Nhìn chiến tranh từ góc độ thân phận ngƣời lính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 62 - 72)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Điểm nhìn mới về chiến tranh

2.3.1. Nhìn chiến tranh từ góc độ thân phận ngƣời lính

Điểm nhìn trong Nỗi buồn chiến tranh là điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quan niệm có tính giai cấp, xã hội rõ rệt. Trong cuốn tiểu thuyết, Bảo Ninh đã đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới về cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Đó là cái nhìn đầy chất nhân văn, một cái nhìn trung thực, cảm thương với thân phận người lính.

Chu Lai từng định nghĩa về chiến tranh: “Chiến tranh là ngày nào cũng chôn người chết mà vẫn chưa đến lượt mình” [27, 42] và “chiến tranh thực sự là một kỉ niệm đẹp và buồn. Tất cả những kỷ niệm có liên quan đến máu và nước mắt không bao giờ vui cả. Thế nên người ta không thể không bị ám ảnh… nếu anh đi qua dù chỉ một ngày trong chiến tranh, tự tay chôn dù chỉ một đồng đội thôi nó cũng nằm lại dấu vết cho đến suốt đời” [27, 32]. Chiến tranh là sự mất mát, là sự tàn phá đến tận cùng, hoàn toàn trái ngược với quan niệm ra trận là bài ca “đẹp biết mấy”. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh cũng định nghĩa: “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!”

Thực tế thì, trong chiến tranh, con người sẽ là trung tâm chứ không phải sự kiện. Cho nên, nhà phê bình Hồng Diệu đã cho rằng “nhà văn cần viết về thân phận con người trong cuộc chiến, còn các sự kiện thì hãy dành phần cho các nhà sử học và các nhà quân sự” [41, 159].

Đọc Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta luôn thấy hiện lên những trang viết là máu và cái chết. Đó là “những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau suốt một đêm B52 liên tục chần” trong cuốn bản thảo mà Kiên đang viết dở. Trong tác phẩm, máu xuất hiện rất nhiều: “máu trào lênh láng”, “hàng sông máu, hàng đọi máu”. Bên cạnh máu là cái chết. Lần lượt những đồng đội của Kiên đều phải chịu những cái chết đau thương vô cùng.

Cái chết của Thịnh “con” khi đụng độ với bọn thám báo trả thù cho ba cô gái tuy chỉ được miêu tả ngắn gọn qua mấy chữ nhưng cũng không kém phần thương tâm: “Thịnh “con”hy sinh trong trận chiến, đạn trúng tim, không một tiếng kêu, ngã sấp” [39, 45].

Thương mẹ già ở quê bơ vơ không nơi nương tựa, khao khát sống hòa bình, Can “sẵn sàng mất tuốt chỉ để có một tuần ở ngoài Bắc”, anh đào ngũ nhưng khao khát trở về Bắc của Can đã không trở thành hiện thực. Cuối cùng, anh phải chịu một kết cục đắng cay. Anh chết trong sự tủi nhục với cái xác “lở loét, ốm o”: “Mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kỳ tởm. Và thối quá thể là thối… Hai cái mắt nó giống như hai cái tăng xê, mà chưa gì đã mọc rêu xanh lè, rõ ghê!” [39, 31-32].

Không chỉ Can, tiểu đội trưởng Quảng cũng chịu cái chết vô cùng đau đớn: “Một trái cối 106 nổ tung gần như dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo đường vòng cung rồi giáng quật xuống… bụng rách trào ruột, xương xẩu gần như gãy hết, mạn sườn lõm vào, tay lủng liểng và hai đùi tím ngắt” [39, 115 -116].

Trong Ăn mày dĩ vãng, người đọc cũng cảm nhận được nỗi đau khi Chu Lai miêu tả cái chết của Bảo: “Bảo vẫn chưa chết, cái miệng vẫn há ra ngáp ngáp để lộ cả hàm răng nhuộm máu. Máu đang phì bọt ở đằng mũi, máu ướt đầm hai vạt áo, máu chảy xuống đùi, máu vọt cả vào cái bể nước ăn ken bằng nilon và cành cây ở gần đó (…). Máu… cùng với máu và những cục phân vàng là mấy con giun đũa máu trắng đục nhầy nhụa đang chuyển động loằng ngoằng…” [27, 86]. Đó là một sự thật, sự thật đến trần trụi, được tái hiện ra từng chi tiết giống như một thước phim quay chậm trong điện ảnh. Một cái chết đau đớn, đầy những máu, tất cả đều nhuốm trong máu.

Trong những ngày khói lửa của cuộc chiến, trước cảnh chém giết ghê rợn, cái chết lúc nào cũng luôn bên cạnh, con người dường như không còn là mình nữa. Chính Kiên đã nhận thấy rằng nhân tính và nhân dạng của mình đã bị bạo lực của chiến tranh hủy hoại. Từ một người hiền lành, chiến tranh đã biến Kiên trở thành “cỗ máy” giết người không ghê tay. Và không chỉ là giết mà là tàn sát. “Dòng lính áo xám bị xe tăng rượt dồn tới, dồn tới để chết chồng chất vì tay Kiên. Không phải là bắn mà là tàn sát. Chưa bao giờ có nhiều xác người đến thế bày ra trước mắt Kiên”. Khi đụng độ với bọn thám báo, dường như ta không còn nhận ra được Kiên nữa. Có lẽ sự căm thù đã làm thay đổi con người anh. “Kiên rùng mình nhảy xổ tới. Đạn từ các gốc cây quạt châu lại. Mặc, Kiên nghiến răng, đứng phơi ra chúc họng súng xuống, điên cuồng nã từng phát, từng phát đóng đanh lên cái thân xác còn nóng hổi sức sống đang oằn oại đau đớn trong cơn rung giật giãy chết. Máu phọt tóe lên ướt ông quần Kiên. Rồi hai bàn chân in dấu đỏ lòm lên cỏ, anh lại từ từ đi thẳng đến những tên địch khác đang núp bắn, súng kẹp bên sườn một cách hờ hững, ngực áo phanh rộng. Không sợ hãi, không nổi hung lên” [39, 24]. Hay chính Can cũng từng tâm sự “tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê, nhưng quen tay mất rồi”. Chiến tranh đã khiến cho con người trở nên

“quen tay” với chuyện chém giết. Họ đã trở nên chai sạn với cái chết, với những cảnh thảm thương nhất của con người. Lúc này, còn lại ở họ có chăng chỉ là sự chán nản.

Người lính nơi chiến trường còn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ, không được thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên tối thiểu của một con người. Vì thiếu thốn và cùng quẫn, họ lao vào những trò chơi vô bổ bài bạc, hồng ma… để quên đi ngày tháng và tự ru ngủ mình. “Thường là cứ chập tối cơm xong bắt đầu ngả chiếu bạc. Trong bầu không khí ẩm rượt, nồng ngạt mùi mồ hôi và khét lẹt khói xông muỗi, các con bạc châu quanh cỗ bài, tơi bời đỏ đen” [39, 15], hồng ma giống như một thứ “thuốc” bất đắc dĩ đã khỏa lấp những ham muốn và thiếu thốn trong lòng con người. Sau khi thưởng thức hồng ma, mỗi người một kiểu: Như Cừ thì rượu sắn hay hồng ma đều chỉ khuấy lên độc một cảnh tượng ủy mị, khó tin của ngày trở về với những sum họp đoàn tụ… Còn Vĩnh thì chỉ rặt mơ thấy đàn bà, và hắn thường xuyên khoái trá tả thực cho anh em nghe về những cuộc làm tình tưởng tượng vô cùng tham lam, phức tạp rất ngóc nghách, đầy kỳ thú và sống sượng với chị em huyền thoại của hắn. Còn Tạo “voi” lại đặc biệt hay mơ sự ăn uống. Không chỉ mơ được ăn no, Tạo còn vẽ ra trong đầu những mâm cỗ ăm ắp các món ăn béo bở do tâm thần mộng mị của hắn bịa tạc nên”. Riêng Kiên, cứ mỗi lần thưởng thức thứ bả độc này là lại một lần anh nhập thân tràn ngập vào thế giới của những giấc mơ bí ẩn và tráng lệ. Anh mơ về Hà Nội của anh với cảnh chiều hạ, hàng phượng vĩ ven hồ, tiếng ve sầu râm ran khi hoàng hôn xuống, anh lại mơ thấy Phương đang cùng trên thuyền với dáng vẻ xinh đẹp, không một chút sầu thương. Như vậy là, họ mơ những điều tốt đẹp: mơ ngày trở về, mơ một bữa ăn no, mơ được sống và hưởng hạnh phúc trọn vẹn của tình yêu… Những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản lại rất khó thực hiện với người lính trong chiến trường. Bảo Ninh đã khai thác chiến tranh

dưới góc độ cá nhân,thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm riêng tư của cá nhân. Người lính được nhìn với tất cả những gì đời thường nhất, con người nhất. Họ cũng có những ham muốn, những dục vọng đầy bản năng con người.

Ngày ngày chứng kiến cảnh binh đao, thấy tương lai quá mịt mù, cộng với lòng thương nhớ mẹ già và nhớ quê hương, Can đã đào ngũ. Chiến tranh đã làm cho người chiến sĩ “Chưa bao giờ là đồ tồi” trở thành kẻ bạc nhược. Anh kể giấc mơ của mình với Kiên mong tìm được sự cảm thông: Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn giết mãi thế này thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [39, 27-28]. Ám ảnh về sự méo mó nhân cách ở Can vô cùng khủng khiếp. Can không hèn nhưng đã quá chán nản với cảnh giết chóc và cái cảm giác mình đang giết người.

Cuộc chiến tranh ác nghiệt còn đẩy người lính vào tình thế “phải giết người”. Phán chỉ xuất hiện một lần trong tác phẩm, nhưng câu chuyện anh kể có sức ám ảnh ghê gớm. Đang “nằm chết dí” ở “một hố 155” để tránh mưa bom và pháo, đột nhiên, Phán bị viên lính ngụy “lộn sấp xuống” đè lên người. “Điên lên vì sợ”, Phán rút dao đâm anh ta nhiều nhát rồi mới phát hiện anh ta đã bị thương từ trước. Nhìn viên lính ngụy “người đầm đìa máu, miệng cũng ứa máu, hai tay run bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phì ra đang nghi ngút hơi nóng… miệng rên rỉ, nước mắt tuôn ròng ròng”, Phán hối hận, đi tìm bông băng để băng bó vết thương cho anh ta. Nhưng không kịp. Khi Phán quay lại thì cơn mưa rừng ác nghiệt đã tràn ngập mọi hố bom, hố pháo, Phán không thể tìm được cái hố mà viên lính ngụy đã ngồi trước đó nữa. Trong lòng Phán không thể nào quên được hình ảnh đáng thương, tội nghiệp của viên lính ngụy và cái ám ảnh đó cứ đeo đẳng mãi cuộc đời anh: “Cứ tưởng tượng cái chết từ từ man rợ không kém cái chết của người bị sa hố lầy đã đến với anh ta: nước

ngập bụng dâng lên vai tới cổ, chấm cằm, chạm vành môi, rồi nhân trung, kề hai lỗ mũi… và bắt đầu sặc. Anh ta hẳn hy vọng kinh khủng tôi sẽ hiện lên ở giây phút chót… Nhưng thậm chí… Và rốt cuộc thì anh ta đã ngồi chết như thế ở cái hố nào? Bao nhiêu năm qua cứ nhìn cảnh mưa lũ là tim tôi lại như bị thọc dùi” [39, 114].

Nhìn chiến tranh từ góc độ thân phận người lính, Bảo Ninh đã đưa ra cách nhìn hoàn toàn mới mẻ: Trong chiến tranh, không chỉ lính ta phải chết chóc mà cả lính địch cũng không kém phần thương tâm. Hành động của Phán thể hiện tấm lòng, tình thương cảm giữa con người với con người, nó vượt qua giới hạn địch – ta, vươn đến một tình cảm nhân văn cao cả. Trong cuộc chiến ấy, những người lính cả bên ta lẫn bên địch đều phải chịu thiệt thòi và đáng được cảm thông. Đây là điểm khác biệt so với tiểu thuyết sử thi giai đoạn trước khi luôn rạch ròi về lập trường ý thức hệ, cả nhà văn và nhân vật đều sung sướng trước cái chết của kẻ thù.

Cuối cùng, tất cả những đồng đội của Kiên đều hi sinh khi ước mơ của họ chưa được thực hiện. Chỉ còn mỗi mình Kiên. Thật không còn nỗi đau nào khinh khủng hơn là việc phải chứng kiến cái chết của từng đồng đội mình. Bản thân Kiên cũng đã rất nhiều lần phải “vờn mặt tử thần”. Khi đụng độ với bọn thám báo, Kiên chán chường mà bỏ mặc tất cả, tuồng như anh muốn ban cho kẻ địch cơ hội để bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường ấy của Kiên đã làm cho tên địch sợ hãi mà làm rớt súng. Một lần, khi bị địch truy đuổi ráo riết, Kiên, Thịnh “nhớn” và Tâm mệt nhoài, nằm nghỉ thì bất chợt tên dù xuất hiện, chĩa súng vào ba người. Lúc này, Kiên không nghĩ là mình còn có cơ may nào sống sót nữa. “Kiên đứng dậy, chết lặng, chờ những viên đạn sắp phá tan lồng ngực mình”. Có những khi anh lại “chỉ muốn được yên thân, chết một cách yên thân, yên với số phận con sâu cái kiến của chiến tranh”.

chết ngay sau đó. Xét ra thì Kiên cũng có cái may. Nhưng cái may ở đây là một sự đắng chát, bởi để có được sự sống của Kiên, đã biết bao anh em, đồng đội phải ngã xuống.

Chiến tranh còn chia rẽ tình yêu riêng tư của người lính. Những mối tình giống như cái sợi chỉ mỏng manh mang đến hơi ấm hạnh phúc cho con người cũng bị chiến tranh chà đạp và nghiền nát. Chiến tranh đã mang đến cuộc tình chung đụng đầy tội lỗi giữa những người lính với ba cô gái Hơ-bia, Mây, Thơm bị bỏ quên trong rừng. Để rồi sau những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi đó là cái chết thương tâm của ba cô gái và của Thịnh “con”.

Trong Ăn mày dĩ vãng, mối tình của Hai Hùng với Ba Sương cũng có kết cục đau buồn. Tình cờ vào một quán nhậu cùng người bạn, Hai Hùng đã gặp một người phụ nữ tên Tư Lan – Giám đốc của ty Lâm nghiệp. Anh sửng sốt nhận ra người phụ nữ này rất giống với Ba Sương – người anh con gái anh yêu trong thời trận mạc. Qua một cuộc hành hương ngược về quá khứ, cuộc chiến đấu hào hùng và gian khổ nơi địa bàn cũ được tái hiện. Cuối cùng anh nhận ra người phụ nữ ấy chính là Ba Sương: cô ấy chưa chết như anh và mọi người vẫn tưởng, mà chỉ bị thương rồi được đổi xác cho người chị họ và được đưa về Sài Gòn chữa trị. Rồi Ba Sương biến dần thành Tư Lan với những thành công trong sự nghiệp, chạy trốn quá khứ, cuối cùng người đàn bà ấy phải trả giá bằng cái chết trong thời bình.

Tình yêu của cô giao liên Thu và anh chiến sĩ Tuấn – chiến sĩ đặc nhiệm của Hai Hùng cũng gặp phải bi kịch. Thu đã gặp tử thần sau những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi bỏ lại sau lưng tất cả tuổi trẻ, tình yêu và lời hứa còn ấm nóng của Tuấn: “Nếu còn sống trở về nhất định anh sẽ hỏi Thu làm vợ”.

Mối tình của Thu với Dong (Nước mắt đỏ) cũng chia lìa sau “bảy ngày được yêu và nửa đêm ân ái”….

Mới chạm ngưỡng cửa chiến tranh, mối tình đầu trong sáng và đẹp đẽ giữa Kiên và Phương đã bị chặn đứng lại. Đối với Kiên và Phương, chuyến tàu định mệnh năm ấy đã cắt lìa, đã hủy hoại tình yêu và đẩy họ về hai phía mà tình yêu khi ấy chỉ càng làm tăng thêm khoảng cách. Kiên từ một chàng trai đầy lí tưởng, khát vọng rơi vào sự đau đớn, hoang mang tột độ trước bão táp chiến tranh và cuộc đời. Phương từ một cô gái trong trắng, thanh tân trở thành người phụ nữ phóng túng, bất cần. Kiên mãi mãi mất Phương từ chính cái lần trên chuyến tàu định mệnh đó. Cuộc sống chung khi Kiên trở về không thể hàn gắn vết thương quá khứ mà ngược lại, chỉ làm “đổ bể tâm hồn nhau”. Với Kiên, “mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xéo nát”. Kí ức đã không cho anh được sống yên bình, “nỗi đau ngày xưa làm sao mà nhổ nổi. Cái vết thương lòng kinh tởm ấy lúc nào cũng định banh miệng. Những cay đắng tủi hổ, những hồi ức trần trụi đè bẹp ý chí của anh. Đè bẹp mãi mãi”…

Vậy là, mối tình của Kiên với Phương đã bị cuộc chiến đó chia đôi nhưng tình yêu của anh thì không bao giờ thay đổi. “Đời anh chỉ có hai tình yêu thôi. Một mối tình của anh và Phương hồi trước chiến tranh. Và sau chiến tranh là mối tình khác, cũng giữa anh với nàng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)