Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện sơn động

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 18.841 hộ với dân số là

72.417 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 85,2 người/km2, cao nhất là Thị trấn

An Châu với 2.300,4 người/km2, thấp nhất là xã Thạch Sơn 24,2người/km2. Tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên là 1,63%/năm (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016). Trên địa bàn huyện Sơn Động có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 48%, còn lại dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan...(Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 36.298 lao động, chiếm 50,12% tổng dân số, trong đó lao động nông- lâm nghiệp là 23.448 lao động chiếm 64,6% tỷ lệ lao động; lao động phi nông nghiệp 12.850 lao động chiếm

35,4%. Lao động nông- lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm. Nhìn chung nguồn nhân lực trong huyện khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp được thể hiện bảng sau (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016):

Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016

TT Tên xã Dân số (người) Mật độ (người/km2) Số hộ Số lao động Toàn huyện 72.417 85,2 18.841 36.298 1 An Bá 3.556 120,9 908 1.768 2 An Châu 4.183 231,1 1.167 2.083 3 An Lạc 3.344 27,9 890 1.658 4 An Lập 5.373 433,3 1.437 2.676 5 Bồng Am 793 33,3 264 394 6 Chiên Sơn 2.318 406,6 608 1.145 7 Cẩm Đàn 3.355 181,3 932 1.670 8 Dương Hưu 5.078 66,1 1.225 2.528 9 Giáo Liêm 2.811 130,1 735 1.398 10 Hữu Sản 2.107 57,5 542 1.151 11 Long Sơn 5.070 78,1 1.191 2.533 12 Lệ Viễn 3.585 217,2 896 1.788 13 Phúc Thắng 1.258 62,5 346 627 14 Quế Sơn 3.160 309,8 743 1.580 15 T.T An Châu 4.831 2.300,4 1.180 2.493 16 T.T Thanh Sơn 3.402 165,1 906 1.736 17 Thanh Luận 2.566 52,1 730 1.275 18 Tuấn Mậu 2.045 33,4 572 1.020 19 Thạch Sơn 497 24,2 119 248 20 Tuấn Đạo 4.475 66,3 1.119 2.236 21 Vân Sơn 2.637 70,1 730 1.311 22 Vĩnh Khương 1.870 113,3 563 930 23 Yên Định 4.103 136,3 1.038 2.050

3.1.2.2. Diện tích đất

Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động

Diễn giải DT (ha. So sánh (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ Tổng DT tự nhiên 86.057,6 86.057,6 86.057,6 100 100 100,0 I. Đất rừng và đất lâm nghiệp 65.395,4 65.395,4 65.395,4 100 100 100,0 1.Diện tích rừng 55.985,9 55.985,9 57.885,9 100 103,4 101,7 1.1 Rừng tự nhiện 41.730,2 41.730,2 40.830,2 100 97,8 98,9 1.2. Rừng trồng 14.255,7 14.255,7 17.055,7 100 119,6 109,8 2. Đất Lâm nghiệp (Đất chưa có rừng) 9.409,5 9.409,5 7.509,5 100 79,8 89,9 II. Đất đất khác 20.662,2 20.662,2 20.662,2 100 100,0 100,0 * BQ rừng và đất LN/hộ 3,5 3,4 3,35 97 98 97,83 * BQ rừng và đất LN/nhân khẩu 0,90 0,87 0,85 96 98 97,18 * BQ rừng và đất LN/LĐ 2.62 2,60 2,59 99 99 97,20 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2016) Bảng 3.2. cho thấy : Diện tích tự nhiên của huyện từ năm 2013 đến 2015 là 86.057,6 ha, không thay đổi. Năm 2013 và 2014, diện tích đất rừng không thay đổi.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông

Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Động hình thành 4 loại đường chính là (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, năm 2016):

- Quốc lộ (279 và 31) có chiều dài 63 km; - Tỉnh lộ (291 và 293) có chiều dài 37 km;

- Đường huyện và đường liên xã có 9 tuyến đường với chiều dài là 106,3km, chủ yếu là đường trải nhựa và đường cấp phối.

134,9 km đường đất.

Nhìn chung mạng lưới đường giao thông nông thôn phát triển tương đối khá. Tính đến năm 2015 toàn huyện có 548 km với kết cấu mặt đường trải nhựa rộng 5,5km; 73 km trải nhựa rộng 3,5 m; có 33,3 km đường bê tông rộng 3-3,5m. Còn lại 403,6 km là đường cấp phối và đường đất, có 23/23 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Với hệ thống giao thông như trên, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nông - lâm sản nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, năm 2016).

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống công trình hồ, đập, kênh mương trên địa bàn huyện Sơn Động thường xuyên được tu sửa và xây dựng mới (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Động, năm 2016).

- Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 102 công trình hồ chứa nước và đập dâng, 35 trạm bơm điện, kiên cố hóa 106,6 km kênh mương nội đồng, sửa chữa nâng cấp được 20 cồng trình khác. Do đó đã có hơn 2.000 ha ruộng chủ động được nước tưới, tiêu. Các công trình hiện tại đã xuống cấp nên việc dẫn nước tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp (Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Sơn Động, 2016).

c. Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc * Hệ thống điện

- Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 100% số hộ nông dân được sử dụng điện lưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ các xã trong huyện đã được kết nối với mạng lưới điện quốc gia, ở mỗi xã đều có các trạm hạ thế (Phòng Công thương huyện Sơn Động, 2016).

- Hệ thống điện hiện tại chỉ tạm đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt. Trong tương lai, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thì hệ thống điện cần phải được đầu tư hơn nữa (Điện lực Sơn Động, 2016).

* Hệ thống nước sinh hoạt

Trong những năm qua Sơn Động tập trung vào chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch chỉ tập trung tại thị trấn An Châu. Theo số liệu khảo sát sơ bộ trên địa bàn huyện có

khoảng trên 70% số hộ dùng nước giếng, 3% số hộ dùng nước giếng khoan, còn lại khoảng 27% số hộ gia đình dùng nước tự chảy. Hiện nay các hộ dân vùng cao chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt theo hình thức hệ tự chảy quy mô nhỏ lấy nước từ các khe, mạch đùn có xử lý lắng lọc đơn giản cộng đồng người dân (Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Sơn Động, 2016).

* Thông tin liên lạc

- Hệ thống thông tin liên lạc huyện Sơn Động trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Đến nay đã có 23/23 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới thông tin từ Trung ương đến cơ sở trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet của các điểm bưu điện cấp xã. Tổng số máy điện thọai cố định là 10.652 máy, bình quân 6,8 máy/100 dân (Phòng Văn hóa huyện Sơn Động, 2016).

- Hiện nay 100% số xã đã được xem truyền hình, 23/23 xã, thị trấn có đài truyền thanh, thông tin báo chí được đưa về tới các xã. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật các thông tin về kinh tế - xã hội, kỹ thuật mới trong sản xuất, việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước tới nhân dân (Phòng Văn hóa huyện Sơn Động, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 56)