Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 72)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Điểm nhìn mới về chiến tranh

2.3.2. Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật

2.3.2.1. Chiến tranh từ điểm nhìn của nhân vật Kiên

Điểm mới của Bảo Ninh được xác định không chỉ ở việc ông đưa vào tác phẩm của mình những chất liệu hiện thực chưa từng có trong văn học chiến tranh mà nó còn được thể hiện ở việc ông đã tìm đến một phương pháp tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển hình hóa của văn học truyền thống. Ông không tiếp cận hiện thực thông qua những nhân vật điển hình, hoặc mang tính phản ánh, hoặc mang tính lý tưởng. Ông xây dựng và tô đậm tính cá biệt của số phận nhân vật. Chính vì vậy, nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh có giá trị vừa như một số phận đặc biệt, vừa như một nhân vật – người chứng. Dạng thức này tạo nên một khoảng cách giữa nhân vật và hiện thực lịch sử, đồng thời thay đổi bản chất của quá trình phản ánh hiện thực trong tác phẩm. Theo đó, nhà văn không mô tả trực tiếp hiện thực mà “ghi lại” hình chiếu của hiện thực qua tấm gương một ý thức cá nhân. Từ đó mà hiện thực chiến tranh trở nên khách quan và đa chiều hơn.

Điều này khác với các tác phẩm tiểu thuyết sử thi, nhà văn là người “biết trước”, là người xử lí các vấn từ đầu đến cuối truyện, còn nhân vật chỉ là minh họa cho các ý tưởng của anh ta. Đó là kiểu điểm nhìn bên ngoài. Nếu các tác phẩm ra đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng cũng đặt trong cái chung, hòa tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như: Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm súng... thì Bảo Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến qua điểm nhìn của chính nhân vật. Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh

quang, hay đấu tranh vì chính nghĩa - chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diệt. Nỗi buồn chiến tranhlà cái nhìn ngoái lại của một người lính sống sót trở về sau chiến trận, anh là nhân chứng sinh động kể lại cho chúng ta nghe về những trận chiến, những cái chết đau đớn không toàn thây, những tấn bi kịch bị dị dạng nhân hình mà chiến tranh đã để lại trên thân thể mỗi người lính. Chiến tranh được Kiên lần giở lại qua từng trang hồi ức với tất cả sự kinh hoàng, hủy diệt của nó: Thân thể dập vỡ tan tành. Chết chóc khắp mọi nơi, tan tác cả bầu trời. Cái chết đến với tất cả những người đồng đội của anh – những người mà trước đó vẫn còn trò chuyện vui vẻ: Thịnh “con”, Thịnh “nhớn”, Can, Tạo “voi”, Vĩnh, Từ, Thanh, Vân…. Can chết trên đường bỏ đồng đội ra đi: cái xác chết lở loét, ốm o như xác nhái, mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục… Tùng bị một viên đạn bi vào đầu và rồi sau đó phát điên. Phải chứng kiến nỗi đau chiến tranh và những mất mát không gì có thể bù đắp được, nhiều khi Kiên chỉ muốn chết cho xong cuộc đời mình: anh chỉ muốn được yên thân, chết một cách yên thân, yên với thân phận con sâu cái kiến của chiến tranh.

Và Kiên cũng nhận ra: “Đã đành đánh nhau thì phải đánh nhau thôi một khi không còn cách nào khác, nhưng dù sao thì… Trai đất Việt thực ra không ham chiến trận lắm đâu như người ta hay đồn, hăng chiến phải nói là mấy ông trí thức tuổi sồn sồn bụng to chân ngắn. Còn với dân chúng, cơn binh lửa vừa rồi đã đủ đau thấu tới ngàn năm” [39, 91].

Từ những trải nghiệm đau thương đó, Kiên đã hiểu được rằng: Chiến tranh lànguyên nhân của mọi nông nổi và khúc đoạn cuộc đời anh. Nhưng cũng chính từ chiến trận, hơn ai hết anh hiểu được chân lí giản dị và tuyệt vời: “Những con người tuyệt vời, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống.” Kiên nhìn chiến tranh qua cái hình hài của bản

thân mình. Anh giật mình thấy sự thay đổi của mình quá lớn: Nhìn vào gương mà giật mình: tóc tai, râu ria, hốc mắt, gò má, những nếp nhăn, vẻ suy tàn.... Biết mình không thể thoát ra được cái bóng của chiến tranh, nhiều khi anh thấy “thương thân vô cùng”. “Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng. Đối với tôi, tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tôi sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay [39, 59].

TrongĂn mày dĩ vãng (Chu Lai), Hai Hùng cũng đã từng thốt lên rằng: “Chiến tranh không là cái gì khác ngoài chuyện ngày nào cũng phải chôn nhau mà chưa đến lượt chôn mình”.

Đi qua hai cuộc chiến tranh, để lại ở chiến trường 24 năm tuổi trẻ, Lực trong Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu) đã đau đớn nhận ra: “Chiến tranh… nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn lại như cũ” [8, 703]. Đất nước thống nhất nhưng cuộc đời của Lực mãi mãi dang dở, vết thương rỉ máu không bao giờ lành. Người ta chỉ thực sự chết khi không còn tồn tại trong suy nghĩ của những người xung quanh. Chiến tranh đã làm đảo lộn mọi thứ và sắp đặt lại mọi thứ trong nghịch cảnh. Ý thức về sự cô độc, lạc lõng của bản thân khiến Lực có tâm trạng của “người khách đến không đúng lúc” trước cuộc sống đã an bài. Đó là một tâm trạng đầy bi kịch. Còn gì đau đớn hơn khi còn sống trên đời nhưng lại ý thức một cách sâu sắc mình mãi mãi là “khách lạ” của cuộc sống, mãi đi bên lề hạnh phúc.

2.3.2.2. Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật khác

Chán nản với cảnh chiến tranh ngày đêm nơi rừng sâu núi thẳm, tăm tối mịt mờ, người lính muốn thoát ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nhưng khổ một

nỗi là dù bằng cách nào họ cũng không thể thoát được. Để rồi, kết cục mà họ phải nhận là cái chết đầy đau đớn, thương tâm. Với Can, cuộc chiến này hoàn toàn vô nghĩa: thắng hay thua, mau hay chậm chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa. Đi lính và vào chiến trường là Can phải rời xa gia đình, bỏ lại quê nhà người mẹ già bơ vơ ngày đêm mong nhớ: Mình vào đây làm gì khi để mẹ già ở nhà cơ cực không nơi nương tựa, ngày đêm than khóc nhớ con… Hồi tôi vào lính, làng đang lụt, vất vả lắm tôi mới dìu được mẹ tôi lên đê. Mẹ tôi cứ van tôi tìm cách mà trốn đừng để người ta triệu tập. Nhưng lủi sao nổi cơ chứ…. Bao thằng khốn nạn ung dung hưởng lộc chiến tranh chỉ con cái nông dân là phải dốc lòng ra đi bỏ lại đằng sau cảnh mẹ già màn trời chiếu đất

[39, 28].

Bị thương nặng, Sinh chán nản, tuyệt vọng, thương cho thân phận mình: Lắm lúc nghĩ cay cực khôn cùng. Ước gì có cách nào tự chết ngay cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình bị chiến tranh đoạt mất tự do, có khác nào thân phận nô lệ [39, 95].

Từng là người tham gia cuộc chiến trở về, Sơn thấy đau đớn cho những người lính đã hi sinh và tuyệt vọng cho cuộc đời hòa bình:

“- Hừ, hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ biết bao máu thịt anh em mình, để chừa lại có chút xương”

“- Nền hòa bình này… Hừ, tôi thấy hình như cái mặt nạ người người ta đeo trong những năm tháng trước rơi hết. Mặt thật bầy ra gớm chết. Bao nhiêu xương máu đã đổ ra…”

Trải qua cuộc đời đầy những bi kịch, cuối cùng, Lan phải thốt lên rằng: “Thời buổi ác nghiệt…dài quá là dài, cuốn đi mất bao nhiêu là người” [39, 65-66].

Với yêu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, Nỗi buồn chiến tranh đã ghi được dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc và có vị trí quan trọng trong tiến trình

đổi mới văn học Việt Nam hiện đại. Nó vượt lên hầu hết những cuốn tiểu thuyết cùng thời. Tác phẩm đưa ra một quan điểm mới, một cách nhìn mới về chiến tranh và thân phận người lính, đưa người đọc đến với chân trời mới của nghệ thuật mang nhiều cách tân có giá trị thời đại, song quan điểm của ông không phải là không có những chỗ chưa phù hợp bởi số phận người lính trong chiến tranh của cuốn tiểu thuyết này mới chỉ là một phần của hiện thực chứ không phải là hiện thực phổ biến của người lính. Đây chỉ là một cách nhìn bên cạnh rất nhiều những cách nhìn khác. Bảo Ninh nhìn cuộc chiến tranh ở khía cạnh tàn khốc và sự hủy diệt, ở số phận tối tăm của người lính cả trong chiến tranh và thời hậu chiến. Nhưng hiện thực phổ biến hơn trong văn học cũng như thực tế vẫn là khí thế bất khuất, tư thế hiên ngang trên đường đi chiến đấu của người lính, tinh thần đấu tranh, niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi, người lính trở về trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

*Tiểu kết chương 2:

Cốt truyện trong Nỗi buồn chiến tranh không phải được xây dựng chủ yếu trên những sự kiện mà chủ yếu được xây dựng trên những sự kiện – hồi ức – giấc mơ của nhân vật chính và những nhân vật khác. Tác phẩm không có cốt truyện với đầy đủ các giai đoạn: mở đầu, phát triển, cao trào, đỉnh điểm, kết thúc mà chủ yếu được xây dựng dựa trên những dòng hồi ức miên man bất tận của nhân vật. Các sự kiện và chi tiết cũng không xuất hiện một cách rành mạch, rõ ràng. Hồi ức như là cái khung, cái nền mà trên đó tác giả triển khai những trải nghiệm của các nhân vật. Gần như xuyên suốt tác phẩm, bóng dáng của các sự kiện cốt truyện bị làm nhòe đi một cách cố ý và nhân vật hồi tưởng, phân tích đánh giá những sự kiện đã trải qua từ độ lùi của thời gian.

Về thi pháp xây dựng nhân vật tiểu thuyết, lẽ ra các chi tiết, biến cố, cốt truyện phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật tự sự, nhưng ở đây, giấc mơ, hồi ức lại tạo thành bề dày của nhân vật. Xuyên suốt chuỗi những

giấc mơ và hồi ức của Kiên, ta thấy xuất hiện một lớp các nhân vật tràn ngập đau thương, tràn ngập máu và cái chết. Mỗi nhân vật đều được ghép lại từ rất nhiều những mảnh vỡ của hồi ức kết hợp với những giấc mơ mà sự đảo lộn trình tự thời gian, trình tự các sự kiện đã làm cho nhân vật trở nên đa diện hơn, ám ảnh hơn và phù hợp với cảm hứng chính của tác phẩm là nhìn về chiến tranh từ những trải nghiệm của nhân vật chính, trong đó nỗi buồn là chủ yếu.

Về điểm nhìn, rõ ràng không có gì phù hợp hơn với cách nhìn chiến tranh từ những bình diện khi đã có một độ lùi về thời gian, về sự đánh giá những trải nghiệm của nhân vật chính về chiến tranh, về kẻ thù, đồng đội và về chính mình. Bảo Ninh không nhìn chiến tranh một chiều thi vị hóa, ông nhìn thẳng vào sự thật ở khía cạnh những mất mát, đau thương của con người trong và sau cuộc chiến. Cái nhìn này trở nên sâu sắc và cũng ám ảnh hơn khi nó kết hợp giữa những yếu tố của quá khứ với hiện tại, soi rọi, đánh giá quá khứ từ góc nhìn của hiện tại, từ những trải nghiệm sau một thời gian khá dài về những gì mình đã trải qua.

Xét từ cả ba yếu tố trên thì rõ ràng vai trò của những hồi ức và giấc mơ của nhân vật chính – điểm tựa để đánh giá các nhân vật khác là giải pháp tối ưu để Bảo Ninh viết về chiến tranh khác với những người khác.

CHƢƠNG 3

HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ GẮN VỚI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

3.1. Hồi ức và giấc mơ gắn với thời gian nghệ thuật

Lịch sử văn học thế giới đã cho thấy nhiều cách chiếm lĩnh thời gian và nhiều hình thức thời gian khác nhau. Chủ nghĩa cổ điển thiên về đồng nhất thời gian văn học vào thời gian khách quan của diễn xuất. Chủ nghĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dựng một thời gian lý tưởng.

Văn học thế kỷ XX gắn liền với tư duy lý tưởng, chiều sâu văn hóa và ý thức về quá trình lịch sử sôi động của thế kỷ trên lĩnh vực cách mạng xã hội và khoa học công nghệ, cho nên thời gian trong văn học đã có những quan điểm hình thức đặc thù: sự xáo trộn của các bình diện thời gian, tăng cường vai trò của người trần thuật, hồi tưởng, thời gian tâm lý… Trong văn học phương Tây, người ta có thể cắt bỏ quá khứ và tương lai. Rút gọn thời gian vào khoảnh khắc trực giác, có người còn tước bỏ tương lai của con người….

Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nằm trong quỹ đạo của văn học thế kỷ XX, đặc biệt là khoảng chục năm cuối thế kỷ khi nhu cầu khám phá tâm lý, đời sống nội tâm của con người ngày càng trở nên cấp thiết. Văn học Việt Nam sau khi đổi mới (từ Đại hội VI năm 1986 trở đi) đã đưa ra quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật”. Trong đó có sự thật về cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Trong thơ cổ, với ưu thế của thời gian tuần hoàn vũ trụ, thời gian nghệ thuật thường là thời gian vạn năm, ngàn đời, thời gian hầu như không có sự vận động, biến đổi về mặt xã hội. Người ta thường quý trọng, đề cao thời gian trong quá khứ với nỗi niềm hoài cổ hơn là thời gian hiện tại. Thơ cổ thường

được thể hiện một cách tĩnh tại qua khoảnh khắc của “tức hứng”, “tức sự”, “ngẫu hứng”… không có sự vận động về mặt thời gian.

Thơ mới lãng mạn chỉ tập trung thể hiện thời gian cá nhân của đời người, khép kín, không gắn với thời gian lịch sử xã hội. Theo đó thời gian chỉ gắn với những tâm trạng cá nhân, ở một thời điểm cụ thể. Thậm chí là sự thù địch đối với tuổi xuân con người, dẫn đến tâm trạng lo sợ thời gian trôi (tiêu biểu là Xuân Diệu).

Thời gian trong tiểu thuyết hiện đại sau năm 1975 (Đặc biệt là sau năm 1986) có những điểm khác biệt. Thời gian đã gắn sự vận động của xã hội, với các quan điểm và cách nhìn nhận vẫn còn nhiều tranh cãi. Không chỉ là thời gian cá nhân của đời người, thời gian trong tiểu thuyết đương đại còn mang bóng dáng của không khí xã hội gắn với tâm lý và những số phận đời tư của con người.

Bảo Ninh xây dựng tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh với thời gian nghệ thuật đặc biệt. Ta có thể nhận thấy thời gian hiện tại trong đời sống của nhân vật rất hạn chế để nhường chỗ cho sự hồi tưởng và những giấc mơ.

Điều dễ nhận thấy của Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm có một thời gian trong tâm lý con người gắn với xã hội cụ thể là cuộc chiến tranh chống Mỹ. Với chiều dài tác phẩm gần 400 trang sách, cuộc đời Kiên trải qua 3 thời đoạn: trước, trong và sau cuộc chiến tranh. Sau chiến tranh, tức là ở thời điểm hiện tại thì hiện tại trong cuốn tiểu thuyết này chỉ chiếm một phần rất nhỏ và chủ yếu là hồi tưởng lại những ký ức và kỉ niệm trong quá khứ. Chủ yếu trong tác phẩm là thời gian trước và trong cuộc chiến tranh với những sự kiện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)