Trên lĩnh vực quốc phòng anninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 51 - 56)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Trên lĩnh vực quốc phòng anninh

2.3.1. Về phía Mỹ

Mỹ đã từng bước cải thiện quan hệ song phương trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng với Myanmar, tạo ra những bước phát triển mới trong quan hệ giữa quân đội hai nước. Biểu hiện rõ nét trong vấn đề này là từ năm 2011 đến nay, Mỹ đã chủ động tiếp cận quân đội Myanmar từ thấp đến cao, lấy viện trợ, giúp đào tạo, huấn luyện, trao đổi kinh nghiệm... là những bƣớc đi đầu tiên. Trên thực tế, Mỹ đã thực hiện đối thoại và tiến hành một số hoạt động đào tạo cho quân đội Myanmar về nhân quyền và lập pháp trong lĩnh vực quân sự, cử sĩ quan cao cấp của Bộ Tƣ lệnh TBD sang thủ đô Naypyidaw để trao đổi, tuyên truyền về nhân quyền và pháp luật cho sĩ quan cao cấp Myanmar. Ngay từ tháng 12/2011, trong khi Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary tới thăm Myanmar, hai nƣớc đã nhất trí “triển khai một đợt hoạt động mới”, theo đó cùng tìm kiếm hài cốt lĩnh Mỹ đã hy sinh tại Myanmar trong

Leon Panetta bày tỏ, cùng với việc nâng cấp quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc trên lĩnh vực quốc phòng-quân sự, cá nhân ông sẽ nỗ lực thảo luận về “quan hệ an ninh” với Myanmar. Tháng 9/2012, Diễn đàn an ninh cấp cao hai nƣớc tập trung thảo luận xoay quanh triển vọng xây dựng lại dự án huấn luyện và giao lƣu quân đội song phƣơng đã đƣợc triển khai. Ngày 18/10/2012, Mỹ tuyên bố mời Myanmar tham gia cuộc tập trận thƣờng niên mang tên “Hổ mang vàng” đƣợc tổ chức tại Thái Lan. Hành động này là “bƣớc đi đầu tiên” mà Mỹ chính thức tiếp xúc với quân đội Myanmar. Ngày 11/02/2013, lần đầu tiên Myanmar với tƣ cách là nƣớc quan sát viên tham gia cuộc tập trận chung “Hổ mang vàng” lần thứ 32 do quân đội Mỹ và Thái Lan tổ chức. Trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ phụ trách an ninh khu vực CA- TBD khẳng định: Nếu Mỹ không hỗ trợ Quân đội Myanmar thì việc chuyển đổi sang nền dân chủ của nƣớc này có thể sẽ bị thất bại. Vì vậy, việc Mỹ đẩy mạnh quan hệ với Quân đội Myanmar là rất quan trọng và nó sẽ đóng góp vào thành công chung của phong trào cải cách đang diễn ra tại Myanmar. Nhƣ vậy, mục đích của Mỹ trong lĩnh vực này là nhằm khuyến khích quân đội Myanmar cải cách, dần chấm dứt các hoạt động chính trị, đƣa ra mô hình lựa chọn và định hƣớng mục tiêu để Quân đội Myanmar có thể phát triển theo và trong tƣơng lai có thể giúp quân đội Myanmar giảm bớt phục thuộc vào các đối tác và nhà cung cấp vũ khí truyền thống nhƣ Trung Quốc.

Cùng với những chuyển biến tích cực trong quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ giữa quân đội hai nƣớc Mỹ - Myanmar đã có bƣớc phát triển mới. Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã khẳng định trong Hội nghị Shangri-La 11 (tháng 11/2012) đƣợc tổ chức tại Singapore: “Chúng tôi sẽ khuyến khích mối quan hệ quân sự với tất cả các nƣớc trong khu vực mà chúng tôi quan tâm, kể cả Myanmar”.38

Mỹ cũng chú trọng thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực quân sự nhằm chuyển hoá

quân đội Myanmar. Mỹ xác định, vai trò của Quân đội Myanmar hiện nay không hề

giảm so với trƣớc đây. Chính phủ hiện tại của Myanmar chủ yếu là các quân nhân

38 Mỹ cam kết cải thiện quan hệ quân sự với Myanmar, http://news.go.vn/the-gioi/tin-683572/my-cam-ket- cai-thien-quan-he-quan-su-voi-myanmar.htm, truy cập ngày 02/4/2017

chuyển sang, do đó thế và lực của quân đội còn rất mạnh. Vì vậy, để bảo đảm quá trình cải cách dân chủ ở Myanmar thành công, phải chuyển hoá giới lãnh đạo quân đội, tiến tới loại bỏ dần thành phần này khỏi chính trƣờng Myanmar. Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã tăng cƣờng các chuyến thăm và các cuộc tiếp xúc: Tháng 10/2012, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Mỹ do bà Amy Searight, Phó Trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng phụ trách Nam và ĐNA dẫn đầu thăm Myanmar. Cùng thời gian đó, đoàn quân sự cấp cao Mỹ do Tƣ lệnh Lục quân Mỹ khu vực TBD dẫn đầu thăm Myanmar.39 Từ ngày 7-10/5/2014, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ Sarah Sewall đặc trách an ninh dân sự, dân chủ và nhân quyền đã thăm Myanmar. Trong chuyến thăm này, phía Mỹ đã đề cập đến những vấn đề về bạo lực liên cộng đồng, bất đồng chính kiến, những giải pháp về chống buôn ngƣời, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Myanmar và các tổ chức dân sự để đẩy mạnh hoạt động cải cách tại Myanmar. Tháng 4/2014, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mời Myanmar cử đại diện đến cuộc họp đầu tiên của các Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN đƣợc tổ chức ở Mỹ. Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ - ASEAN xác định các cách thức tăng cƣờng hợp tác an ninh đa phƣơng trong khu vực và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan quân sự và dân sự để cải thiện công cuộc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.40

Tháng 9/2014, Tiểu ban CA-TBD thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết HR.4377 (Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Myanmar năm 2014) về việc áp đặt điều kiện viện trợ an ninh cho Myanmar bắt đầu từ năm 2014. Theo Nghị quyết HR.4377, hoạt động viện trợ an ninh của Mỹ cho Myanmar đƣợc xác định, đảm bảo thỏa mãn mọi điều khoản liên quan đến viện trợ quân sự, giáo

39

Mỹ và Myanmar bàn về thúc đẩy quan hệ quân sự, http://www.baomoi.com/My-va-Myanmar-ban-ve-thuc- day-quan-he-quan-su/c/9589969.epi, truy cập ngày 20/6/2017

40 Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ, http://vi.rfi.fr/chau- a/20140328-hoi-nghi-bo-truong-quoc-phong-hoa-ky-asean-lan-dau-tien-mo-ra-tai-my/, truy cập ngày

dục và đào tạo quân sự, hoạt động gìn giữ hòa bình, xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị quốc phòng, hoạt động hỗ trợ rà phá bom mìn.41

Ngoài ra, Mỹ cũng xem xét giúp Myanmar trong việc đào tạo sỹ quan quân

đội, ví dụ nhƣ việc cung cấp cho Myanmar Chƣơng trình giáo dục và huấn luyện

quân sự quốc tế (IMET). Ngày 25/5/2014, Trung tƣớng Anthony Crutchfield - Phó Tƣ lệnh Bộ Tƣ lệnh TBD đã nói chuyện trƣớc hơn 100 sĩ quan, cán bộ, học viên của Học viện Quốc phòng Myanmar tại thủ đô Naypyidaw. Nội dung tập trung vào mô hình quân đội chuyên nghiệp Mỹ, sự cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạo đức, các quy định của pháp luật, chấp nhận sự đa dạng, cũng nhƣ sự cần thiết của việc một quân đội chuyên nghiệp phải phục vụ một chính phủ dân sự dân chủ đƣợc dân bầu. Tháng 7/2014, Quân đội Mỹ đã tổ chức cuộc tập huấn 10 ngày cho 6 cán bộ thuộc Lực lƣợng Cảnh sát Bảo vệ Biên giới Myanmar (cùng một số cảnh sát Bangladesh) nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ thực thi pháp luật Myanmar (và Bangladesh) để chống lại các tội phạm xuyên biên giới, tội phạm xuyên quốc gia nhƣ buôn bán ma túy, buôn ngƣời và buôn bán động vật hoang dã. Tháng 8/2014, Mỹ đã tổ chức một khóa huấn luyện dành cho 30 cán bộ quân đội cấp cao Myanmar tại Học viện Quốc phòng ở Thủ đô Naypyidaw nhằm trang bị cho những cán bộ này kiến thức về các khái niệm và thực hành của quan hệ dân sự - quân sự hiện đại, bao gồm cả việc thúc đẩy kiểm soát dân sự đối với quân đội cũng nhƣ nâng cao sự tin tƣởng và hiểu biết giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự.

2.3.2. Về phía Trung Quốc

Trung Quốc tiếp tục duy trì ảnh hưởng trên lĩnh vực quân sự tại Myanmar

thông qua việc cung cấp vũ khí cho quốc gia này. Trung Quốc có ảnh hƣởng mạnh

mẽ ở Myanmar về lĩnh vực quốc phòng - an ninh trong suốt thời kỳ Myanmar bị Mỹ và phƣơng Tây bao vây, cấm vận. Đây là nƣớc bán vũ khí chủ yếu cho chính quyền quân sự của Myanmar từ năm 2003. Cung cấp vũ khí trở thành một trong những chiến lƣợc can dự vào Myanmar của Trung Quốc. Các hạng mục bao gồm thiết

41

giáp, tàu chiến đấu, xe tăng, máy bay chiến đấu, các hệ thống ra đa, đạn dƣợc, tên lửa đất đối không và tên lửa tầm ngắn. Phần lớn các loại vũ khí đã vào Myanmar qua cửa khẩu Ruili ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.42 Trung Quốc còn là nƣớc đầu tiên và duy nhất đƣợc phép xây dựng căn cứ quân sự tại quần đảo Coco của Myanmar tại AĐD. Điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc xây dựng chiến lƣợc “chuỗi ngọc trai” ở khu vực AĐD. Trong suốt giai đoạn chính phủ quân sự cầm quyền ở Myanmar, Trung Quốc đã trở thành chỗ dựa tin cậy cho chính phủ Myanmar. Ngoài các hợp đồng bán và chuyển giao vũ khí trực tiếp cho quân đội Myanmar, thì các dự án đầu tƣ của Trung Quốc vào ngành năng lƣợng của Myanmar cũng góp phần gián tiếp cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính cho chính quyền quân sự, trong đó ít nhất 40% ngân sách để chi tiêu quân sự, chỉ có khoảng hơn 1% về y tế, và khoảng 5% cho giáo dục công cộng.43

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng vấn đề dân tộc thiểu số để tăng cường

ảnh hưởng tại Myanmar trên lĩnh vực an ninh. Sau khi nƣớc này cải cách chính trị

từ năm 2011, vai trò của Trung Quốc trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh không còn giữ vị thế độc tôn nhƣ trƣớc nữa. Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn đƣợc đánh giá là nhóm thân Trung Quốc nhất. Đây đƣợc coi là một phần di sản trong mối quan hệ đặc biệt của Trung Quốc với chính phủ quân sự Myanmar. Trung Quốc triệt để sử dụng “con bài” dân tộc thiểu số để chi phối, kìm hãm Myanmar. Đây là vấn đề rất phức tạp khi tiến trình hòa bình tại Myanmar tƣởng chừng sắp đạt đƣợc kết quả cuối cùng nhờ những nỗ lực của Chính phủ và ngƣời dân Myanmar. Hai phía (Chính phủ và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số) đang dần đạt đƣợc Thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc trong năm 2015, sau đó là Tiến trình chính trị hòa bình (để đàm phán về vai trò và vị thế chính trị của các dân tộc thiểu số Myanmar). Tuy nhiên, hành trình đi đến kết quả cuối cùng của tiến trình hòa bình tại Myanmar đột ngột trở nên khó khăn và phức tạp khi một số nhóm vũ trang dân tộc thiểu số, điển hình trong đó

42 Maung Aung Myoe (2011), In the name of Pauk-Phaw: Myanmar’s China Policy Since 1948, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, trang 144

là nhóm Quân đội Kachin Độc lập (KIA) và nhóm Quân đội Liên minh các Nhà nƣớc Dân chủ Myanmar (MNDAA) tăng cƣờng các hoạt động quân sự chống lại Quân đội Myanmar. Nhiều cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng đã diễn ra tại Kokang, bang Shan, trong đó có những vụ bom, đạn lạc bay sang lãnh thổ Trung Quốc làm tổn hại quan hệ hai nƣớc trong nửa đầu năm 2015. Điều khiến Chính phủ Myanmar “đau đầu” là ở chỗ, những nhóm vũ trang dân tộc thiểu số này đều có sự chia sẻ nhiều mặt với Trung Quốc và dƣờng nhƣ luôn đƣợc sự hậu thuẫn từ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Chính phủ Myanmar với những nhóm vũ trang dân tộc thiểu số. Đây chính là “con bài” để Trung Quốc tác động, gây sức ép với chính phủ Myanmar nếu Myanmar quá ngả theo Mỹ và phƣơng Tây trong cuộc cạnh tranh ảnh hƣởng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar giai đoạn 2009 2016 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)