Hồi ức và giấc mơ gắn với cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 37 - 44)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Hồi ức và giấc mơ gắn với cốt truyện

Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

Cốt truyện luôn có sự gắn bó hữu cơ giữa hai phương diện: bộc lộ nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Nhờ cốt truyện, nhà văn bộc lộ thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sức lôi cuốn mạnh mẽ và hấp dẫn người đọc.

Có thể chia cốt truyện thành hai loại: Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng, đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính. Do vậy, cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng vừa hoặc nhỏ. Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện phức tạp của đời sống trong một thời kỳ lịch sử, tái hiện quá trình phát triển và diễn biến phức tạp của nhiều nhân cách. Do đó, cốt truyện đa tuyến thường có dung lượng lớn. Một số tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của L. Tôn-xtôi, F. Đôxtôiepxki, M. Sôlôkhốp thuộc dạng cốt truyện này như: Chiến tranh và hòa bình, Tội ác và trừng phạt, Sông đông êm đềm

Thông thường, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động, phát triển và kết thúc bao gồm các giai đoạn: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc. Tuy nhiên, không phải bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có đầy đủ các giai đoạn như vậy.

Nếu như trong văn học giai đoạn 1945-1975, với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng - tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ thì cùng với xu hướng kết cấu tâm lý trong văn xuôi sau 1986, cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất định của tâm trạng con người. Cốt truyện vẫn tồn tại, song bắt đầu bị biến dạng và phân rã -"thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính (protagoniste), tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các "mảnh vỡ" của cuộc đời nhân vật chính...","thay vì triển khai tự sự bám vào "cuộc phiêu lưu của nhân vật", nhà văn lại biến tự sự trở thành một "cuộc phiêu lưu của cái viết" nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc"[15, 79]. Có thể nói rằng, cốt truyện luôn gắn với nhân vật và nó còn là phương tiện để nhà văn tái hiện lại các xung đột xã hội. Nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh là Kiên nhưng tác phẩm không nhằm tái hiện sự xung đột giữa các nhân vật mà nhằm tái hiện một thế giới nội tâm đầy dẫy những mâu thuẫn, dằn vặt, ám ảnh trong tâm hồn Kiên. Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh có cốt truyện tương đối mới mẻ. Người đọc thường thấy khó hiểu khi theo dõi mạch truyện. Truyện không có những tình huống thắt nút, đỉnh diểm, cao trào, mở nút… như những truyện có cốt truyện thông thường mà chỉ là những mảnh ghép rời rạc trong dòng ký ức của Kiên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà truyện không hấp dẫn. Ngược lại, cốt truyện đặc biệt của tác phẩm là một sự sáng tạo có giá trị và được đánh giá rất cao.

Hồi ức và giấc mơ gắn với cốt truyện của Nỗi buồn chiến tranh là hình thức nhưng thực chất nó là nội dung bởi nó được xây dựng hoàn toàn do nỗi buồn đau, mất mát mà chiến tranh đem lại qua cảm nhận của nhân vật.

Nỗi buồn chiến tranh được triển khai trên cơ sở sự vận động của dòng tâm tư vô định của nhân vật chính (Kiên). Các sự kiện ở thời hiện tại rất ít mà chủ yếu là nằm trong những hồi ức và giấc mơ của nhân vật. Tất nhiên, sự thống kê này chỉ mang tính chất tương đối bởi trong mỗi sự kiện có rất nhiều những chi tiết nhỏ. Cuốn tiểu thuyết bao gồm rất nhiều sự kiện, trong đó những sự kiện được Kiên nhớ lại (nằm trong hồi ức của Kiên) chiếm gần như trọn vẹn trong tác phẩm. Những sự kiện ở thời hiện tại chiếm số lương rất ít (Chỉ khoảng 1/3). Chúng tôi thống kê được 25 sự kiện trong tác phẩm được Kiên hồi tưởng lại. Điều đáng nói là các sự kiện đó không được sắp xếp rõ ràng, rành mạch mà rất lộn xộn, chảy theo dòng ký ức vô định của Kiên.

Hệ thống sự kiện nằm trong hồi ức và giấc mơ của nhân vật Kiên

1. Ký ức rùng rợn về tiểu đoàn 27 bị xóa sổ

2. Cuộc sống của Kiên và những người lính trinh sát trước ngày hành quân xuống cánh Nam tiến đánh Buôn Ma Thuột

3. Can bỏ trốn và bị chết

4. Cuộc tình vụng trộm của những người lính với 3 cô gái 5. Cuộc đụng độ với bọn thám báo trả thù cho 3 cô gái

6. Nhớ lại lúc trung đội tập hợp trước mồ Thịnh “con” trước lúc rời Cánh Bắc 7. Mơ đến Hòa – cô giao liên đã hi sinh để cứu Kiên và đồng đội

8. Kiên nhớ đến cha mẹ và lúc từ biệt Dượng

9. Kỉ niệm giữa Kiên và Hạnh - người phụ nữ độc thân sống trong căn phòng nhỏ sát chân cầu thang

11. Nhớ lại những phút giây sống gấp với Hiền ở những cây số cuối cùng còn vương lại của thời thanh xuân chiến hào

12. Nhớ lại cái chết khủng khiếp của Quảng

13. Ký ức về Tùng bị một viên bom bi lọt vào não và bị điên 14. Kí ức về người đàn bà câm

15. Kí ức về cha mẹ, lúc cha mất

16. Kỉ niệm về mối tình đầu trong sáng với Phương

17. Những ám ảnh về Phương theo Kiên trong những ngày bị thương nằm ở Điều trị 8

18. Nhớ lại thời ấu thơ khi Kiên cùng Phương, Toàn, Sinh học cùng lớp 19. Gặp Phương trên chuyến tàu vào B

20. Kỷ niệm về Phương ở Đồ Sơn

21. Nhớ đến lúc cùng Phương trên chuyến tàu Hà Nội – Vinh 22. Ký ức đau thương về Hòa

23. Ký ức về Phương tuổi 17

24. Nỗi đau đến với Phương trên chuyến tàu vào B 25. Kiên quyết định ra đi bỏ lại Phương ở ga Thanh Hóa

Trên cơ sở chuỗi những hồi ức và giấc mơ được đánh số theo thứ tự trần thuật trong tác phẩm, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại như sau:

- Hồi ức về cuộc sống thời thơ ấu (gắn với gia đình, bạn bè): 8, 9, 15, 18

- Mơ về mối tình trong sáng với Phương thuở còn là học sinh trường Bưởi: 16, 20, 23

- Nhớ lại tình cảnh bất trắc với Phương trước thềm chiến tranh: 19, 21, 24, 25 - Hồi ức lại cuộc sống của người lính trong chiến tranh: 2, 4, 5, 6, 11, 17, - Hồi ức lại cuộc chiến và những cái chết thương tâm: 1, 3, 12, 13, 7, 22 - Ký ức về cuộc sống sau hòa bình: 10, 14

Không có quan hệ nhân quả, không theo trật tự cốt truyện thông thường, từng mảnh hồi ức và những giấc mơ của nhân vật bị chia cắt ra, sắp xếp một cách lộn xộn và rời rạc, phân tán trong tác phẩm. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ hồi ức bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Ở đây, tác giả đã sử dụng thủ pháp phân mảnh rất nhuần nhuyễn. Bary Lewis đã nói về thủ pháp phân mảnh cốt truyện như sau: “Hoặc là cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó những khát vọng nhức nhối… Những ghép nối chiều sâu được thể hiện qua các tiểu đoạn đứt khúc, ghép quá khứ với hiện tại, tâm cảnh với ngoại cảnh, lịch sử và phi lịch sử” [1, 244]. Nhìn vào chuỗi các sự kiện được thống kê ta có thể nhận thấy sự kiện thứ 7 và thứ 22 thực ra là một sự kiện liền mạch. Đó là sự việc về Hòa và cái chết của cô nhưng đã được cắt chia ra cho các mảnh ký ức từ thứ 8 đến 21 xen vào giữa... Ở đầu tác phẩm, Kiên nhớ về cô giao liên Hòa, chuyện được kể ở phần kết thúc là “Hòa gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên” [39, 58]. Sau đó câu chuyện dừng lại, người đọc chưa rõ nguyên nhân cái chết của Hòa, xen vào đó là những sự kiện và chi tiết khác. Đến gần cuối tác phẩm, toàn bộ câu chuyện về cô giao liên Hòa mới hoàn chỉnh. Đặc sắc nhất trong sự phân mảnh các câu chuyện là những kí ức về Phương. Phương là người phụ nữ xuất hiện hầu như xuyên suốt cả tiểu thuyết, gắn kết các suy nghĩ của Kiên, là động lực cho Kiên viết và cũng là nguyên nhân làm anh đau khổ. Những câu chuyện về Phương được Kiên nhớ lại cũng rời rạc, chắp nối và rải đều khắp tác phẩm. Khi là hình ảnh Phương và Kiên trong những ngày ấu thơ của tuổi mười bảy, khi là hình ảnh của Phương bị làm nhục ở nhà ga Thanh Hóa và khi là Phương – nạn nhân sau chiến tranh sống cuộc đời trụy lạc.

Hoặc chính câu chuyện về Phương và Kiên ở nhà ga Thanh Hóa trong chuyến tàu hành quân vào Nam cũng bị phân ra làm ba mảnh vỡ xen kẽ không đồng thời mà nó bị đứt gãy theo kí ức của Kiên, biểu hiện ở sự không liên tục của nó trong quá trình trần thuật: 21, 24, 25.

Chi tiết chuyến tàu đêm Hà Nội – Vinh là chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó đánh dấu bước ngoặt cho số phận và nỗi đau quá lớn đối với tình yêu đẹp của Kiên và Phương – một sự chia cắt đau đớn đến thắt lòng. Vì vậy mà, khi Kiên hồi ức lại sự kiện đó thì nó không hiện ngay ra một lúc mà phân tách thành rất nhiều mảnh như nghiền nát trái tim anh. Nó giống như một vết thương không thể lành, luôn rỉ máu trong tâm hồn anh. Trên chuyến tàu ấy, có rất nhiều điều bất ngờ đã xảy ra. “Đoàn tàu như hụt bước. Tấm màn nhung của giấc ngủ bị xé toang… cả toa nháo nhào… cả toa nấc lên” [39, 236]. Các nhân vật đều trong tư thế bị động. “Chợt, rầm một tiếng, tàu giật mạnh các nối toa, và rung rình chuyển bánh” [39, 239], chiến tranh đã giằng Phương ra khỏi Kiên. Và sau những phút giây định mệnh, Phương của Kiên đã hoàn toàn đổi khác. “Thình lình, Phương giằng tay ra, lăn một vòng, và giữa hai loạt bom nàng bật người dậy, chạy ngược trở lại chỗ đoàn tàu” [39, 285].

Hệ quả của sự phân mảnh trong cốt truyện là sự dồn nén, chồng chéo các vấn đề của hiện thực trong thế giới nội tâm nhân vật vào một đơn vị thời gian trần thuật nhất định: cuộc chiến đấu vừa anh hùng vừa bi thảm, những cái chết của đồng đội, mối tình đầu vừa trong sáng vừa đau đớn, cuốn tiểu thuyết đang thai nghén đầy tâm huyết nhưng cũng rất đỗi nhọc lòng... tất cả là sự phản chiếu tính phức tạp của cuộc sống xã hội vào sự đa chiều của đời sống tâm hồn, tình cảm của con người. Những biểu hiện của hệ thống sự kiện trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranhrất gần với nhận xét của giáo sư Phùng Văn Tửu: "Trên con đường diễn biến của tiểu thuyết càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm, và trong một tiểu thuyết, cốt truyện càng đơn giản bao

nhiêu, ít các sự kiện các biến cố bao nhiêu, hầu như chưa kể lại đã hết, thì chính là ở đấy, nội dung nghệ thuật càng nổi lên bấy nhiêu với những vấn đề của tiểu thuyết bản thân nó và mọi ngóc ngách trong công việc bếp núc của nhà văn gắn với tác phẩm ấy" [66, 162].

Trong số 23 mô típ của hệ thống mô típ trong văn học nghệ thuật phương Đông được giáo sư Trần Đình Sử thống kê ở công trình Dẫn luận thi pháp học, dù còn phải bàn thêm nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy có thể dựa vào đó mà nói rằng Nỗi buồn chiến tranh thuộc mô típ “Đấu tranh thiện ác”. Các mâu thuẫn thời hậu chiến, phi thần thoại hóa các anh hùng. Mô típ này thuận lợi cho việc xây dựng những mâu thuẫn trong tâm hồn người lính thời hậu chiến, nhân vật nhìn nhận lại cuộc chiến tranh theo đúng cái bản chất khách quan của nó. Và cũng chính mô típ này cho phép xây dựng nhân vật người lính chiến vừa anh hùng nhưng đồng thời cũng là con người bình thường với những khát vọng, ham muốn bình dị nhất.

Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đang trong quá trình vận động nên chưa thể kết luận rõ ràng về điểm tới của xu hướng phát triển này. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là tự sự đương đại đang nỗ lực vượt thoát khỏi những dạng thức truyền thống. Kiểu cốt truyện này không phủ nhận kiểu cốt truyện truyền thống, nó là một kiểu cốt truyện mới gần gũi với đời sống của nhân vật, phản ánh đúng chiều sâu tâm trạng con người trong thời kỳ đất nước và nền văn học đã có nhiều biến đổi.

Kiểu cốt truyện được xây dựng bởi những hồi ức và giấc mơ nối tiếp nhau làm toát lên nỗi buồn miên man, kéo dài bất tận không một phút bình yên, ngơi nghỉ, cứ mãi đeo đẳng trong suốt cuộc đời nhân vật. Kiên muốn thoát ra khỏi nỗi buồn ấy nhưng mỗi lần như thế, những ký ức ám ảnh lại hiện về và dằn vặt cả thể xác lẫn tâm hồn anh. Chỉ có kiểu cốt truyện theo dòng ý thức mới thể hiện được những đau buồn mà chiến tranh đem lại cho người lính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)