay gần, vì vậy nếu cả hai bên cùng sẵn sàng thì không có lý do gì để không thiết lập quan hệ hữu nghị.54

53 Chinese, Indian, Myanmar leaders mark 60-yr-old peace principles,

http://news.xinhuanet.com/english/china/2014-06/28/c_133445360.htm

Ngày 15/3/2016, ông Htin Kyaw, ứng viên của NLD đã đƣợc Quốc hội Liên bang bầu làm Tổng thống Myanmar. Sau đó, bà Aung San Suu Kyi đã thăm Trung Quốc từ 17-21/8 với kỳ vọng mở ra một chƣơng mới trong hợp tác giữa Trung Quốc và Myanmar. Đây là nơi bà đến thăm chính thức đầu tiên kể từ khi đảng của bà lên nắm quyền, thể hiện ƣu tiên của NLD trong chính sách đối với Trung Quốc. Mặc dù bà Aung San Suu Kyi theo đuổi mục tiêu dân chủ theo kiểu phƣơng Tây, bản thân bà cũng nhƣ NLD giành đƣợc quyền lãnh đạo không tách khỏi vai trò của Mỹ, nhƣng Myanmar là nƣớc láng giềng của Trung Quốc, có quan hệ truyền thống lâu đời và có mối quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, nên Chính phủ mới của Mynamar buộc phải ƣu tiên xử lý quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra, Myanmar cũng muốn tranh thủ sự hỗ trợ về chính trị của Trung Quốc đối với tiến trình hòa giải dân tộc ở đất nƣớc này. Vào thời điểm đó, Chính phủ Myanmar đang nỗ lực thực hiện tiến trình hòa giải dân tộc, đối thoại và ký các hiệp định hòa giải với các dân tộc thiểu số. Trong đó, khu vực Kachin phía Bắc Myanmar đa phần là ngƣời Hoa hoặc có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Để đạt đƣợc hòa giải với lực lƣợng dân tộc thiểu số ở đây thì Chính phủ Myanmar rất cần vai trò của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)