Dự toán trợ giúp xã hội từ năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 82)

toán để thực hiện công tác trợ giúp xã hội từ năm 2014 đến 2016 tăng theo hàng năm. Năm 2014 tổng dự toán do huyện xây dựng là 7.057 triệu đồng, năm 2015 là 9.388,3 triệu đồng và năm 2016 tăng lên 11.440,2 triệu đồng, bình quân tăng 62% trong 3 năm.

Bảng 4.3. Dự toán trợ giúp xã hội từ năm 2014-2016

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Đối tượng ( người) Kinh phí (Tr.đ) Đối tượng ( người) Kinh phí (Tr.đ) Đối tượng (người) Kinh phí (Tr.đ) Tổng dự toán của năm 7.057 9.388,3 11.440,2 1. Dự toán trợ giúp xã hội 2.561 6.458,4 2.612 8.733.7 2.754 10.775,1 1.1. Người cao tuổi 1.132 1.937,07 1.144 2.215,71 1.159 2941,9 -Cô đơn từ 60-dưới

80 tuổi 21 44,820 19 83,43

- Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH 1.109 1.888,740 1.124 2.126,34 1.135 2.833,38 1.2. Người khuyết tật 838 3.209,7 842 4.286,7 900 5.088,01 - Khuyết tật đặc biệt nặng 207 965,6 206 1.465,2 240 1.622,16 + Cao tuổi, trẻ em 100 518,85 90 683,55 115 858,6 + Từ 16-60 tuổi 107 446,76 116 781,74 125 763,56 -Khuyết tật nặng 631 2.244,1 636 2.821,4 660 3.465,855 +Cao tuổi, trẻ em 212 897,12 229 1.248,12 245 1.499,5 + Từ 16-60 tuổi 419 1.347,03 407 1.573,29 415 1.966,27 1.3. Người đơn thân 346 738,630 358 1.541,16 397 1.757,43 - Nuôi con dưới 18

tháng tuổi 5 11,88 - Nuôi con từ 18 tháng tuổi trợ lên 341 726,75 - Nuôi 1 con 222 719,28 252 817,8 - Nuôi 2 con 136 821,88 145 939,6 1.4. Nhóm đối tượng khác 245 572,9 268 690,2 298 987,6 2. Dự toán mua thẻ BHYT 1.041 598,6 1.109 654,534 1.110 665.1 2.1 Người cao tuổi 685 425,385 690 407,239 690 407,23 2.2 Người khuyết tật 256 111,159 419 247,2 420 247,88 2.3.Các nhóm đối

tượng khác 100 62,1

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH (2017) Trong đó nhóm đối tượng người cao tuổi chiếm tổng số đối tượng cao nhất trong các nhóm đối tượng trên 1000 đối tượng mỗi năm nhưng kinh phí không cao bằng kinh phí dự toán cho đối tượng người khuyết tật.

Nhóm người khuyết tật là nhóm có số lượng được lập dự toán lớn thứ 2 về đối tượng nhưng kinh phí dự toán cho nhóm này lại cao nhất vì mức trợ cấp dành cho nhóm đối tượng người khuyết tật cao hơn các nhóm khác.

4.1.5. Tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội

4.1.5.1 Tại cộng đồng thôn, khu dân cư

Cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý đối tượng và chi trả trợ giúp xã hội hàng tháng là công chức văn hóa xã hội.

Căn cứ vào thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC công chức văn hóa xã, thị trấn thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với trưởng thôn, tổ trưởng khu dân cư nắm bắt tình hình biến động tăng giảm của các đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn mình.

Cuối tháng tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực hiện chức năng báo tăng, giảm theo quy định.

Tiếp nhận bảng trợ cấp của đối tượng trợ giúp xã hội và kinh phí từ phòng Lao động - TB&XH.

Tổ chức chi trợ cấp đến tay đối tượng hưởng trợ giúp xã hội và thanh quyết toán theo quy định.

4.1.5.2. Đối với cấp huyện

Là cấp trực tiếp thẩm định các hồ sơ, ban hành quyết định, ban hành danh sách và cấp kinh phí trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện.

Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung này.

Số lượng người thực hiện nhiệm vụ trên là 2 người trong đó có một lãnh đạo phụ trách lĩnh vực và 1 cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.

Hàng tháng căn cứ vào danh sách đề nghị tăng, giảm, điều chỉnh của các xã, thị trấn cán bộ trực tiếp theo dõi trợ giúp xã hội phòng Lao động - TB&XH thực hiện lập bảng trợ cấp và chuyển kế toán, lãnh đạo phòng thẩm định, chuyển danh sách cho các xã, thị trấn.

Thực hiện nhiệm vụ rút kinh phí từ Kho bạc huyện cấp cho các xã, thị trấn. Riêng đối với trợ giúp bảo hiểm y tế cũng thực hiện việc quản lý giống như quản lý đối tượng bảo trợ xã hội.

4.1.5.3. Kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên a) Trợ giúp xã hội thường xuyên cho các đối tượng

Qua bảng 4.4 Số người được hưởng trợ giúp xã hội và số tiền chi cho trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động từ 2014 đến năm 2016 cho ta thấy số đối tượng hưởng trợ giúp xã hội, số kinh phí tăng lên theo hàng năm; trong đó:

Tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp từ 2014-2016 của huyện đạt ngưỡng từ 26 đến 28% không phải là do huyện bỏ sót đối tượng mà số đối tượng không

hưởng tợ cấp còn lại là do không đủ điều kiện hưởng trợ giúp xã hội như người khuyết tật nhẹ, người từ 60 tuổi đến 70 tuổi, người đơn thân nhưng không thuộc hộ nghèo.

Bảng 4.4. Số người được hưởng trợ giúp xã hội và số tiền chi cho trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động từ 2014 đến 2016

Diễn giải Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh % 15/14 16/15 Bình quân Chung 1. Tổng số đối tượng

trên địa bàn Người 8.750 9.120 10.421 104 114 109,13 2. Số đối tượng đủ điều

kiện được hưởng trợ giúp xã hội

Người 2.531 2.589 2.730 102 105 103,86 3. Tỷ lệ đối tượng được

hưởng trợ giúp xã hội % 28,9 28,3 26,19 - - 95,20 4.Tổng số dự toán Trđ 7.057 9388,3 11.440,2 133 121 127,23 5. Số tiền chi Trđ 6.865,4 9.257,7 11.300,1 134 122 128,92 6. Tỷ lệ thực hiện dự

toán % 97,28 98,60 98,8 100,79 101,56 100,78 Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH (2017) Năm 2014 tổng số đối tượng trên địa bàn huyện là 8.750 trong đó số đối tượng đủ điều kiện và được hưởng trợ giúp xã hội là 2.531 đối tượng chiếm 28,9% tổng số đối tượng, năm 2015 tổng số đối tượng là 9.120 đối tượng, đối tượng hưởng trợ giúp là 2.589 đối tượng chiếm 28,3%, số đối tượng hưởng trợ giúp tăng hơn so với năm 2014 là 0,2% (tăng 58 đối tượng), năm 2016 có 10.421 đối tượng, số đối tượng hưởng trợ giúp xã hội là 2.730 chiếm 26,19% trong tổng số đối tượng, tăng so với năm 2015 là 199 đối tượng tương ứng với 107%. Riêng năm 2016 số đối tượng đang hưởng trợ cấp tăng lê so với năm 2015 nhưng tỷ lệ đối tượng hưởng trợ cấp lại thấp hơn so với năm 2014 là do đối tượng cao tuổi tăng lên so với những năm trước.

Về kinh phí trợ giúp thì từ năm 2014 – 2016 cũng tăng lên theo từng năm, tổng đó: Năm 2014 tổng kinh phí trợ giúp 6.865,4 triệu đồng đạt 97,28% so với

dự toán, năm 2015 tổng kinh phí chi 9.257,7 triệu đồng chiếm 98,6% so với dự toán tăng 34% so với năm 2014, năm 2016 kinh phí thực chi là 11.300,1 triệu đồng chiếm 98,8 % so với dự toán và tăng 22% so với năm 2015, kinh phí của năm 2016 so với năm 2014 tăng 64%.

Từ số liệu bảng trên cho ta thấy hàng năm việc lập dự toán tương đối sát so với tổng nguồn kinh phí dùng để trợ giúp xã hội hàng năm.

* Số đối tượng trợ giúp xã hội từ năm 2014-2016

Trong những năm qua công tác thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong 3 năm (2014- 2016), toàn huyện đã thực hiện trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 7.850 đối tượng bảo trợ xã hội.

Qua đồ thị trên ta thấy số lượng đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động hàng năm tăng lên. Năm 2014 tổng số đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội là 2.531 đối tượng, năm 2015 có 2.589 đối tượng, năm 2016 đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên tăng lên là 2.730 đối tượng. Trong 3 năm từ 2014 đến 2016 số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên tăng 199 đối tượng, tương ứng với 6,8%.

Biểu đồ 4.1. Số lượng đối tượng được hưởng TGXH qua 3 năm 2014-2016

Nguồn: Phòng Lao Động -TB&XH huyện Sơn Động (2017) Đối tượng 2.531 2.589 2.730 2.200 2.250 2.300 2.350 2.400 2.450 2.500

Tổng số đối tượng năm 2015

* Kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội cho các đối tượng

Về cơ bản tỉnh đã cấp đủ cho huyện đảm bảo được kinh phí chi trả trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên còn một số hoạt động chưa được bố trí đủ kinh phí như: thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra giám sát ...

Biểu đồ 4.2. Tổng kinh phí TGXH qua 3 năm 2014-2016 trên địa bàn huyện Sơn Động

Nguồn: Phòng Lao Động -TB&XH huyện Sơn Động (2017) Lượng kinh phí phân bổ cho chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động qua 3 năm là 27.423,2 triệu đồng; trong đó: năm 2014 tổng kinh phí được phân bổ là trên 6.865,4 triệu đồng, năm 2015 con số này tăng lên 9.257,7 triệu đồng tương ứng 135% so với năm 2014, năm 2016 tổng kinh phí tăng lên 11.300,1 triệu đồng tương ứng 23,7% so với năm 2015.

b. Trợ giúp xã hội cho người cao tuổi

- Khái niệm về người cao tuổi được hưởng trợ cấp thường xuyên: Người

cao tuổi được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau: Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có quyền phụng dưỡng nhưng người ngày đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (Chính phủ, 2013).

6.865,4 9.257,7 11.300,1 0,00 2.000,00 4.000,00 6.000,00 8.000,00 10.000,00 12.000,00

Kinh phí năm 2014 Kinh phí năm 2015 Kinh phí năm 2016 Kinh phí

Bảng 4.5. Số người cao tuổi được hưởng trợ giúp thường xuyên hàng tháng năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tình Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân 1. Tổng số người cao tuổi trên

địa bàn

Người

5.990 6.253 7.559 104 120 112,34 2. Tổng số người cao tuổi đủ

điều kiện đang hưởng trợ giúp xã hội Người 1.132 1.144 1.159 101,06 101,32 101,19 2.1. Số NCT không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng hưởng TGXH Người 23 24 24 104 100 102,15 2.2 Số người cao tuổi khuyết

tật trợ giúp xã hội Người 216 220 250 101 113,61 107,58 2.3.Số NCT không lương hưu, trợ cấp BHXH hưởng TGXH Người 893 900 885 100,71 98,33 99,55 3. Tỷ lệ người cao tuổi được

hưởng trợ giúp xã hội

%

18,89 18,92 15,33 - - - 4. Tỷ lệ người cao tuổi được

hưởng so với dự toán

%

100 100 100 - - 100

Nguồn: Phòng lao động - Thương binh & Xã hội huyện Sơn Động, năm (2017) - Nhìn vào bảng 4.5 số người cao tuổi được hưởng trợ giúp thường xuyên hàng tháng năm 2014 - 2016, ta thấy số người cao tuổi trên địa bàn huyện Sơn Động được hưởng trợ giúp xã hội tăng qua các năm

Năm 2014 tổng số người cao tuổi trên địa bàn huyện là 5.990; trong đó có 1.132 NCT được hưởng trợ giúp xã hội, chiếm 18,89% so với tổng số người cao tuổi trên địa bàn, trong nhóm hưởng trợ cấp xã hội thì số người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 893 người, người cao tuổi bị khuyết tật hưởng trợ cấp là 216 người, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa hưởng trợ cấp hàng tháng là 23 người.

Năm 2015 có 6.253 người cao tuổi, trong tổng số 1.144 NCT được hưởng trợ giúp xã hội chiếm 18,92% tổng số người cao tuổi, trong tổng số người cao tuổi hưởng trợ giúp xã hội thì số người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 900 người chiếm tỷ lệ cao nhất, người cao tuổi bị khuyết tật hưởng trợ cấp là 220 người, người cao

tuổi cô đơn không nơi nương tựa hưởng trợ cấp hàng tháng là 24 người.

Năm 2016 có 7.559 người cao tuổi trên địa bàn, trong đó có 1.159 NCT được hưởng trợ giúp xã hội chiếm 15,33% so với tổng số người cao tuổi, trong số đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng thì số người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 885 người, người cao tuổi bị khuyết tật hưởng trợ cấp là 250 người, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa hưởng trợ cấp hàng tháng là 24 người.

Số người cao tuổi không được hưởng trợ cấp thường xuyên từ năm 2014 đến 2016 cao, hàng năm chiếm trên 80% nhưng số lượng người cao tuổi không được hưởng trợ cấp này không phải là do xã, huyện bỏ sót đối tượng mà do số người cao tuổi ở mức 60 đến 79 tuổi chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng.

Qua bảng trên cho ta thấy số người cao tuổi trên địa bàn huyện ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng lên, số người từ 60 đến 79 tuổi chiếm tỷ lệ cao 80% so với tổng số người cao tuổi, số người này chưa đủ tuổi hưởng trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, còn phần nhỏ thuộc nhóm người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội….

Đối với công tác lập dự toán cho người cao tuổi thì chặt chẽ, 100% dự toán được thực hiện, số người cao tuổi hưởng trợ cấp thường xuyên hàng năm bằng số người cao tuổi xây dựng dự toán.

- Kinh phí thực hiện TGXH cho người cao tuổi được thể hiện qua bảng 4.7 dưới đây.

Bảng 4.6. Tổng kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội cho người cao tuổi năm 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1 Số NCT không có

người có quyền và

nghĩa vụ phụng dưỡng 56,7 63,2 44,82 111,5 70,9 88,91 2 Số người cao tuổi

khuyết tật 500 546,5 1.140 109,3 208,6 151 3 Số NCT đang hưởng

trợ cấp xã hội hàng

tháng từ 80 tuổi trở lên 2.197,5 2.467,10 2.440,12 112,3 98.9 105,38 Tổng 2.754,2 3.076,8 3.624,9 111,7 117,8 114,72 Nguồn: Phòng lao động - Thương binh & Xã hội huyện Sơn Động (2017)

Tổng kinh phí trợ giúp xã hội cho NCT tăng qua các năm, năm 2014 với tổng kinh phí là trên 2.754,2 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 3.076,8 triệu đồng và năm 2016 tăng 3.624,9 triệu động, bình quân 3 năm tăng 114,72%.

Tổng kinh phí tăng trong 3 năm là 870,7 triệu đồng tương ứng với 114,72% không phải là do số người cao tuổi tăng nhanh từ 2014-2016 mà do sự thay đổi của chính sách, từ năm 2015 thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP mức chuẩn trợ cấp xã hội được tăng từ 180.000đ/mức chuẩn lên 270.000đ/mức chuẩn ( mỗi hệ số tăng tương ứng 90.000đ/tháng).

Trong đó kinh phí phân bổ cho NCT từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là cao nhất, năm 2014 là trên 2.197,5 triệu đồng chiếm 79,78%, năm 2015 là trên 2.467,1 triệu đồng chiếm 80,18%, năm 2016 tăng lên 2.440,12 triệu đồng chiếm 67,73%, bình quân 3 năm tăng lên 114,72%.

Số kinh phí chi cho người cao tuổi bị khuyết tật cũng tăng theo hàng năm; năm 2014 là 500 triệu đồng chiếm 18,15%, năm 2015 tăng lên 546,5 triệu chiếm 17,76% tổng kinh phí, năm 2016 là 1.140 triệu đồng chiếm 31,44%.

Còn lại nguồn kinh phí được phân bổ cho số đối tượng NCT sống tại cộng đồng nhưng không có người có quyền, nghĩa vụ phụng dưỡng theo các năm, năm 2014 là 56,6 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 63,2 triệu đồng tăng hơn so với năm 2014 là 11,5%, nhưng đến năm 2016 kinh phí dành cho người cao tuổi không có người có quyền phụng dưỡng lại giảm hơn so với năm 2015 trên 10 triệu đồng.

+ Tác động của chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng đối với NCT và phương thức hỗ trợ kinh phí trợ giúp xã hội.

Tác động của chính sách trợ giúp đến cuộc sống của NCT được hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)