Các văn bản pháp luật được phổ biến, chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa

4.1.2.1. Các văn bản pháp luật được phổ biến, chế độ

a. Văn bản pháp luật

Để thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và cụ thể hóa các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện các chính sách về công tác trợ giúp xã hội cho đối tượng TGXH do các cấp có thẩm quyền qui định bằng các quyết định, văn bản như sau:

- Văn bản hướng dẫn của tỉnh:

+ Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 17/2/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về quy định mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng TGXH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp, trợ giúp thường xuyên cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang về quy định mức chi thù lao cho cá nhân và số người trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng TGXH ở cộng đồng.

+ Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt mức trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng sống tại hộ gia đình hoặc trong cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt các mức trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Văn bản hướng dẫn của huyện

+ Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 17/7/2013 kế hoạch UBND huyện Sơn Động về việc thu thấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và thực hiện chính sách về người khuyết tật trên địa bàn huyện.

+ Công văn số 747/UBND-VX ngày 18/8/2014 về việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch thăm, chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi các năm.

+ Thông báo số 08/TB-UBND ngày 24/2/2017 Thông báo Kết luận của đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị tập huấn công tác quản lý chi trả trợ cấp đối tượng Bảo trợ xã hội.

+ Công văn số 20/CV-LĐTBXH ngày 16/3/2015 về việc chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội và hoàn thiện hồ sơ chuyển mức hưởng trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội.

b. Các chế độ trợ giúp

Chế độ trợ cấp được chia làm 2 giai đoạn (được thể hiện tại phụ lục 02)

* Giai đoạn từ 2010 đến 2014 mức chuẩn áp dụng theo Nghị định 67,13/2010/NĐ-CP

180.000 đồng (hệ số l).

* Giai đoạn 2015-2017 mức chuẩn áp dụng theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP:

- Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng giai đoạn 2015-2017 là 270.000 đồng (hệ số l).

Với mức trợ cấp xã hội hiện đang áp dụng trên địa bàn huyện được thực hiện chung theo mức trợ cấp xã hội quy định theo tỉnh, so với thực tế cuộc sống của các đối tượng yếu thế trong xã hội là thấp, với đặc điểm là huyện nghèo, có nhiều dân tộc cuộc sống của các đối tượng yếu thế khó khăn hơn rất nhiều lần các huyện khác chính vì vậy với mức trợ cấp như hiện tại thì cuộc sống của các đối tượng yếu thế vẫn ở mức dưới chuẩn nghèo.

Hệ số và mức hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên có nhiều thay đổi rõ rệt giữa Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP thể hiện tại phụ lục 02 (Hệ số, mức hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng).

Trong đó loại đối tượng cũng được chia theo hệ số hưởng khác nhau, loại đối tượng thì độ tuổi cũng được thay đổi nhiều ví dụ như người đơn thân giai đoạn 2010-2014 chia theo nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi và người con đó có bị khuyết tật không còn theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định từ năm 2015 trở đi thì quan tâm đến người đơn thân đó nuôi mấy con, độ tuổi của con người đơn thân cũng được tăng lên 22 tuổi nếu theo học.

Đối với đối tượng người khuyết tật cũng được quy định chi tiết theo độ tuổi, theo giai đoạn 2010-2014 thì người khuyết tật được phân loại theo mức độ khuyết tật là khuyết nặng hay đặc biệt nặng, còn theo quy định giai đoạn 2014- 2017 thì chia theo mức độ nặng, đặc biệt nặng nhưng lại được chia theo người khuyết tật đó ở độ tuổi nào thì tương ứng với hệ số và mức tiền.

Các loại đối tượng khác cũng vậy và đã được tác giả phân tích rất rõ trong phụ lục 02, qua phụ lục 02 khẳng định một điều hệ thống văn bản thay đổi ngày càng sát với thực tế, tại đây cũng khẳng định rõ nhóm trẻ em và người cao tuổi đặc biệt được quan tâm.

4.1.2.2. Các hoạt động triển khai a) Tuyên truyền phổ biến

tuyên truyền phổ biển chính sách đến các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức khác nhau; cụ thể:

+ Giao cho đài Truyền thanh - Truyền hình huyện định kỳ hàng tháng phát sóng nội dung chính sách bảo trợ xã hội, các văn bản mới về chính sách bảo trợ xã hội, soạn tin bài phát thanh, truyền hình thường xuyên tháng 2 lần.

+ Chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH huyện mở mỗi năm 2 lớp tập huấn chính sách bảo trợ xã hội với mục đích triển khai các nội dung chích sách BTXH hiện hành và nội dung mới chính sách BTXH đến lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng khu phố và các ngành đoàn thể xã, thị trấn.

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phát thanh các nội dung chính sách bảo trợ xã hội hiện hành, đảm bảo 100% các thôn bản trên địa bàn phát thanh theo từng tháng người dân đều biết các nội dung chính sách.

b) Rà soát lập danh sách

Công tác lập danh sách đối tượng được thực hiện thường xuyên theo tháng, việc phát hiện đối tượng chết, không đủ điều kiện được báo giảm thường xuyên, các đối tượng có hồ sơ mới đã được duyệt và ban hành quyết định hưởng, cập nhật danh sách kịp thời để thực hiện trợ giúp xã hội ngay sau khi có quyết định.

c) Phân công

Công tác phân công thực hiện được phân định rõ trong Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014; cụ thể:

Sự tự nguyện của người dân, đề xuất với UBND xã, thị trấn thông qua ban quản lý thôn, khu phố.

UBND xã, thị trấn là cấp trực tiếp xác minh đề xuất cho đối tượng thụ hưởng chính sách.

UBND huyện là cấp có thẩm quyền quyết định đối tượng được hưởng trợ cấp BTXH (Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND huyện trong công tác thẩm tra, xác minh đối tượng có đủ điều kiện hưởng trợ cấp BTXH hay không, tham mưu ban hành các quyết định trợ cấp).

huyện trong công tác quản lý đối tượng BTXH trên địa bàn huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện chức năng quản lý, cấp kinh phí thực hiện chính sách BTXH qua kho bạc Nhà nước huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)