Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa
4.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước trợ giúp xã hội thường xuyên của huyện Sơn Động
THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG
4.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước trợ giúp xã hội thường xuyên của huyện Sơn Động Sơn Động
a. Bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động thể hiện ở sơ đồ sau
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động
Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Sơn Động (2017) Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phòng Lao động – TB&XH Văn phòng HĐND-UBND
Cán bộ tài chính Cán bộ văn hóa xã hội Cán bộ văn phòng
Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên Ủy ban nhân dân huyện Hội đồng nhân dân huyện
b. Chức năng, nhiệm vụ
- Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công tác bảo trợ xã hội của huyện. Đối với hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội thì Chủ tịch UBND huyện là người trực tiếp ký các quyết định hưởng trợ cấp và cũng là người căn cứ vào quyết định UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện về mức trợ cấp, quy định về đối tượng, quy định về điều chỉnh mức trợ cấp, quy định về mức chi thù lao cho cá nhân và số người trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội.
- Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: lao động việc làm; dạy nghề, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ; chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp và thống nhắt quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân. Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện giao dự toán, cấp kinh phí và thẩm định các chứng từ trợ cấp cho đối tượng BTXH trên địa bàn huyện.
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
Đối với Văn phòng HĐND-UBND huyện có chức năng trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, thẩm định thể thức văn bản các Quyết định hưởng trợ cấp.
- UBND các xã, thị trấn do Hội đồng nhân dân xã bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở xã, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cấp xã và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội; Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn; Tổ chức xây dựng mạng lưới đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn.
c. Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động trên địa bàn huyện Sơn Động
Diễn giải Tổng số
Chia ra
Cấp huyện Cấp xã
Quản lý Theo dõi
trực tiếp Quản lý Theo dõi trực tiếp 1. Đại học 28 2 3 23 - 2. Cao Đẳng 18 - - - 18 3. Trung cấp 5 - - - 5 Tổng cộng 51 2 3 23 23
Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Sơn Động (2017) Theo bảng 4.1 số cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện là 51 người; trong đó cấp huyện 5 người ( 2 trực tiếp theo dõi, 3 người quản lý), cấp xã 46 người ( 23 lãnh đạo quản lý và 23 cán bộ trực tiếp theo dõi).
Trong 51 cán bộ, lãnh đạo quản lý trợ giúp xã hội có 28 người đào tạo đại học, 18 người có trình độ cao đẳng và 5 người có bằng trung cấp.