5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Hồi ức và giấc mơ gắn với nhân vật
2.2.2. Hồi ức và giấc mơ của Kiên về những ngƣời đồng đội
Không được miêu tả cụ thể, rõ ràng, không tiểu sử, quê quán, những người đồng đội của Kiên: Thịnh “nhớn”, Thịnh “con”, Can, Tâm, Tạo “voi”, Oanh, Cừ, Quảng… đều gắn liền với cái chết. Họ không phải đang sống ở thời hiện tại mà tất cả đều nằm trong ký ức của Kiên qua những dòng hồi tưởng ghê rợn. Từ những quê hương khác nhau, họ gặp nhau ở cuộc chiến tranh khốc liệt, cùng nhau chia sẻ những ngày tháng thăng trầm của cuộc đời người lính trinh sát.
Có lẽ toát lên ở những ngưới lính trinh sát là sự bình dị. Ngôn ngữ của họ cũng rất bình dị. Đọc tác phẩm, ta thấy rất ít khi họ đối thoại với nhau
bằng những từ ngữ trau chuốt. Đây là đoạn đối thoại của Kiên với những người đồng đội trong những ngày “nhàn rỗi” không bị địch tấn công:
“- Chơi tà tà nhé - Kiên đề nghị - nếu dở ván này thì trời để cho cả bốn thằng còn sống qua trận này để còn chơi tiếp
- Khôn lỏi thế, - Thành nhăn răng cười – Trời có phải thằng ngốc đâu mà bịp. Cố tình đánh dở ván lão sẽ cho cả bốn thằng “chui xuống dưới đó” mà vặt lông nhau.
- Xuống cả làm gì bốn thằng, Từ bảo – một mình tao ôm cỗ bài xuống là được. Sẽ đánh xì, hoặc sẽ tổ chức bói bài tây cho bọn quỷ sứ gác vạc dầu!”
Những lúc rảnh rỗi, họ vui đùa với nhau đúng với bản chất người lính bởi ít nhiều họ vẫn chưa cận kề với cái chết, vẫn chưa bị địch tấn công.
Còn đây là những câu nói của Quảng với Kiên khi bị thương nặng và biết mình không thể sống thêm nữa:
- Đừng chạm vào tao… Đừng băng nữa…
- Kiên, tao hạ lệnh cho mày hạ tao mau! Trời ơi! Trơi ơi bắn đi mà em, bắn! Mẹ mày chứ, bắn đi, giời!
Trong lúc nguy kịch, giọng điệu nhân vật cũng thay đổi. Câu nói của Quảng trong ký ức của Kiên nghe đau xót biết nhường nào. Và tâm trạng của Kiên khi hồi ức lại sự việc này chắc chắn cũng rất đau.
Hay lời đối thoai của Tâm với Kiên khi đã rất nhiều anh em ngã xuống: - Buồn làm đếch gì, Kiên!
Lời nói bình dị, tỏ ra bất cần nhưng lại thể hiện rất rõ sự đau xót của cả Tâm và Kiên. Có lẽ, không cần phải buồn vì thân phận “con sâu cái kiến” của người lính trong chiến tranh giống như cỏ rác ngoài đường vậy.
Cuộc sống của người đồng đội những ngày an nhàn khi chiến tranh chưa xảy ra, những cái chết khi giáp lá cà với giặc, những bóng ma lẩn khuất vào rừng sâu đêm đêm ám ảnh Kiên làm cho tâm hồn anh không lúc nào được
ngơi nghỉ. Qua hồi ức của Kiên, ta thấy hiện lên những con người ưu tú nhất của thời đại, họ vừa là anh hùng nhưng đồng thời cũng là con người chân thực, những con người “được ghi nhớ mãi nhưng đồng thời cũng bị lãng quên đi mãi”. Đối mặt với cái chết, dưới bầu trời tối sầm của chiến tranh, họ muốn vượt lên tất cả để giành giật sự sống cho mình. Nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi cái lưỡi dao bạo tàn của cuộc chiến ấy. Họ là những con người bi kịch. Bi kịch của người lính trong chiến tranh, trong hồi ức của Kiên, bi kịch cộng đồng. Tất cả đều phải đối mặt với đau thương. Họ không còn cách lựa chọn nào khác.