Không gian tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 93 - 104)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Hồi ức và giấc mơ gắn với không gian nghệ thuật

3.2.2. Không gian tâm lý

Đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết là bên cạnh việc tái tạo các không gian bối cảnh và không gian sự kiện, nhà tiểu thuyết còn có thể tạo ra không gian tâm lý qua tâm trạng của nhân vật. Kiểu không gian này tồn tại trong ký ức và hồi tưởng với những tâm trạng vui, buồn, những giấc mơ, những ám ảnh... Không gian tâm lý giúp người đọc nhận rõ hơn tính cách và tâm trạng của nhân vật tức là phần bên trong ẩn kín của nó. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Kiên luôn bị ám ảnh bởi không gian chiến trận với những cảnh chết chóc, tang thương. Đó là nơi đã biết bao đồng đội của anh ngã xuống và mãi mãi nằm lại. Đó cũng là nơi cho Kiên hiểu rằng chiến tranh là sự hủy diệt, hủy diệt cả sự sống lẫn nhân cách con người. Không gian chiến trận trở đi trở lại trong ký ức Kiên rất nhiều lần. Chính cái không gian đầy ghê rợn ấy làm cho tâm hồn anh vương vấn mãi trong nỗi buồn. Kiên muốn hòa nhập với cuộc sống hòa bình nhưng không sao thực hiện được và rồi mãi mãi không thể thoát khỏi cái miệng hố của chiến tranh.

Trong hồi ức của Kiên, cảnh chết chóc diễn ra khắp nơi trên chiến trường. Không chỉ có quân ta mà cả lính giặc cũng “thản nhiên trương phình lên, thản nhiên chịu đựng lũ ruồi, bầy dòi và mùi da thịt khắm lặm của mình”.

Và đây là cảnh tượng ở nhà ga Thanh Hóa khi Phương trên đường tiễn Kiên vào chiến trường. Lần đầu tiên, Kiên thấy “cảnh người bị giết, thấy sự dã man, thấy máu trào lênh láng”: “Từ đoàn tàu khách bị vật nghiêng, đàn ông, đàn bà, trẻ con ùa lên sân ke nhào chạy. Quần áo bùng bùng lửa…Hàng đọi máu, sông máu” [39, 149].

Ngoài ra, trong những dòng ký ức miên man của Kiên còn lẫn lộn những kỷ niệm tuyệt đẹp về cái tuổi mười sáu, mười bẩy thơ mộng, trong sáng. Không gian ấy trở đi trở lại nhiều lần làm cho Kiên ngày càng lún sâu vào nỗi đau và sự tiếc nuối vô bờ bởi thực tại giờ đây mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Phương đã bỏ đi mãi mãi để cho Kiên chìm trong bóng tối với nỗi cô đơn, tuyệt vọng làm “khô cong trái tim anh”.

Con người Kiên là con người của tâm trạng. Cho nên, bao quanh anh cũng là không gian chứa đầy tâm trạng. Đó là cảnh con đường, dãy phố, hồ Thuyền Quang mưa buồn hiu hắt, không có người qua lại: trời mưa, ngọn đèn leo lét, bé nhỏ, mưa nhạt nhòa… Tất cả đều hiu hắt, hoang tàn, lạnh lẽo. Cái phong cảnh khiến anh thấy mình hoàn toàn cô độc, trơ trọi và lạc thời.

Kiểu không gian vừa rộng, cao, xa bên cạnh không gian chật hẹp ẩm ướt là hình thức nhưng nó mang tính quan niệm của nhà văn. Dù ở trong không gian rộng hay hẹp, nhưng tất cả đến với Kiên đều rất đau khổ. Đó là sự mất mát, là cuộc đời tăm tối, một mình Kiên – người lính sống sót trở về trong cuộc chiến tranh ấy, một mình anh phải gánh chịu.

Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh khá đặc biệt, mang quan niệm của nhà văn về cuộc chiến tranh của dân tộc. Đó là kiểu không gian cho những con người, những số phận bi thảm mà đại diện là Kiên và Phương.

Cũng phải thừa nhận rằng trong những năm tháng chống Mỹ, số phận con người trở nên bé nhỏ vô cùng, luôn bị cái chết rình rập. Hiện thực đó đã

tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tư duy sáng tác của nhà văn. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, ta có thể cảm nhận được một thời kỳ kháng chiến oai hùng nhưng cũng không kém phần hi sinh, mất mát của dân tộc.

*Tiểu kết chương 3:

Thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh không phải là thời gian theo trình tự trước sau mà là một sự hoán đảo cả ba chiều tương lai, hiện tại và quá khứ. Đã có sự sai biệt giữa thời gian niên biểu của các sự kiện tạo ra truyện và thời gian do người kể sáng tạo ra từ ý thức chủ quan nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian luôn có sự chồng lấn nhiều sự kiện, sự việc, nhập nhòa, hòa trộn với nhau. Thời gian ở đây không phải là thời gian thực mà là thời gian trong hồi ức của nhân vật gắn với những sự kiện mà nhân vật đã trải qua. Nó là thời gian mang cảm xúc của nhân vật. Thời gian trong tác phẩm chủ yếu là thời gian hoàn cảnh đối với nhân vật. Thời gian ban đêm xuất hiện rất nhiều, ban ngày cũng có nhưng những ngày tươi sáng thường rất ít và chỉ nằm trong quá khứ của Kiên trước chiến tranh. Thời gian ban đêm tượng trưng cho sự tăm tối của cuộc đời con người. Thời gian trong những hồi ức và giấc mơ của nhân vật chính còn mang tính chất dự báo mà chủ yếu là dự báo nỗi buồn và sự li biệt.

Không gian trong tác phẩm cũng rất đặc biệt. Có hai kiểu không gian đặc trưng là không gian chiến trường và không gian tâm lý. Không gian của

Nỗi buồn chiến tranh gắn với những hồi ức và giấc mơ về quá khứ của nhân vật chính. Có khi không gian được thu hẹp lại trong một gian phòng nhỏ bé hay trong một góc phố cô đơn nhưng cũng có khi không gian được mở ra mênh mông, vô tận ngoài chiến trường. Không gian bao trùm lên nỗi buồn và sự cô đơn của nhân vật, dồn ép nhân vật vào những cảm xúc đau đớn không chút bình yên. Dù ở không gian nào, với Kiên cũng đều là sự bất lực, chán chường, không lối thoát.

KẾT LUẬN

Đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Hồi ức và giấc mơ trong Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

1. Đến những năm 90, thi pháp học đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ, là công cụ đắc lực để nghiên văn học Việt nam và văn học thế giới. Ở nước ta, thời điểm này có rất nhiều công trình có giá trị mang tên thi pháp ra đời, mở ra một hướng mới cho việc đánh giá, nghiên cứu các tác phẩm văn học. Nhưng đến mãi sau này (những năm 80 trở đi), thi pháp học mới trở thành một trào lưu nghiên cứu chuyên nghiệp và phát huy được vai trò của mình. Thi pháp học là phương pháp nghiên cứu hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học. Nếu trước đây, các tác phẩm văn học ở nước ta chỉ được chú trọng chủ yếu ở phương diện nội dung thì thi pháp học đã giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng.

2. Đặc điểm quan trọng của thi pháp là tính chất “đa thanh” đã được Bảo Ninh sử dụng rất thành công. “Đa thanh” thể hiện tất cả mọi phương diện: nhân vật, điểm nhìn… Trong Nỗi buồn chiến tranh, mỗi nhân vật là một ý thức độc lập bình đẳng với nhau và bình đẳng với cả tác giả. Tác giả đã không biến nhân vật trở thành người nô lệ ngoan ngoãn tuân thủ vô điều kiện những điều ông chủ chỉ bảo sẵn. Mỗi ý thức nhân vật tự tranh biện với nhau, tranh biện với mình, tranh biện với độc giả và cả tác giả để khẳng định chỗ đứng của mình... Tính đối thoại cũng làm cho không gian và thời gian nghệ thuật trở nên mang tính chủ động của ý thức. Đó là một thứ ý thức chuyên soi rọi nhân vật và để nhân vật soi rọi mình. Nó là cái không phải như tác giả quan niệm mà như là nhân vật quan niệm. Do đó, không gian, thời gian luôn luôn đối thoại với nhân vật. Ngược lại, nhân vật luôn căn vặn thế giới xung

quanh mình. Nỗi buồn chiến tranh thực sự mang đến một cái nhìn mới mẻ về chiến tranh và số phận người lính hậu chiến, bổ khuyết những khoảng trống mà văn học giai đoạn trước chưa có điều kiện khám phá. Tác phẩm cho thấy cái nhìn chân thực về cuộc chiến tranh của dân tộc. Cuộc chiến ấy rất vĩ đại nhưng đồng thời để có được chiến thắng và những chiến công, sự hi sinh của những người lính cũng không phải là nhỏ. Đây cũng chính là đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Bảo Ninh dưới góc nhìn thi pháp học.

3. Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết đặc biệt. Nhân vật chính kể về cuộc chiến tranh với những nỗi đau và sự mất mát. Trở về sau chiến tranh, Kiên hồi ức lại quá khứ với những vết thương và sự rạn vỡ về tinh thần. Cách kể của Bảo Ninh rất mới, vẫn là nhân vật xưng tôi nhưng những câu chuyện được kể qua giấc mơ và hồi ức là chính. Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến, Kiên kể những câu chuyện đã qua với một độ lùi nhất định cho nên mọi suy nghĩ của Kiên đã có sự thay đổi so với trước và trong chiến tranh, thậm chí có những việc Kiên cũng không thể cắt nghĩa nổi tại sao lúc ấy mình lại làm như vậy. Nhân vật như những mảnh vỡ ghép lại bằng những hồi ức và giấc mơ, chỗ này chỗ kia chắp nối với nhau xây dựng nên một nhân vật hoàn chỉnh – một nhân vật bị chấn thương nặng, một kẻ bị “dị tật” về tâm hồn.

4. Thời gian nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh là hình thức mang tính quan niệm của tác giả. Thời gian sau chiến tranh chỉ chiếm một phần rất nhỏ còn phần nhiều là quãng thời gian trước và trong cuộc chiến tranh. Thời gian riêng tư của con người cũng rất hạn chế, chủ yếu liên quan đến cuộc chiến đấu là nhiều. Bởi trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thì việc đảm bảo sự sống đã là rất khó, con người không có thời gian nghĩ nhiều đến bản thân mình. Nhưng dù sao những phút giây ngắn ngủi của những tình cảm riêng tư, những giấc mơ đẹp đã giúp đỡ Kiên vượt qua khó khăn trước mắt mà chiến đấu.

Không gian nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết chủ yếu là không gian bóng tối, nơi con người phải chiến đấu, phải dành dật sự sống với kẻ thù. Không gian vừa cao vừa rộng, trời đất bao la mà con người thì nhỏ bé, số phận của những người lính cũng vô cùng tăm tối. Không gian chiến trường vừa tạo nên sự rợn ngợp, sợ hãi cho con người nhưng đồng thời nó cũng chính là chỗ thân quen, bao bọc cho thân xác và tâm hồn người lính bởi phần nhiều trong số họ đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Ngoài không gian chiến trường rộng lớn còn có không gian chật hẹp trong tâm hồn Kiên với những ám ảnh đeo đuổi, bế tắc, tuyệt vọng. Trong cái không gian chật hẹp ấy là hình ảnh một con người đáng thương biết bao nhiêu, anh như đang dày xéo, hành hạ thân xác mình cùng với những hồi ức và giấc mơ.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: Về mặt nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh xứng đáng là thành tựu cao nhất của văn đổi thời kỳ đổi mới. Bảo Ninh đã xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết, đạt đến một thứ ngôn ngữ dân chủ cá nhân, những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tinh tế. Thủ pháp dòng ý thức, hồi ức, giấc mơ được tác giả sử dụng đã đưa người đọc đến với sự thưởng thức nghệ thuật đích thực cho thấy sự khám phá tâm lý, tâm hồn nhân vật một cách sâu sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tác phẩm, lý luận, nghiên cứu, phê bình, báo, tạp chí

1. Đào Tuấn Anh (2003), Văn học hậu hiện đại thê giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2001), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

4. M. B. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn 5. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nét về quan niệm hiện thực trong

văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (số 4), tr.21-25.

6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1945 -19975, Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Nguyễn Minh Châu (1984), Dấu chân người lính (tái bản), NXB Thanh niên, Hà Nội

8. Nguyễn Minh Châu (1989), Tập truyện Cỏ lau, Nxb Văn học, Hà Nội 9. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan

sưu tầm, tuyển chọn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

10. Trần Duy Châu (1994), “Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh”, Tạp chí

Cộng sản (số 10), tr.25.

11. Phạm Văn Dũng (2010), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp học, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học KHXH & NV Hà Nội.

12. Nguyễn Phương Dung (2014), Thơ Phạm Tiến Duật nhìn từ góc độ thi pháp học, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội

13. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

14. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Trịnh Bá Đĩnh, (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

16. Hà Minh Đức (1988), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội 17. Anh Đức (1996), Hòn Đất, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Girmunxki (1997), Lý luận văn họcthi pháp học, Nxb Matxcova, Nga.

19. Nguyễn Phan Hách (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu”, Báo Văn nghệ (số 37).

20. Hoàng Bích Hậu (2007), Dòng hồi ức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

21. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Đỗ Đức Hiểu (2006), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb giáo

dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Trí Huân (2007), Chim én bay (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Quế Hương (1996), Vẻ đẹp con người trong tiếng nói tri âm (tập 2), Nxb Trẻ, TP.HCM

26. Đỗ Văn Khang (1991), Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Báo Văn nghệ (số 43), tr.6

27. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học, Hà Nội 28. Chu Lai (1982), Sông xa, Nxb Lao động, Hà Nội

29. Chu Lai (1987), “Vài suy ghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí Văn ngệ quân đội (số 4), tr.102-104.

30. Phong Lê (1984), “Văn học Việt Nam và đề tài chiến tranh”, Tạp chí

Văn nghệ quân đội (số 8), tr.114-120

31. Nguyễn Văn Long (1981), “Cuộc chiến tranh chống Mĩ và những trang văn xuôi hôm nay”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 7).

32. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Hà Nội.

33. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội

34. Bùi Thanh Minh (2007), Cõi đời hư thực, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội

35. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyên Ngọc (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu”, Báo Văn nghệ (số 37), tr.5

37. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

38. Nhiều tác giả (2001), Về lãnh đạo quản lý, văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, (Nguyễn Huy Bắc tuyển chọn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Bảo Ninh (2012), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, TP. HCM

40. Bảo Ninh (2001), Tập truyện ngắn Bảo Ninh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

41. PV (7-2007), “Viết về đề tài chiến tranh cách mạng – Một đề tài không cũ”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 673-674), tr.155-160.

42. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006),

Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

43. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 44. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn

Việt Nam, Hà Nội

45. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại, Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)