Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 35 - 37)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4. Vài nét về tác giả và tác phẩm

1.4.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Có thể nói, tên tuổi của Bảo Ninh được gắn với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – một tác phẩm đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết còn dang dở của nhà văn Kiên kể theo dòng ký ức của anh về bi kịch số phận của mình trong chiến tranh và trong thời hậu chiến. Ra khỏi cuộc chiến tranh đẫm máu, trở về với hòa bình, Kiên mang nặng một nỗi buồn – nỗi buồn chiến tranh. Cuộc chiến tranh ấy đã cướp đi của Kiên tình yêu, niềm tin và cuộc sống bình thường của một con người. Không chỉ có Kiên, Phương – người Kiên yêu trọn đời và những nhân vật khác cũng rơi vào bi kịch tổn thương nặng nề.

Khi mới ra đời, tác phẩm không được chào đón nhưng sau đó nó đã khẳng định được vị thế của mình và thuyết phục được giới nghiên cứu cũng như bạn đọc. Xuất bản lần đầu năm 1990 với tiêu đề Thân phận của tình yêu

(do các biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn), chỉ một năm sau đó, tác phẩm đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở Việt Nam. Năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh được tái bản với tiêu đề ban đầu mà tác giả đã đặt: Nỗi buồn chiến tranh.

Nỗi buồn chiến tranh được đánh giá là đã “chạm đến mẫu số chung của nhân loại” (Nguyễn Quang Thiều), trở thành “một tác phẩm có tầm cỡ quốc tế: mang tính chất văn học cao, rất dễ đọc mà đầy uy lực” (The List). Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới.

*Tiểu kết chương 1:

Thi pháp học vào Việt Nam khá sớm nhưng từ thập kỷ 80 trở đi, nó mới khẳng định được vai trò trong nghiên cứu văn học. Thi pháp học một thời đã được coi như “kim chỉ nam” giúp cho việc nghiên cứu các tác phẩm được đúng hướng. Nhưng, không phải thi pháp học là chìa khóa vạn năng để mở ra mọi cánh cửa văn chương. Suy cho cùng, từ bản chất của nó, nó cũng chỉ là một phương pháp nghiên cứu, chỉ có điều nó giúp cho giới nghiên cứu và người đọc cắt nghĩa tác phẩm kỹ lưỡng và đa diện hơn từ góc nhìn một văn bản nghệ thuật. Xem xét kỹ lại, ta thấy hình thức giữ vai trò quan trọng không thể thiếu khi tìm hiểu tác phẩm văn học bởi vì có hiểu được hình thức, ta mới có thể nắm chắc được nội dung. Hình thức bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có vai trò riêng. Tất cả các yếu tố liên kết với nhau tạo nên nội dung của tác phẩm.

Khác với những thể loại ra đời trước nó, tiểu thuyết có những điểm mới trên tất cả các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, điểm nhìn… Tiểu thuyết là thể loại luôn vận động, phát triển. Nó thiên về những cái chưa hoàn thành trong đời sống. Từ tiểu thuyết sử thi đến tiểu thuyết sau đổi mới là cả một quá trình. Con người không chỉ được miêu tả một cách trực tiếp như trước nữa mà được phản ánh thông qua những hồi ức và giấc mơ của nhân vật. Cũng qua những giấc mơ và hồi ức mà người đọc có thể cảm thông và thấu hiểu hơn tâm lý của nhân vật.

CHƢƠNG 2

HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ GẮN VỚI HỆ THỐNG CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ ĐIỂM NHÌN MỚI VỀ CHIẾN TRANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ức và giấc mơ trong nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn thi pháp học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)