Về chính sách với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 88 - 91)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số bài học cho Việt Nam

3.4.3. Về chính sách với Trung Quốc

Mặc dù Myanmar thực hiện chính sách ngoại giao đa phƣơng và thúc đẩy quan hệ với Mỹ nhƣng vẫn luôn coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, tuy nhiên, chính sách của Myanmar ngày càng có bƣớc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế cũng nhƣ hạn chế những tác động tiêu cực từ việc bị Trung Quốc chi phối. Tuy phụ thuô ̣c nhiều vào Trung Quốc về chính tri ̣ , quân sƣ̣, kinh tế, nhƣng chính quyền Myamar vẫn luôn thận t rọng trong quan hệ với Trung Quốc . Các cấp chính quyền Myanmar qu ản lý rất chặt chẽ lực lƣợng ngƣời Myanmar gốc Hoa, trong đó có việc quy định ngƣời Hoa muốn nhập quốc tịch Myanmar phải trải qua 3 đời sinh sống liên tục tại Myanmar. Những ngƣời Hoa vi phạm pháp luật đều bị trục xuất về Trung Quốc. Tƣ̀ đầu năm 2011, hai dƣ̣ án thủy điê ̣n Lahar và Tarpein do Trung Quốc đầu tƣ ta ̣i bang Kachin buô ̣c phải ngƣ̀ng thi công do sƣ̣ phản đối của dân chúng đi ̣a phƣơng và lƣ̣c lƣợng vũ trang ly kh ai Kachin (KIA) về tác đô ̣ng xấu của các đập thủy điện đối với môi trƣờng sinh thái . Ngày 30/9/2011, đáp ứng yêu cầu của dân chúng Myanmar, Tổng thống Thein Sein đã trình Quốc hội thông qua và tuyên bố ngừng xây dựng dự án thủy điện Myitsone trên sông Irrawaddy bang Kachin trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc là chủ đầu tƣ để bảo vệ môi trƣờng sinh

thái cho khu vực này. Phía Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trƣớc quyết định này của chính phủ Myanmar. Đáp lại, từ ngày 24-26/11/2011, phía Myanmar cử Phó Tổng thống Tin Aung Myint Oo sang thăm Trung Quốc giải thích rõ lập trƣờng của Myanmar và bàn các biện pháp khắc phục hậu quả.59

Hơn nữa, để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc , Myanmar đã mở rô ̣ng quan hê ̣ với Nga , Ấn Độ, Nhật Bản, gia nhâ ̣p ASE AN, khuyến khích thế giới bên ngoài đầu tƣ vào Myanmar ; mua vũ khí hiê ̣n đa ̣i của Nga , Ấn Độ để phá thế độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vƣ̣c quân sƣ̣ ta ̣i Myanmar . Hiện nay, Myanmar có Đại sứ quán tại Bắc Kinh, Tổng Lãnh sự quán tại Côn Minh và Hồng Kông. Trung Quốc có Đại sứ quán tại Yangon và Tổng lãnh sự quán tại Mandalay. Myanmar tôn trọng chính sách một nƣớc Trung Quốc, không có quan hệ với Đài Loan mặc dù có nhiều doanh nghiệp Đài Loan đầu tƣ và kinh doanh tại Myanmar.

Tƣơng tự nhƣ đối với Myanmar, đối với Việt Nam, Trung Quốc vừa là nƣớc láng giềng, vừa là nƣớc lớn, vừa là đối tác, vừa là đối tƣợng lớn nhất, phức tạp nhất. Do vậy, đối với Trung Quốc, Việt Nam cần phải quán triệt phƣơng châm: khai thác tối đa khía cạnh đối tác để đẩy lùi và hóa giải mặt đối tƣợng. Theo đó, mục tiêu tổng quát của ta trong quan hệ với Trung Quốc là tiếp tục tăng cƣờng hợp tác trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi, hóa giải những mâu thuẫn để duy trì môi trƣờng hòa bình và củng cố tình hữu nghị, quan hệ láng giềng, cụ thể:

Về chính trị ngoại giao, cần thúc đẩy mọi nỗ lực để xây dựng và củng cố lòng tin giữa lãnh đạo và nhân dân 2 nƣớc, tìm ra các biện pháp mới để Trung Quốc hiểu là ta thực sự muốn xây dựng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Chủ động phối hợp, thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực và trên những vấn đề cụ thể phù hợp với lợi ích của ta. Khi nảy sinh những vấn đề phức tạp, cần kiên trì nguyên tắc, song linh hoạt, xử lý có lý, có tình, thông qua nhiều kênh đối thoại, tiếp xúc nhƣ Đảng, Chính quyền, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể, trung ƣơng, địa phƣơng, các Bộ, Ngành, ngoại giao nhân dân… Cùng nhau phối hợp ngoại giao trên

các diễn đàn khu vực và quốc tế những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, cùng chia sẻ lợi ích, nhất là trong hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao đông Á, hợp tác trong APEC và LHQ. Trong nhiều trƣờng hợp, nên công khai hóa các hoạt động và nội dung ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc để tránh sự hiểu lầm hay gây chia rẽ giữa ta với các đối tác khác, đồng thời tranh thủ sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, trong đó có cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài cũng nhƣ giảm thiểu sự thiệt hai do “ngoại giao đi đêm” mang lại mà ta không lƣờng trƣớc đƣợc.

Về kinh tế, thƣơng mại, cần thúc đẩy trao đổi mậu dịch đi đôi với giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc. Cùng với chủ động xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm đối tác, tìm ra các sản phẩm xuất khẩu mới, cần có biện pháp mới thu hút đầu tƣ từ các nƣớc khác vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh tại thị trƣờng Trung Quốc; tiếp tục rà soát các văn bản pháp lý đã đƣợc kí kết để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tăng thu hút đầu tƣ từ Trung Quốc, nhƣng phải có chọn lọc để đảm bảo lợi ích trƣớc mắt và lâu dài, nên khuyến khích Trung Quốc đầu tƣ vào một số ngành công nghiệp nhẹ hay sản xuất các nguyên liệu đầu vào cho các ngành nhƣ nguyên phụ liệu dệt may, da, phân bón, luyện thép… để giảm nhập siêu và bình ổn giá tiêu dùng trong nƣớc. Chủ động hƣởng ứng, nhƣng không đi đầu và thực hiện từng bƣớc phƣơng án hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế” và chiến lƣợc “Một trục hai cánh” trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Về an ninh, quốc phòng và giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, tích cực mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh cả truyền thống và phi truyền thống bằng tăng cƣờng các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan an ninh-quốc phòng, trong đó sử dụng có hiệu quả đƣờng dây nóng đã đƣợc thiết lập giữa hai bên. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, cần có bƣớc đi thích hợp để mang lại tính hiệu quả, tránh hình thức. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các hiệp định đã ký về biên giới và thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ các công ty dầu khí nƣớc ngoài đang hợp tác với ta thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa và

vùng biển của Việt Nam; kiên quyết giữ vững lập trƣờng và đấu tranh với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, khôn khéo quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, hợp tác giữa các địa phƣơng, chuyên ngành, hợp tác thanh niên giữa hai nƣớc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)