Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 116 - 122)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên

4.4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã hộ

4.4.3.1. Đổi mới quy trình xác định đối tượng

Từ hạn chế tiêu chí xác định đối tượng quá chặt của Thông tư 37 dẫn đến một số đối tượng khuyết tật theo định nghĩa khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng tại Nghị định 28 thì đủ điều kiện hưởng, nhưng khi áp dụng vào bộ công cụ chấm điểm của Thông tư 37 lại không được hưởng trợ cấp dẫn đến một số đối tượng bị sỏ sót không được hưởng trợ giúp xã hội.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần có sự chỉ đạo và khảo sát xác định đối tượng một cách đúng đắn phù hợp với thực tế, bám sát vào định nghĩa Nghị định 28 để đổi mới quy trình xác định đối tượng và có đề xuất thay đối bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật tại Thông tư 37.

Đề xuất với cấp trên áp dụng các tiêu chí mới phù hợp với yêu cầu quản lý và xu thế hội nhập như xác định đối tượng theo mức độ giảm thiểu chức năng, theo nhu cầu trợ giúp, theo độ tuổi, giới tính, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các chương trình trợ giúp xã hội thường xuyên.

4.4.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xác định đối tượng hưởng TGXH

Công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên chưa được kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành từ huyện đến xã dẫn đến một số đối tượng tượng trợ cấp sai so với quy định, một lúc hưởng hai chế độ phải truy thu.

Việc phối kết hợp giữa các cấp, các ngành đoàn thể của cơ sở sẽ hạn chế được việc chi sai đối tượng vì mỗi một đối tượng đều có sự quản lý riêng của ngành dọc như người cao tuổi thì Hội người cao tuổi sẽ quản lý được hội viên mình đang hưởng trợ cấp hưu hay không…

Từ đó cần phải có biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xác định đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều loại chính sách do nhiều đơn vị tổ chức thực hiện chính sách để tránh việc quyết định hưởng trùng chế độ, đặc biệt là trong việc thực hiện chính sách đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên, việc mua, cấp thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em là con quân nhân.

việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT đến cán bộ, người dân.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xác định đối tượng thuộc pham vi điều chỉnh của nhiều loại chính sách và do nhiều đơn vị tổ chức thực hiện chính sách để hạn chế việc cấp trùng thẻ BHYT, đặc biệt là đối tượng BTXH đồng thời là người dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em là con quân nhân sĩ quan.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT để dùng chung liên thông giữa các cấp các ngành nhằm phát hiện giảm thiểu trường hợp trùng thẻ.

4.4.3.3. Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện

Cán bộ phụ trách công tác trợ giúp xã hội tại cấp xã hiện tại chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, người thì được đào tạo ngành y, người thì ngành giáo viên … dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý đây là lý do cần phải nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, kể cả cấp huyện và hệ thống thực hiện trợ giúp xã hội nói chung trên địa bàn huyện.

Với mục đích hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH từ trung ương đến cơ sở. Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về việc tổ chức thực hiện các chính sách TGXH.

Từ đó đưa ra các giải pháp: Đề xuất tăng cường số lượng cán bộ đsắp xếp đủ số lượng làm công tác TGXH.

Giải quyết tình trạng yếu chuyên môn của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, thị trấn bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, thăm quan học tập các mô hình...

Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ thống mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, mạng lưới nhân viên công tác xã hội; hình thành hiệp hội công tác xã hội ở cấp quốc gia.

4.4.3.4. Tăng cường huy động nguồn kinh phí TGXH trên địa bàn

giúp xã hội năm nào huyện cũng xây dựng đảm bảo cho chi trong năm nhưng tỉnh chỉ cấp 80% kinh phí vào đầu năm, đến tháng 10 hàng năm mới cân đối bổ sung dẫn đến nguồn kinh phí không kịp thời.

Tăng cường sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý đối tượng và cơ quan tài chính nhằm đảm bảo dự toán chi ngân sách và phân bổ ngân sách chi đảm bảo đúng đối tượng.

Ngân sách huy động tăng bảo đảm nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách, đồng thời tiết kiệm chi phí hệ thống tổ chức thực thi.

Chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ quan tâm đến việc bảo đảm nguồn để thực hiện chính sách. Còn nguồn chi phí cho bộ máy chưa bố trí riêng mà thực hiện chính sách dựa vào cơ quan hành chính do vậy tăng chi phí.

4.4.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền

Theo nghiên cứu từ năm 2014 đến 2016 công tác tuyên truyền chỉ được phát trên loa đài truyền thanh của xã, thôn bản, truyền hình của huyện nên hạn chế đối với một số nhóm đối tượng.

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, báo, tờ rơi, tờ gấp, panô áp phích để các cấp, các ngành, của người dân và của cả chính bản thân đối tượng hưởng lợi hiểu đầy đủ.

Đối tượng tuyên truyền bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, xã hội và chính bản thân đối tượng hưởng lợi và nhà nước cần bố trí kinh phí để thực hiện truyền thông của các cơ quan chức năng từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn với những giải pháp cụ thể.

Tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đều phải có trách nhiệm giáo dục, truyền thông về TGXH.

UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về TGXH cho nhân dân trên địa bàn địa phương.

Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về TGXH trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện.

nội dung tập trung, các kênh thông tin phù hợp riêng cho mỗi nhóm đối tượng tuyên truyền. Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các hoạt động TGXH để chuyền tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân.

Tăng cường hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách theo hướng gọn nhẹ, có thể bỏ túi, khi cần có thể tra cứu để thực hiện đúng đối tượng, đúng mục tiêu, hạn chế sai sót và thất thoát nguồn lực.

Thiết lập các kênh thông tin phản hồi ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và việc tổ chức thức hiện các chính sách TGXH.

Khen thưởng các tổ chức, gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc đối tượng TGXH và đối tượng TGXH có thành tích trong học tập, lao động và hoạt động xã hội.

Thực hiện xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về TCXH, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng TGXH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị.

4.4.3.6. Đổi mới thủ tục hành chính

Sau khi đối tượng được xác định là đối tượng thuộc diện hưởng chính sách thì bắt đầu quy trình ra quyết định chính sách. Theo phân tích đánh giá phần hạn chế trên cho thấy quy trình ra quyết định hiện tại không phù hợp, thời gian đối tượng được hưởng chính sách quá dài và thủ tục hồ sơ phức tạp lẫn lộn giữa các nhóm này và nhóm khác. Vì vậy cần có quy trình, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức nhằm giảm bớt các thủ tục, hồ sơ cũng như thời gian đề nghị hưởng chính sách của đối tượng.

Đối với đối tượng vốn dĩ đã khó khăn nên đòi hỏi quy trình càng rút ngắn thời gian càng tốt đồng thời đối tượng ít có điều kiện để có thể đến tất cả các cơ quan hành chính từ cấp xã.

Chính vì vậy, quy trình ra quyết định chính sách phải đơn giản, thuận lợi cho đối tượng hưởng lợi và rút ngắn thời gian thực hiện trong vòng 1 tháng. Giảm bớt sự tiếp xúc của đối tượng với cơ quan hành chính sách nước.

Qua nghiên cứu đã đưa ra hạn chế trên về công cụ xác định mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật của các phiếu chấm điểm Thông tư số 37 không tực tế so với định nghĩa của Nghị định 28 về mức độ khuyết tật dẫn đến bỏ sót một số đối tượng.

Đảm bảo tất cả người khuyết tật trên địa bàn huyện nói riêng và mọi người khuyết tật nói chung ở hai mức nặng và đặc biệt nặng theo Nghị định 28 đều được thụ hưởng trợ giúp xã hội theo quy định.

Tham mưu UBND huyện đề xuất UBND tỉnh, các Bộ có sửa đổi, bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật và trẻ em khuyết tật đảm bảo nhanh gọn, công khai, chính xác và phù hợp đánh giá chính xác mức độ khuyết tật của từng nhóm đối tượng.

4.4.3.7. Đổi mới phương thức chi trả trợ cấp

Cải cách hệ thống chi trả chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm chi trả kịp thời, đến tận tay đối tượng, đúng đối tượng và thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh việc cải cách hành chính ở các cấp, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương, cán bộ chuyên môn thụ lý, giải quyết hồ sơ về trợ cấp xã hội. Thực hiện nghiêm các quy định về thời hạn nhận hồ sơ, ra Quyết định hưởng trợ cấp xã hội … theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và UBND tỉnh.

Xây dựng cơ sở dữ liệu phần mềm có hiệu quả quản lý đối tượng hộ nghèo, người nghèo,đối tượng bảo trợ xã hội.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách BTXH của các cấp để nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ và người dân trong việc tổ chức thực hiện.

Tăng cường việc quản lý, thực hiện tốt việc theo dõi sự biến động về số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn ... của đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp hàng tháng, đặc biệt là đối tượng người khuyết tật, trẻ mồ côi, con người đơn thân để thực hiện việc báo giảm hoặc điều chỉnh mức trợ cấp của đối tượng.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xác định đối tượng thuộc pham vi điều chỉnh của nhiều loại chính sách và do nhiều đơn vị tổ chức thực hiện chính sách để tránh việc cho hưởng trùng

chế độ, đặc biệt là trong việc thực hiện chính sách đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không lương hưu không trợ cấp xã hội.

Cải cách hệ thống chi trả chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm chi trả kịp thời, đúng đối tượng và thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công chuyên nghiệp.

Tiếp tục thực hiện việc rà soát xác định dạng tật, mức độ khuyết tật để cấp giấy xác định khuyết tật cho số người khuyết tật do bỏ sót hoặc chưa được xác định, để làm cơ sở giải quyết các chính sách trợ giúp xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 116 - 122)