Về chính sách với Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 91 - 104)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số bài học cho Việt Nam

3.4.4. Về chính sách với Myanmar

Việt Nam và Myanmar là hai nƣớc cùng nằm trong khu vực ĐNA, là thành viên của ASEAN, có sự tƣơng đồng về vị trí địa chiến lƣợc và là điểm nhạy cảm trong cạnh tranh chiến lƣợc giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc, với tham vọng “giấc mộng Trung Hoa”, đã thực hiện chiến lƣợc “Một trục hai cánh” trong đó có các dự án lớn về phát triển đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy xuyên biên giới nối liền miền Nam Trung Quốc với Việt Nam và Myanmar; chiến lƣợc “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” trong đó muốn tạo ra một khối mậu dịch giữa Trung Quốc với các nƣớc ven bờ Tây TBD và Đông AĐD; và chiến lƣợc “Chuỗi ngọc trai”, trong đó phát triển hệ thống cơ sở hải quân của Trung Quốc từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc qua Biển Đông, xuyên ĐNA đến bờ Vịnh Bengal. Tất cả các dự án trên của Trung Quốc đã và đang trực tiếp tác động đến cả Việt Nam và Myanmar. Trong khi đó, Mỹ thực hiện chiến lƣợc “xoay trục” sang CA-TBD, “tái cân bằng chiến lƣợc” tại khu vực này, trong đó coi ĐNA là điểm quan trọng nhất. Do vị trí địa lý và hoàn cảnh chính trị, Mỹ đang cố gắng lôi kéo cả Myanmar và Việt Nam ủng hộ chiến lƣợc trên, gia tăng can dự vào các vấn đề của hai nƣớc nhằm duy trì và mở rộng vị thế, ảnh hƣởng vốn có tại khu vực, cũng là để cạnh tranh với Trung Quốc. Cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung, một mặt tạo ra sức “mặc cả”, “sức đề kháng”, “không gian co giãn” trong quan hệ của Việt Nam và Myanmar với hai cƣờng quốc, mặt khác tạo ra sức ép, “khó xử”, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc – nƣớc láng giềng có quan hệ hữu nghị bền chặt truyền thống của cả Việt Nam và Myanmar. Trong bối cảnh mới hiện nay khi cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế cũng nhƣ

duy trì bản sắc cũng nhƣ chủ quyền quốc gia dân tộc của Việt Nam và Myanmar đang chịu sức ép lớn của gia tăng cạnh tranh chiến lƣợc, nhất là cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung thì nhu cầu hợp tác giữa hai nƣớc cần phải đƣợc thúc đẩy. Những năm gần đây, hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trên các lĩnh vực đã có nhiều bƣớc tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để tăng cƣờng hơn nữa quan hệ song phƣơng, đặc biệt nhằm hỗ trợ nhau tận dụng những lợi thế và khắc phục những bất lợi của cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung, Việt Nam nên cân nhắc một số chủ trƣơng sau trong quan hệ với Myanmar:

Về chính trị, ngoại giao, Việt Nam cần tăng cƣờng hợp tác nhiều mặt với Myanmar trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện nhất quán chủ trƣơng ủng hộ Myanmar phát triển về mọi mặt, coi sự phát triển của Myanmar là cơ hội cho Việt Nam, bày tỏ sự ủng hộ tiến trình cải cách dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, quá trình hòa hợp dân tộc và mở cửa hội nhập với thế giới của Myanmar. Tăng cƣờng hơn nữa hợp tác chính trị ngoại giao thông qua việc đẩy mạnh các chuyến thăm và tiếp xúc trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nƣớc, Quốc hội và giao lƣu nhân dân; đồng thời duy trì các cơ chế hợp tác song phƣơng hiện có nhƣ Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phƣơng Việt Nam-Myanmar, Tham khảo Chính trị cấp Thứ trƣởng Ngoại giao, Tiểu ban Hỗn hợp Thƣơng mại và các cơ chế hợp tác chuyên ngành khác. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa Đảng ta với Đảng cầm quyền ở Myanmar. Việc thúc đẩy quan hệ với các đảng nhằm tạo nền tảng chính trị và sự tin cậy giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nƣớc.

Trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Myanmar trong ASEAN, cũng nhƣ các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng nhƣ CLMV, ACMECS, GMS, EWEC…; tăng cƣờng thống nhất trong phối hợp và hợp tác Việt Nam-Myanmar với các nƣớc liên quan trong việc sử dụng bền vững nguồn nƣớc sông Mê Kông; ủng hộ việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

(COC) giữa ASEAN với Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.

Về kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, Việt Nam cần thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận về hợp tác kinh tế mà lãnh đạo hai nƣớc đã đạt đƣợc thời gian qua, từ đó đƣa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Thúc đẩy thực hiện các gói giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhƣ cấp giấy phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài, thiết lập kênh thông tin kinh tế cập nhật tình hình hợp tác kinh tế hai nƣớc về chiến lƣợc và chính sách phát triển của Myanmar, tạo các điều kiện hỗ trợ cho hàng hóa Việt Nam vào thị trƣờng Myanmar nhƣ ƣu đãi thuế, bãi bỏ hạn ngạch… Thúc đẩy các dự án đầu tƣ theo lộ trình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam cũng nhƣ lộ trình mở cửa của Myanmar. Triển khai các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp phép của các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar một cách có hiệu quả, thiết thực và có tính thống nhất. Khuyến khích đầu tƣ khai thác và sử dụng các nguồn lực tại chỗ, kể cả vốn để đầu tƣ thực hiện dự án đầu tƣ quy mô vừa, phù hợp với khả năng và thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam và có khả năng đem lại hiệu quả cao để từ đó có thể tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, cần kiên trì theo đuổi những lĩnh vực đầu tƣ mang tính chiến lƣợc mà ta có lợi ích nhƣ ngân hàng, dầu khí, khai khoáng, hàng không, bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng, dƣợc phẩm và vật liệu xây dựng, chế tạo ô tô tải hạng nhẹ và máy móc, thiết bị điện. Đây là lĩnh vực mà phía Myanmar khuyến khích và ủng hộ. Thúc đẩy các dự án đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp ở Myanmar, hợp tác xây dựng kết nối đƣờng bộ giữa Myanmar-Lào-Việt Nam. Tăng cƣờng hiệu quả cơ chế họp Tiểu ban Hỗn hợp về Thƣơng mại. Thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ Thƣơng mại tại mỗi nƣớc để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ. Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp nhƣ Hiệp hội các nhà đầu tƣ Việt Nam tại Myanmar (AVIM) để thúc đẩy cơ chế phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.

Về quốc phòng, an ninh, Việt Nam cần tăng cƣờng hợp tác quốc phòng, an ninh với Myanmar trên cơ sở Thỏa thuận về Hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và Hiệp định Phòng chống tội phạm ký năm 2004; duy trì đối thoại an ninh cấp Thứ trƣởng giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ nội vụ Myanmar; triển khai hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định song phƣơng về phòng chống tội phạm. Việt Nam cần hợp tác với Myanmar ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, nhất là đấu tranh phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; tăng cƣờng hợp tác song phƣơng giải quyết các mối đe dọa và bảo đảm an ninh quốc gia ở mỗi nƣớc, tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực an ninh đối với các nƣớc thành viên GMS.

Trên các lĩnh vực khác, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác du lịch với Myanmar nhằm khai thác tốt lợi thế của mỗi nƣớc; tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, trao đổi đoàn nghệ thuật dân gian, giới thiệu sách, báo, chiếu phim và triển lãm ảnh… nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Myanmar; tăng cƣờng trao đổi giáo dục, hợp tác liên kết giữa các trƣờng đại học, cao đẳng hai nƣớc nhƣ trao đổi học giả, nghiên cứu sinh và cấp học bổng cho sinh viên sang học. Ngoài ra, trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt đƣợc, Việt Nam cần khuyến khích các địa phƣơng tăng cƣờng giao lƣu về văn hóa, thể thao, du lịch… kết nối các địa phƣơng Myanmar, nhất là với Naypyidaw, Yangon; thúc đẩy các hoạt động đoàn kết, hữu nghị của Hội hữu nghị Việt Nam-Myanmar, làm cầu nối giao lƣu các tổ chức, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giữa thanh niên hai nƣớc, qua đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa giữa hai nƣớc; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức quần chúng của Việt Nam tham gia vào công tác an sinh xã hội tại Myanmar, nhất là việc hỗ trợ Chính phủ Myanmar trong các đợt vận động, đóng góp cho các chƣơng trình nhân đạo, xóa đói giảm nghèo… tại các địa phƣơng có doanh nghiệp Việt Nam hoạt động.

Tiểu kết chƣơng 3:

Sự gia tăng can dự và cạnh tranh chiến lƣợc Mỹ - Trung tại Myanmar giai đoạn 2009-2016 tạo ra nhiều thuận lợi cho Myanmar phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế, đồng thời cũng làm cho tình hình chính trị - an ninh và kinh tế tại quốc gia này trở nên khá phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức đối với Myanmar.

Trong thời gian tới, cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar sẽ còn tiếp tục gia tăng do những tham vọng của cả hai cƣờng quốc tại khu vực CA-TBD nói chung và Myanmar nói riêng. Tổng thống D. Trump sẽ tiếp tục duy trì chính sách can dự, gia tăng ảnh hƣởng tại Myanmar, đặc biệt nhằm hiện thực hóa chiến lƣợc “Ấn Độ-TBD tự do và rộng mở” của mình. Trung Quốc, với tham vọng từng bƣớc trở thành siêu cƣờng thế giới, cũng sẽ tiếp tục tăng cƣờng ảnh hƣởng trong khu vực CA-TBD nói chung và Myanmar nói riêng, đáng chú ý là việc triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đƣờng”. Điều này buộc Myanmar phải có những nhận thức mới và hành động chiến lƣợc kịp thời để tận dụng những mặt tích cực của hợp tác và cạnh tranh chiến lƣợc giữa hai cƣờng quốc để duy trì an ninh, đổi mới nền kinh tế và chính trị trong nƣớc cũng nhƣ hội nhập có hiệu quả hơn vào hệ thống toàn cầu.

Cũng nhƣ Myanmar, trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tăng cƣờng cạnh tranh ảnh hƣởng, nếu Việt Nam biết tranh thủ tận dụng tốt những lợi ích mà hai nƣớc lớn mang lại thì không những sẽ có điều kiện phát triển tiềm lực quốc gia mà còn đóng vai trò nhƣ một nhân tố phát triển tích cực và ổn định mới, đóng góp vào sự phát triển thịnh vƣợng và giải quyết đƣợc nhiều khó khăn trong khu vực. Chúng ta cũng nên tăng cƣờng hợp tác, tận dụng những tiềm năng phát triển của Myanmar, thúc đẩy quan hệ hai nƣớc đi vào chiều sâu hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết và tiến bộ chung của cộng đồng ASEAN.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ- Trung tại Myanmar giai đoạn 2009-2016 diễn ra khá mạnh mẽ. Trong khi Trung Quốc có lợi thế về khoảng cách địa lý, mối quan hệ gần gũi truyền thống khá ổn định và bền chặt, nhất là trong thƣơng mại, an ninh – quốc phòng và quan hệ tộc ngƣời, thì Mỹ có sức lôi cuốn về thể chế, quan hệ hợp tác quốc tế cũng nhƣ phát triển công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Mỹ đang có những bất lợi mới nảy sinh trên con đƣờng giành ƣu thế địa-chính trị tại Myanmar. Mỹ sẽ khó khăn hơn so với Trung Quốc trong việc tiếp cận các cơ hội và mở rộng lợi ích thƣơng mại và đầu tƣ do hậu quả của chính sách cấm vận. Bên cạnh đó, Myanmar không phải là ƣu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc lại coi nƣớc này là điểm chiến lƣợc hàng đầu trên con đƣờng vƣơn ra AĐD một cách thuận tiện nhất. Trong khi đó, Trung Quốc đang phải thích ứng với “chính sách cân bằng nƣớc lớn” mà chính phủ dân sự Myanmar đang thực hiện thì Mỹ lại có sức hấp dẫn và lôi cuốn về công nghệ, thể chế và quan hệ bạn hàng quốc tế.

Tƣơng quan ảnh hƣởng hiện nay và xu hƣớng trong một vài năm tới, ảnh hƣởng của Trung Quốc ở Myanmar vẫn chiếm vai trò nổi trội, mặc dù không còn vị trí tƣơng đối độc tôn nhƣ trƣớc đây. Trong khi đó ảnh hƣởng của Mỹ ở Myanmar đang tăng nhanh, nhất là về khía cạnh chính trị - ngoại giao, nhƣng chƣa thể cân bằng với Trung Quốc ít nhất trong vài năm tới. Tuy nhiên, Mỹ sẽ phối hợp với Ấn Độ, Nhật Bản, phƣơng Tây và ASEAN để thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ và tái thiết Myanmar, chìa khóa đƣa đến thiết lập thế cân bằng chiến lƣợc tại quốc gia này. Dƣới nhiệm kỳ của Tổng thống D. Trump, cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại Myanmar sẽ còn tiếp tục theo xu hƣớng ngày càng gay gắt hơn.

Theo đuổi phƣơng châm đối ngoại đa phƣơng hóa, đa dạng hóa cùng chính sách “cân bằng nƣớc lớn”, thời gian qua Myanmar đã xử lý tƣơng đối tốt mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Tuy vẫn tiếp tục coi Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất, là quốc gia láng giềng có quan hệ hữu hảo truyền thống lâu đời và tiếp tục

theo đuổi các chính sách nhằm phát triển quan hệ song phƣơng Trung Quốc- Myanmar, đặc biệt là tạo điều kiện cho Trung Quốc đầu tƣ vào các dự án trọng điểm tại Myanmar, nhƣng quốc gia này cũng có những biện pháp cứng rắn với Trung Quốc khi thấy lợi ích quốc gia bị đe dọa, điển hình nhƣ việc ngừng các dự án thủy điện quy mô lớn do Trung Quốc đầu tƣ hay thực hiện các chính sách “mạnh tay” với ngƣời Hoa tại Myanmar. Ngƣợc lại, về phía Mỹ, mặc dù bị Mỹ bao vây cấm vận và liên tục gây sức ép trên nhiều vấn đề, Myanmar vẫn có những nhƣợng bộ nhất định trong quan hệ với Mỹ nhằm phá thế bao vây cô lập, tận dụng nguồn lực của Mỹ và đồng minh để phát triển kinh tế, cải cách chính trị. Nhìn chung, với chính sách mềm dẻo linh hoạt và thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, Myanmar đã tận dụng tốt những lợi thế từ cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ- Trung để xử lý các vấn đề nội bộ, ổn định tình hình trong nƣớc, nâng cao tiềm lực quốc gia, từng bƣớc khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Cùng trong khu vực ĐNA với Myanmar, Việt Nam cũng nằm tại trung tâm của sự hợp tác và cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc và chịu sự tác động to lớn của chiến lƣợc của hai cƣờng quốc này. Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn từ những chính sách mới của Trung Quốc và Mỹ, nhƣng sự cạnh tranh Mỹ- Trung cũng đang tạo ra một môi trƣờng quốc tế mới có những nhân tố tích cực đối với Việt Nam. Việc triển khai một chiến lƣợc đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo với hai siêu cƣờng này sẽ tạo ra những lợi thế lớn cho việc duy trì hòa bình và tận dụng các lợi thế của môi trƣờng quốc tế. Do vậy, Việt Nam nên coi cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc là một phƣơng châm chiến lƣợc trong chính sách đối ngoại của mình. Bênh cạnh đó, Việt Nam cũng cần chú ý phát triển quan hệ hợp tác với Myanmar, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với sự gia tăng cạnh tranh ảnh hƣởng Mỹ-Trung tại khu vực ĐNA cũng nhƣ tại bản thân mỗi nƣớc Việt Nam và Myanmar.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Văn Anh, Trần Hữu Trung, “ASEAN với tiến trình Cải cách dân chủ ở Myanmar”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, 2012

2. Nguyễn Ngọc Ánh, “Mianma trong chiến lƣợc của Trung Quốc và Mỹ”, Tạp

chí Quan hệ quốc phòng, số 18/2012

3. Tùng Dƣơng, Quan hệ Mỹ - Mi-an-ma thời gian gần đây, Tạp chí Kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)