Giấc mơ từ góc nhìn phân tâm học và giấc mơ nhƣ một phƣơng thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 29 - 31)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3. Giấc mơ từ góc nhìn phân tâm học và giấc mơ nhƣ một phƣơng thức

phƣơng thức bộc lộ thế giới tinh thần của con ngƣời trong văn học.

Sigmund Freud- bác sĩ về thần kinh và tâm lý ngườiÁo, người đi đầu nghiên cứu về các giấc mơ đã khẳng định rằng: với phần tâm lý của con người được ẩn dấu trong cõi vô thức, ắt chúng ta hiểu được bản chất nội tâm của con người. Để khám phá tính “tự ngã” trong con người, giấc mơ chính là con đường hữu hiệu giải tỏa những ham muốn dồn nén của ý thức khi đã không thực hiện nó. Freud đã nhận thấy rất sớm rằng “giấc mơ biểu lộ sự trá hình của một ham muốn bị lãng quên - hoặc ít nhất là một thử nghiệm để hoàn thành - nỗi ham muốn ấy đến nẩy mầm trên việc thực hiện một mong ước thời sự hơn, bằng cách sử dụng các yếu tố và sự kiện của ngày hôm trước” [63, 649]. Theo ông, giấc mơ là lối thoát cho những ham muốn mà con người không thể tự do biểu đạt trong bối cảnh xã hội. Nối tiếp Freud trong giả thuyết thứ nhất này là Carl Jung. Ông cho rằng giấc mơ phản ánh tâm thức của con người và giúp họ giải quyết những khúc mắc cá nhân.

Freud chia giấc mơ làm hai phần: Phần “nội dung biểu hiện” và phần

“nội dung tiềm ẩn”. “Phần “nội dung biểu hiện” là cảnh mộng mà người nằm mơ thấy được, bao gồm một số hình ảnh, một chuỗi tình tiết ngôn ngữ… Hệ thống hình ảnh này thường có mối quan hệ với những sự việc đã diễn ra ban ngày. Phần “nội dung tiềm ẩn” bao gồm một loạt những ước muốn mà chính người nằm mơ cũng không nhận ra được nó vốn bị nhấn chìm trong vô thức của người nằm mơ bao gồm những tình tự, khao khát, ưu tư, rung động… Đó là nguyên nhân, là động lực của giấc mơ, còn những hình ảnh bên trên là biểu hiện và hình thức của giấc mơ. Hàng loạt ước muốn tiềm ẩn đến hệ thống hình ảnh biểu hiện là quá trình làm việc của giấc mơ” [33, 289]. Như vậy, giấc mơ vừa là không gian của trí tưởng tượng, vừa chứa đựng yếu tố hiện thực. Quá trình từ nội dung tiềm ẩn trở thành nội dung biểu hiện của

giấc mơ (tức là những hình ảnh mà người nằm mơ nhìn thấy được và kể lại được) có những cơ chế đặc thù, bao gồm: cô đặc, di chuyển, kịch hóa, tượng trưng hóa, chế biến lần thứ hai.

Trong văn học dân gian và văn học trung đại, giấc mơ (giấc mộng) thường mang chức năng điềm báo, chứa đựng màu sắc tôn giáo, bộc lộ niềm tin và tín ngưỡng của người lao động. Giấc mộng như là một tính chất ứng báo, là cách liên thông giao tiếp phổ biến giữa con người với thần linh. Có rất nhiều tác phẩm mang mô típ giấc mơ: Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Truyện Kiều (Nguyễn Du)… Trong khi đó, giấc mơ trong văn học hiện đại đã mang một ý nghĩa mới. Nó “trở thành đời sống tâm linh của con người và cất lên tiếng nói của nhân loại, của lịch sử, gửi gắm thông điệp của loài người”. Giấc mơ nhiều khi còn là “bức thông điệp báo cho biết sự việc ý thức của ta còn chưa biết. Tiềm thức hình như đã biết trước và tìm lấy một kết luận đem biểu lộ trong giấc mơ” [59, 177]. Giấc mơ của Can (Nỗi buồn chiến tranh) là một trong những giấc mơ như thế.

Trong các giấc mơ, con người sống trong thế giới phi lý, huyền ảo không có thật, nhưng cũng chính từ đó mà bộc lộ ra cái phần tiềm thức ẩn khuất không thể thấy được trong cuộc đời thực.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, giấc mơ đã được Bảo Ninh nhắc đến 39 lần, trong đó có 14 lần Kiên mơ. “Trong mơ, trí nhớ khuấy đảo, lật tung tất cả, lần tìm trong đống đổ nát đam mê niềm đau buốt vô hạn độ”. Hằng đêm, trở về trong Kiên là những giấc mơ không đầu không cuối. Anh mơ lại tất cả những gì đã qua trong đời mình: giấc mơ chiến tranh, giấc mơ tình yêu. Trong những giấc mơ và hồi ức của anh, vừa có yếu tố của cuộc đời thực đã qua (cuộc chiến tranh đẫm máu, cái chết của đồng đội, tình yêu bị chia lìa đau đớn) lại vừa có phần khao khát, đó là khao khát quên đi quá khứ đau thương, ước ao những người đồng đội đã chết có thể sống lại (“Giá mà giờ phút hòa

bình là giờ phút phục sinh tất cả những người đã chết trận nhỉ”), muốn được yêu và quay về bên Phương bởi chỉ có Phương mới làm cho tâm hồn anh êm dịu. Ám ảnh từ cuộc chiến tranh, cộng với cái khao khát chưa thực hiện được trong quá khứ đã thôi thúc tâm trí Kiên trở về với những ngày tháng xa xăm của cuộc đời. Và chính vì thế mà những hồi ức và giấc mơ mới trở nên dày đặc luôn vây quanh anh, luôn đè bẹp anh, không cho anh có cơ hội sống như những người bình thường khác.

Freud khẳng định rằng tất cả giấc mơ đều có một ý nghĩa. Những mối quan hệ cực kỳ phức tạp đã thống nhất “nội dung biểu hiện”“nội dung tiềm ẩn” lại với nhau, mà người ta chỉ có thể vạch ra những quan hệ ấy bằng cách nhờ tới sự liên tưởng tự do, để cho mỗi yếu tố của nội dung biểu hiện đi ngược lên tới nội dung tiềm ẩn. Cơn mộng mị tưởng chừng vô thức trong cơn say của bà cả Thuần (Dòng sông mía) chính là điều bà đau đáu trong tiềm thức. Bà mơ thấy thằng Các cùng bà đến bến Diễm và ông bà cá thần đón họ đi. Bà mơ thấy mình được gặp bà Mến, được chuyện trò để cùng nhận ra cái kiếp khốn khổ của họ suy cho cùng chỉ vì sự khắt khe, ích kỷ của người đời. Đó là giấc mơ tự nhiên đến với Quyên (Quyên) sau khi chứng kiến tang lễ của Hùng – người mà cô đã thực sự muốn quên đi trong vết nhơ cuộc đời mình. Cô không mơ thấy Hùng, thứ ám ảnh cô nhất chính là đoàn tàu dài. Đó phải chăng là đoàn tàu sẽ chở đi mọi oán hờn trách móc với Hùng trong Quyên và nó sẽ bình yên đưa cô về với miền ký ức của cánh rừng năm nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)