Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 74 - 78)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Điểm nhìn mới về chiến tranh

2.3.2.2. Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật khác

Chán nản với cảnh chiến tranh ngày đêm nơi rừng sâu núi thẳm, tăm tối mịt mờ, người lính muốn thoát ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nhưng khổ một

nỗi là dù bằng cách nào họ cũng không thể thoát được. Để rồi, kết cục mà họ phải nhận là cái chết đầy đau đớn, thương tâm. Với Can, cuộc chiến này hoàn toàn vô nghĩa: thắng hay thua, mau hay chậm chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa. Đi lính và vào chiến trường là Can phải rời xa gia đình, bỏ lại quê nhà người mẹ già bơ vơ ngày đêm mong nhớ: Mình vào đây làm gì khi để mẹ già ở nhà cơ cực không nơi nương tựa, ngày đêm than khóc nhớ con… Hồi tôi vào lính, làng đang lụt, vất vả lắm tôi mới dìu được mẹ tôi lên đê. Mẹ tôi cứ van tôi tìm cách mà trốn đừng để người ta triệu tập. Nhưng lủi sao nổi cơ chứ…. Bao thằng khốn nạn ung dung hưởng lộc chiến tranh chỉ con cái nông dân là phải dốc lòng ra đi bỏ lại đằng sau cảnh mẹ già màn trời chiếu đất

[39, 28].

Bị thương nặng, Sinh chán nản, tuyệt vọng, thương cho thân phận mình: Lắm lúc nghĩ cay cực khôn cùng. Ước gì có cách nào tự chết ngay cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình bị chiến tranh đoạt mất tự do, có khác nào thân phận nô lệ [39, 95].

Từng là người tham gia cuộc chiến trở về, Sơn thấy đau đớn cho những người lính đã hi sinh và tuyệt vọng cho cuộc đời hòa bình:

“- Hừ, hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ biết bao máu thịt anh em mình, để chừa lại có chút xương”

“- Nền hòa bình này… Hừ, tôi thấy hình như cái mặt nạ người người ta đeo trong những năm tháng trước rơi hết. Mặt thật bầy ra gớm chết. Bao nhiêu xương máu đã đổ ra…”

Trải qua cuộc đời đầy những bi kịch, cuối cùng, Lan phải thốt lên rằng: “Thời buổi ác nghiệt…dài quá là dài, cuốn đi mất bao nhiêu là người” [39, 65-66].

Với yêu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, Nỗi buồn chiến tranh đã ghi được dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc và có vị trí quan trọng trong tiến trình

đổi mới văn học Việt Nam hiện đại. Nó vượt lên hầu hết những cuốn tiểu thuyết cùng thời. Tác phẩm đưa ra một quan điểm mới, một cách nhìn mới về chiến tranh và thân phận người lính, đưa người đọc đến với chân trời mới của nghệ thuật mang nhiều cách tân có giá trị thời đại, song quan điểm của ông không phải là không có những chỗ chưa phù hợp bởi số phận người lính trong chiến tranh của cuốn tiểu thuyết này mới chỉ là một phần của hiện thực chứ không phải là hiện thực phổ biến của người lính. Đây chỉ là một cách nhìn bên cạnh rất nhiều những cách nhìn khác. Bảo Ninh nhìn cuộc chiến tranh ở khía cạnh tàn khốc và sự hủy diệt, ở số phận tối tăm của người lính cả trong chiến tranh và thời hậu chiến. Nhưng hiện thực phổ biến hơn trong văn học cũng như thực tế vẫn là khí thế bất khuất, tư thế hiên ngang trên đường đi chiến đấu của người lính, tinh thần đấu tranh, niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi, người lính trở về trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

*Tiểu kết chương 2:

Cốt truyện trong Nỗi buồn chiến tranh không phải được xây dựng chủ yếu trên những sự kiện mà chủ yếu được xây dựng trên những sự kiện – hồi ức – giấc mơ của nhân vật chính và những nhân vật khác. Tác phẩm không có cốt truyện với đầy đủ các giai đoạn: mở đầu, phát triển, cao trào, đỉnh điểm, kết thúc mà chủ yếu được xây dựng dựa trên những dòng hồi ức miên man bất tận của nhân vật. Các sự kiện và chi tiết cũng không xuất hiện một cách rành mạch, rõ ràng. Hồi ức như là cái khung, cái nền mà trên đó tác giả triển khai những trải nghiệm của các nhân vật. Gần như xuyên suốt tác phẩm, bóng dáng của các sự kiện cốt truyện bị làm nhòe đi một cách cố ý và nhân vật hồi tưởng, phân tích đánh giá những sự kiện đã trải qua từ độ lùi của thời gian.

Về thi pháp xây dựng nhân vật tiểu thuyết, lẽ ra các chi tiết, biến cố, cốt truyện phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật tự sự, nhưng ở đây, giấc mơ, hồi ức lại tạo thành bề dày của nhân vật. Xuyên suốt chuỗi những

giấc mơ và hồi ức của Kiên, ta thấy xuất hiện một lớp các nhân vật tràn ngập đau thương, tràn ngập máu và cái chết. Mỗi nhân vật đều được ghép lại từ rất nhiều những mảnh vỡ của hồi ức kết hợp với những giấc mơ mà sự đảo lộn trình tự thời gian, trình tự các sự kiện đã làm cho nhân vật trở nên đa diện hơn, ám ảnh hơn và phù hợp với cảm hứng chính của tác phẩm là nhìn về chiến tranh từ những trải nghiệm của nhân vật chính, trong đó nỗi buồn là chủ yếu.

Về điểm nhìn, rõ ràng không có gì phù hợp hơn với cách nhìn chiến tranh từ những bình diện khi đã có một độ lùi về thời gian, về sự đánh giá những trải nghiệm của nhân vật chính về chiến tranh, về kẻ thù, đồng đội và về chính mình. Bảo Ninh không nhìn chiến tranh một chiều thi vị hóa, ông nhìn thẳng vào sự thật ở khía cạnh những mất mát, đau thương của con người trong và sau cuộc chiến. Cái nhìn này trở nên sâu sắc và cũng ám ảnh hơn khi nó kết hợp giữa những yếu tố của quá khứ với hiện tại, soi rọi, đánh giá quá khứ từ góc nhìn của hiện tại, từ những trải nghiệm sau một thời gian khá dài về những gì mình đã trải qua.

Xét từ cả ba yếu tố trên thì rõ ràng vai trò của những hồi ức và giấc mơ của nhân vật chính – điểm tựa để đánh giá các nhân vật khác là giải pháp tối ưu để Bảo Ninh viết về chiến tranh khác với những người khác.

CHƢƠNG 3

HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ GẮN VỚI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)