Tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 86)

Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng (%) Nhiều, (Đảm bảo) Trung bình (Không kịp thời) Ít (Thiếu, không)

Hỗ trợ kinh phí có kịp thời, đúng thời gian

theo quy định 90 10 -

Số kinh phí chi cho đối tượng có đủ không 100 - -

Đảm bảo được mức sống tối thiểu 40 50 10

Có điều kiện về dinh dưỡng 43,33 53,33 3,34

Có điều kiện về sinh hoạt 43,33 53,33 3,34

Có điều kiện giao tiếp trong xã hội 31,67 43,33 25,00 Có điều kiện chăm sóc sức khỏe 21,67 41,67 36,67 Giữ được vị thế trong gia đình 8,33 31,67 60,00 Cán bộ chi trả trợ cấp có gây khó khăn

không 10 90

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017) Theo kết quả điều tra phỏng vấn 30 người cao tuổi thuộc 3 xã, thị trấn cho thấy có 27/30 người cao tuổi khẳng định kinh phí hàng tháng được cấp kinh phí kịp thời, chiếm 90%, còn 3 người cao tuổi tại xã Dương Hưu phản ảnh vẫn có thời gian cán bộ xã để 2 đến 3 tháng mới cấp trợ cấp cho đối tượng.

Trong 30 người cao tuổi cho biết số kinh phí được cán bộ xã, thị trấn cấp cho đảm bảo 100% đủ không thiếu.

Đảm bảo được mức sống tối thiểu: 100% NCT đánh giá đảm bảo. Điều kiện về dinh dưỡng thì có 43,33% đánh giá có sự ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của NCT; 53,33% đánh giá trung bình và 3,34% đánh giá ít ảnh hưởng. Điều kiện về sinh hoạt có 3,34% đánh giá ít, có 43,33% đánh giá nhiều, có 53,33% đánh giá trung bình. Có điều kiện giao tiếp trong xã hội thì có 43,33% đánh giá trung bình, 25% đánh giá ít ảnh hưởng chỉ có 31,67% đánh giá ảnh hưởng nhiều. Điều kiện được chăm sóc sức khoẻ thì có 36,67% đánh giá chính sách trợ giúp xã hội ít có tác động đến điều kiện chăm sóc sức khoẻ của NCT, chỉ có 21,67% là đánh giá ảnh hưởng nhiều. Có 60% NCT đánh giá ảnh hưởng của chính sách trợ giúp xã hội đến việc giữ vị thế trong gia đình của NCT là rất ít, chỉ có 8,33 % là ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên khi được phỏng vấn 30 người cao tuổi có tới 27/30 người trả lời cán bộ chi trả trợ cấp ngây khó khăn ho đối tượng, chỉ có 10% người cao tuổi trả lời là không ngây khó khăn, sách nhiễu.

Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của người cao tuổi về các nguyện vọng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động

STT Nguyện vọng Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Cấp thẻ BHYT 30 100

2 Được hướng dẫn làm kinh tế 5 16,7

3 Được tham gia hoạt động kinh tế để tăng thu nhập 10 33,33

4 Được thăm hỏi 30 100

5 Tạo khuôn viên cho NCT chơi 30 100

6 Được cấp kinh phí tận nhà 30 100

7 Kinh phí được cấp theo tháng 30 100

8 Tăng mức trợ cấp hàng tháng 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Qua bảng Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của người cao tuổi về các nguyện vọng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động trên ta thấy nguyện vọng được trợ giúp xã hội của NCT được đánh giá qua các tiêu chí: Cấp thẻ BHYT, Được hướng dẫn làm kinh tế, Được tham gia hoạt động kinh tế để tăng thu nhập, Được thăm hỏi, Tạo khuôn viên cho NCT chơi.Trong đó các tiêu chí được NCT lựa chọn như sau:

Có 100% NCT có nguyện vọng được cấp thẻ BHYT và được thăm hỏi, 10% có nguyện vọng được tạo khuôn viên vui chơi; 16,7% muốn được tham gia hoạt động kinh tế tăng thu nhập; 33,33% muốn được hướng dẫn làm kinh tế. Đặc biệt khi được hỏi kinh phí hỗ trợ hàng tháng nên cấp ở đâu thì 100% đều đề nghị cấp tại nhà và cấp theo tháng và 100 người cao tuổi có nguyện vọng tăng mức trợ cấp.

Số lượng NCT có nhu cầu hỗ trợ làm kinh tế chủ yếu rơi vào NCT thuộc hộ nghèo bởi tâm lý chung là những người khó khăn kinh tế thường nghĩ đến nhu cầu về ăn, ở, mặc còn người có điều kiện kinh tế nghĩ đến vui chơi, nghỉ ngơi.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ VHXH xã Dương Hưu thực thi chính sách hỗ trợ xã hội cho NCT

Dân số xã đông, sinh sống không tập trung, địa hình thôn bản rộng việc hỗ trợ kinh phí đến tay đối tượng gặp nhiều khó khăn. Nhóm người cao tuổi hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đông và có xu thế tăng lên theo hàng năm, chính vì vậy trong tương lai đây là thách thức lớn đối với xã nói riêng và toàn huyện nói chung trong việc đáp ứng nhu cầu BTXH đối với NCT, trong những năm tới huyện hướng tới cung cấp hệ thống dịch vụ cho tuổi già vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ nhằm chăm sóc sức khỏe kéo dài tuổi thọ. Mặt khác theo Nghị định 136/2013 mức chuẩn trợ cấp đã tăng tuy nhiên với 270.000đ/tháng không đảm bảo cho các chi phí tối thiểu đối với người cáo tuổi không ở cùng con cháu.

Đề xuất tăng mức trợ, người cao tuổi có lương hưu cũng được hưởng trợ cấp thường xuyên và giảm mức hưởng trợ cấp thường xuyên cho người cao tuổi xuống mức 75 tuổi.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 20/8/2017

c. Trợ giúp xã hội cho người khuyết tật

- Khái niệm về người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và người khuyết tật đủ điều kiện hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (Chính phủ, 2012).

- Tổng số người khuyết tật trên địa bàn và số người khuyết tật đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng

Theo báo cáo của Phòng Lao động thương binh và xã hội số NKT được hưởng chính sách TGXH qua các năm, năm 2014 là 838 người, năm 2015 là 842 người, năm 2016 toàn huyện có 900 người khuyết tật được hưởng chính sách TGXH, bình quân 3 từ 2014 đến 2016 tăng 62 người, tương ứng với 2,82%.

Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy số người khuyết tật đang hưởng trợ giúp xã hội tăng lên theo từng năm, năm 2014 có 838 người đang hưởng trợ cấp, chiếm 52,87% tổng số người khuyết tật triên địa bàn huyện, năm 2015 có 842 người, 53,12% tổng số người khuyết tật, tăng 0,4% so với năm 2014. năm 2016 có 900 người, chiếm 56,78% so với tổng số người khuyết tật trên địa bàn huyện, tăng

6,8% so với năm 2015. Trong 3 năm từ 2014-2016 số người khuyết tật đang hưởng trợ cấp tăng 62 người, tương ứng với 2,82%.

Bảng 4.9. Số đối tượng khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của huyện Sơn Động năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1. Tổng số người khuyết tật Người 1.560 1.580 1.585 101 100 103,8 2. Số người khuyết tật đủ điều kiện đang hưởng trợ giúp xã hội Người 838 842 900 100,4 106,88 103,63 2.1. Đặc biệt nặng Người 207 206 240 99,51 116,5 107,68 2.2. Khuyết tật nặng Người 631 636 660 100,7 103,77 102,82 3.Tỷ lệ người khuyết tật hưởng trợ cấp % 53,71 53,29 56,78 - - -

Nguồn: Phòng LĐ-TBXH huyện Sơn Động (2017) Tỷ lệ người khuyết tật được hưởng trợ cấp thường xuyên so với tổng số người khuyết tật trên địa bàn huyện, từ năm 2014 đến 2016 chiếm trên 50%, cụ thể năm 2014 chiếm 53,71%, năm 2015 chiếm 53,29% và năm 2016 tỷ lệ người khuyết tật hưởng trợ cấp trên tổng số người khuyết tật là 56,78%, tỷ lệ người khuyết tật hưởng trợ cấp thường xuyên được tăng lên theo các năm.

Từ phân tích trên cho ta thấy còn gần 50% số người khuyết tật còn lại không được hưởng trợ cấp thường xuyên không phải là do huyện, xã bỏ sót đối tượng mà do số lượng người khuyết tật có mức độ khuyết tật nhẹ chiếm tỷ lệ cao, theo quy dịnh của nhà nước người bị khuyết tật ở mức độ nhẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thường xuyên theo quy định của nhà nước.

Nhìn vào biểu 4.10 thấy số người khuyết tật được chủ yếu nằm ở 2 mức độ khuyết tật đó là khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ cụ thể: đối với người khuyết tật mức độ nhẹ có 556 người khuyết tật nhẹ chiếm 35,1%, số người khuyết tật đặc biệt nặng 207 người chiếm 13%, Tập trung vào số người khuyết tật nặng là 822 người chiếm 51,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)