Diện tích đất đai của huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)

Diễn giải DT (ha. So sánh (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ Tổng DT tự nhiên 86.057,6 86.057,6 86.057,6 100 100 100,0 I. Đất rừng và đất lâm nghiệp 65.395,4 65.395,4 65.395,4 100 100 100,0 1.Diện tích rừng 55.985,9 55.985,9 57.885,9 100 103,4 101,7 1.1 Rừng tự nhiện 41.730,2 41.730,2 40.830,2 100 97,8 98,9 1.2. Rừng trồng 14.255,7 14.255,7 17.055,7 100 119,6 109,8 2. Đất Lâm nghiệp (Đất chưa có rừng) 9.409,5 9.409,5 7.509,5 100 79,8 89,9 II. Đất đất khác 20.662,2 20.662,2 20.662,2 100 100,0 100,0 * BQ rừng và đất LN/hộ 3,5 3,4 3,35 97 98 97,83 * BQ rừng và đất LN/nhân khẩu 0,90 0,87 0,85 96 98 97,18 * BQ rừng và đất LN/LĐ 2.62 2,60 2,59 99 99 97,20 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2016) Bảng 3.2. cho thấy : Diện tích tự nhiên của huyện từ năm 2013 đến 2015 là 86.057,6 ha, không thay đổi. Năm 2013 và 2014, diện tích đất rừng không thay đổi.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông

Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Động hình thành 4 loại đường chính là (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, năm 2016):

- Quốc lộ (279 và 31) có chiều dài 63 km; - Tỉnh lộ (291 và 293) có chiều dài 37 km;

- Đường huyện và đường liên xã có 9 tuyến đường với chiều dài là 106,3km, chủ yếu là đường trải nhựa và đường cấp phối.

134,9 km đường đất.

Nhìn chung mạng lưới đường giao thông nông thôn phát triển tương đối khá. Tính đến năm 2015 toàn huyện có 548 km với kết cấu mặt đường trải nhựa rộng 5,5km; 73 km trải nhựa rộng 3,5 m; có 33,3 km đường bê tông rộng 3-3,5m. Còn lại 403,6 km là đường cấp phối và đường đất, có 23/23 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Với hệ thống giao thông như trên, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nông - lâm sản nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, năm 2016).

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống công trình hồ, đập, kênh mương trên địa bàn huyện Sơn Động thường xuyên được tu sửa và xây dựng mới (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Động, năm 2016).

- Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 102 công trình hồ chứa nước và đập dâng, 35 trạm bơm điện, kiên cố hóa 106,6 km kênh mương nội đồng, sửa chữa nâng cấp được 20 cồng trình khác. Do đó đã có hơn 2.000 ha ruộng chủ động được nước tưới, tiêu. Các công trình hiện tại đã xuống cấp nên việc dẫn nước tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp (Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Sơn Động, 2016).

c. Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc * Hệ thống điện

- Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 100% số hộ nông dân được sử dụng điện lưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ các xã trong huyện đã được kết nối với mạng lưới điện quốc gia, ở mỗi xã đều có các trạm hạ thế (Phòng Công thương huyện Sơn Động, 2016).

- Hệ thống điện hiện tại chỉ tạm đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt. Trong tương lai, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thì hệ thống điện cần phải được đầu tư hơn nữa (Điện lực Sơn Động, 2016).

* Hệ thống nước sinh hoạt

Trong những năm qua Sơn Động tập trung vào chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch chỉ tập trung tại thị trấn An Châu. Theo số liệu khảo sát sơ bộ trên địa bàn huyện có

khoảng trên 70% số hộ dùng nước giếng, 3% số hộ dùng nước giếng khoan, còn lại khoảng 27% số hộ gia đình dùng nước tự chảy. Hiện nay các hộ dân vùng cao chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt theo hình thức hệ tự chảy quy mô nhỏ lấy nước từ các khe, mạch đùn có xử lý lắng lọc đơn giản cộng đồng người dân (Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Sơn Động, 2016).

* Thông tin liên lạc

- Hệ thống thông tin liên lạc huyện Sơn Động trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Đến nay đã có 23/23 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới thông tin từ Trung ương đến cơ sở trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet của các điểm bưu điện cấp xã. Tổng số máy điện thọai cố định là 10.652 máy, bình quân 6,8 máy/100 dân (Phòng Văn hóa huyện Sơn Động, 2016).

- Hiện nay 100% số xã đã được xem truyền hình, 23/23 xã, thị trấn có đài truyền thanh, thông tin báo chí được đưa về tới các xã. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật các thông tin về kinh tế - xã hội, kỹ thuật mới trong sản xuất, việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước tới nhân dân (Phòng Văn hóa huyện Sơn Động, 2016).

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Sơn Động

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Sơn Động có bước tăng trưởng khá, các chỉ tiêu phát tiển kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội, đền ơn, đáp nghĩa được triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm sau đào tạo tiếp tục được quan tâm thực hiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được duy trì. Phong trào thể dục, thể thao được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng quy định. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững (UBND huyện Sơn Động, 2016).

Tổng hợp một số số chỉ tiêu về phát triển kinh tế được thể hiện ở bảng sau:

Qua bảng 3.3. cho thấy: Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2016 (theo giá

nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng/năm. Với sự phát triển kinh tế của huyện như trên, góp phần tăng năng lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện (UBND huyện Sơn Động, 2016).

Bảng 3.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành)

Diễn giải Đơn vị 2013 2014 2015 (%/nămBQ

)) 1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất % 12,35 13,71 13,72 105,40 2. Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 1.250,51 1.905,26 2.930,90 153,09 3. Cơ cấu giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 100 - Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản % 64,26 40,44 41,54 80,40 - Công nghiệp - Xây dựng % 19,90 48,70 51,24 160,46 - Thương mại - Dịch vụ % 15,84 10,86 7,22 67,51 4. Thu nhập bình quân đầu người Tr. 13,10 14,90 18,50 118,84 5. Tổng thu ngân sách nhà nước Tỷ 610,50 616,97 649,90 103,18 - Tổng thu ngân sách địa phương Tỷ 38,30 56,20 77,20 141,97 Nguồn: UBND huyện Sơn Động (2016)

3.1.4. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự nhiên của Sơn Động đứng thứ hai toàn tỉnh sau huyện Lục Ngạn chiếm 22.1% diện tích cả tỉnh. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên không ưu ái tổng sản lượng các loại cây con cũng như giá trị sản xuất của huyện luôn thấp nhất so với 9 huyện còn lại trong toàn tỉnh. Về văn hoá xã hội Sơn Động là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng lại có tỷ lệ dân tộc thiểu số hơn 52%, cao nhất trong tỉnh. Một nền văn hoá đa dạng về bản sắc dân tộc và một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang chuyển mình đổi thay và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ từ nhiều phía trong quá trình phát triển là những điểm đặc thù của huyện Sơn Động .

Sơn Động có 23 xã, thị trấn trong đó 15/23 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn. Nếu dựa vào nội lực để phát triển thì quá trình phát triển của huyện có thuận lợi thì ít mà gặp trắc trở khó khăn thì nhiều.

Vì điều kiện tự nhiên huyện có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi đồi núi sông suối đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp chủ yếu là ruộng bậc thang và diện tích đất nhỏ hẹp giữa các thung lũng 80% diện tích đất canh tác có hàm lượng mùn thấp chủ yếu là đất một vụ và đa phần chưa phá được thế độc canh. Trong

15 xã ĐBKK có bốn tiểu vùng khí hậu khác nhau biến động thất thường có năm nắng hạn kéo dài sương muối giá rét. Đặc biệt năm 2008 huyện bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ làm thiệt hại to lớn về người và tài sản.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

a. Dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các tài liệu, số liệu, phản ánh về công tác quản lý trợ giúp xã hội như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …).

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, các sách lý luận (giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành), số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, chi cục thống kê), công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án), mạng internet, báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở.

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

b. Dữ liệu sơ cấp

Gồm những tài liệu phản ánh nghiên cứu các đối tượng trợ giúp, để tiến hành thu thập số liệu tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ làm chính sách trợ giúp xã hội từ cấp huyện xuống xã phường, thị trấn ngoài ra còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ: (i) Khảo sát về tình hình thi hành pháp luật NKT, thực hiện năm 2014 (gọi tắt điều tra NKT) và (ii) khảo sát tình hình thực hiện pháp lệnh NCT và chương trình hành động quốc gia NCT giai đoạn 2014 - 2016 (gọi tắt là điều tra NCT), Điều tra người cao tuổi năm 2015 và điều tra người khuyết tật năm 2016 trên địa bàn huyện Sơn Động. Phân tích các số liệu từ cơ sở dữ liệu các cuộc điều tra này làm cơ sở đánh giá thực trạng đời sống, nhu cầu trợ giúp, kết quả, hiệu quả chính sách đối với NCT và NKT. Người cao tuổi và NKT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đối tượng BTXH.

Bảng 3.4. Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn điều tra

Diễn giải ĐVT Tổng cộng Long Sơn Xã Xã Dương Hưu An Châu Thị trấn

1. Tổng số đối tượng đang hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội

Người

469 160 166 143

- Người Cao tuổi - 188 85 72 31

- Người Khuyết tật - 166 44 62 60

- Người Đơn thân - 55 20 18 17

- Các loại đối tượng khác - 60 11 14 35

2. Số đối tượng điều tra - 90 28 27 35

- Người cao tuổi - 30 10 10 10

- Người Khuyết tật - 24 7 7 10

- Người Đơn thân - 21 7 7 7

- Các loại đối tượng khác - 15 4 3 8

3. Tỷ lệ đối tượngđiều

tra/tổng số đối tượng - 19,18 17,5 16,8 24,4

- Người cao tuổi - 15,95 11,7 13,8 32,2

- Người Khuyết tật - 14,45 15,9 11,2 16,6

- Người Đơn thân - 38,18 35 38,8 41,1

- Các loại đối tượng khác - 25 36,3 21,4 22,8 Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH, (2017) Đồng thời trong quá trình nghiên cứu đã thực hiện: (i) Điều tra 90 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc các nhóm đối tượng khác nhau tại thị trấn An Châu, xã Dương Hưu và xã Long Sơn, đây là các xã, thị trấn đại diện cho các vùng có những đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến tác động của các đối tượng trợ giúp xã hội khác nhau và cũng là các xã, thị trấn có nhiều đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện; Trong đó tôi tiến hành điều tra 6 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng (Dương Hưu 01 trẻ, thị trấn An Châu 5 trẻ). Điều tra 24 NKT (trong đó Long Sơn 7, Dương Hưu 7 và thị trấn An Châu 10). Điều tra 30 NCT trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 10 đối tượng. Điều tra 01 đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại thị trấn An Châu. Điều tra 21 đối tượng người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi 01 con và nuôi 02 con, trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 7 đối tượng bao gồm 03 đối tượng nuôi một con và 04 đối tượng nuôi 2 con. Điều tra các nhóm đối tượng còn lại với 8 đối tượng.

Để đánh giá thực trạng và nhu cầu, kết quả công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 9 lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp huyện, xã (cấp huyện 3 người, cấp xã, thị trấn 6 người) và 10 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tại cấp xã đó là cán bộ văn hóa xã hội phụ trách công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội để xin ý kiến về đối tượng thụ hưởng, mức trợ cấp hàng tháng, tác động của chính sách và những bất cập trong công tác quản lý và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên...

Hai nhóm đối tượng điều tra này được thiết kế dưới dạng câu hỏi với các phương án trả lời đơn giản.

Bảng 3.5. Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn phỏng vấn Diễn giải ĐVT Tổng số cán bộ (Người) Số cán bộ điều tra (Người) Tỷ lệ % 1. Lãnh đạo cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại phòng Lao động - TB&XH huyện

Người 5 3 60

- Lãnh đạo - 2 1 50

- Cán bộ - 3 2 66,6

2. Lãnh đạo và cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại xã, thị trấn

-

46 16 34,7

- Lãnh đạo xã, thị trấn - 23 6 26

- Cán bộ văn hóa xã hội - 23 10 43,4

Nguồn: Số liệu điều tra ( 2017) Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, nhu cầu, mong muốn, thực trạng trợ giúp tường xuyên đang diễn ra, các vấn đề bất cấp trong công tác quả lý nhà nước về trợ giúp xã hội và thụ hưởng chính sách của đối tượng hưởng thụ chính sách trợ giúp xã hội, mức trợ cấp của đối tượng được hưởng, ý kiến nhận xét đánh giá về công tác bảo trợ xã hội.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

a. Xử lý thông tin

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của chương trình EXCELL.

b. Phân tích thông tin

Đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)