Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.3.Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội

2.1. Lý luận quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên

2.1.3.Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội

a. Đối tượng

Theo cách hiểu thông thường thì đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên là một bộ phận của đối tượng bảo trợ xã hội và “Đối tượng trợ giúp thường xuyên là một bộ phận hay nhóm dân cư do các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến phải chịu những hoàn cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động, học tập và cần đến sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng, nhà nước thì mới có thể bảo đảm cuộc sống và hoà nhập cộng đồng” (Bộ trưởng Bộ LĐ- TBXH, 2006). Như vậy, đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên là bộ phận của đối tượng trợ giúp xã hội sống ở cộng đồng và có nhu cầu trợ giúp thường xuyên. Chính vì vậy, để xác định đâu là đối tượng TGXH thường xuyên cần phải đánh giá thực trạng đối tượng TGXH, từ đó chỉ ra các đối tượng cụ thể cần trợ giúp thường xuyên dựa trên các tiêu chí xác định về nhu cầu. Theo quy định của BLĐTBXH, 2006) thì đối tượng hưởng chính sách TGXH thường

xuyên gồm 9 nhóm sau (Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH, 2006):

Nhóm 1: Trẻ mồ côi cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích; Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học VH, nghề, có hoàn cảnh như trẻ em trên.

Nhóm 2: NCT cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo; NCT còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu không có con, cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo.

Nhóm 3: Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.

Nhóm 4: NKT nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.

Nhóm 5: Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính.

Nhóm 6: Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.

Nhóm 8: Hộ gia đình có từ hai người trở lên là NKT nặng không có khả năng tự phục vụ.

Nhóm 9: Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Các nhóm đối tượng TGXH thường xuyên đều có chung một trong các tiêu chí sau:

(1) Không có khả năng lao động,

(2) Không có khả năng tự phục vụ cá nhân cần người nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ,

(3) Khó khăn kinh tế không có nguồn thu nhập, sống trong hoàn cảnh hộ nghèo.

(4) Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp…

Với những tiêu chí trên có thể khái quát và hiểu đối tượng TGXH thường xuyên là một bộ phận của đối tượng TGXH gặp một trong các hoàn cảnh là không còn khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân, khó khăn kinh tế hoặc hoàn cảnh khác dẫn đến khó khăn trong việc tự bảo đảm các nhu cầu cơ bản của cá nhân như những người bình thường khác cần đến sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội (Chính phủ, 2015).

b. Mục tiêu trợ giúp xã hội

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng thể của công tác trợ giúp xã hội là hướng tới giải quyết vấn đề công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia (Chính phủ, 2015) .

Mục tiêu cụ thể: Nhằm giúp đối tượng TGXH người cao tuổi (NCT), người khuyết tật (NKT), Trẻ em mồ côi (TEMC). và các đối tượng khó khăn khác bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu, điều kiện sống ổn định, an toàn, hoà nhập, tham gia đóng góp vào quá trình phát triển xã hội (Chính phủ, 2015).

c. Nguyên tắc trợ giúp xã hội

Chính sách TGXH thường xuyên là một hợp phần chính sách của Nhà nước do vậy tuân thủ quy trình chính sách, nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng để thực hiện được mục tiêu giúp bộ phận dân cư khó khăn vươn lên trong

cuộc sống; phải đảm bảo các nguyên tắc sau (Chính phủ, 2015):

* Tuân thủ hệ thống chính trị

Chính sách TGXH thường xuyên phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ (Nguyễn Hữu Định, 2008).

* Bảo đảm tính khoa học

Cơ sơ khoa học là các chính sách ban hành và thực hiện phải được nghiên cứu một cách khách quan, tuân thủ cơ sở lý luận và thực tiễn, chính sách đưa ra phải khả thi và được cuộc sống chấp nhận (Chính phủ, 2015).

* Bảo đảm tính hiệu lực

Thực hiện nguyên tắc này là việc xem xét thiết lập mục tiêu chính sách để đạt được như mong muốn của Nhà nước. Cụ thể như xác định phạm vi ảnh hưởng của chính sách. Đồng thời tính toán cân đối, dự báo nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu, bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng của quá trình thực thi chính sách (Chính phủ, 2015).

* Bảo đảm tính hiệu quả

Tính hiệu quả đòi hỏi chính sách TGXH thường xuyên phải được thực hiện đạt kết quả mong muốn với mức chi phí hợp lý nhất trong phạm vi có thể. Trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp lớn, đối tượng đông và nguồn ngân sách có hạn đòi hỏi cần xác định được nhóm ưu tiên và mức hỗ trợ hợp lý nhất, để vừa hướng tới mục tiêu mở rộng đối tượng và nâng dần chất lượng chính sách (Chính phủ, 2015).

* Bảo đảm tính công bằng

Đặc thù chính sách TGXH thường xuyên có nhiều đối tượng, mỗi loại đối tượng lại có hoàn cảnh, mức độ khó khăn khác nhau. Vì vậy, ngay từ khi nghiên cứu, xây dựng chính sách phải bảo đảm sự công bằng ngay trong các nhóm đối tượng hưởng lợi. Tránh sự cào bằng chính sách đối với tất cả các nhóm đối tượng. Đồng thời phải phù hợp của chính sách với các chính sách xã hội khác (chính sách tiền lương, chính sách BHXH, chính sách giảm nghèo, chính sách người có công...). Tránh không để có sự chênh lệch quá lớn về các mức chính sách trong hệ thống chính sách xã hội (Chính phủ, 2015).

* Bảo đảm tính công khai, minh bạch

Đây vừa là yêu cầu của đối tượng hưởng lợi và cũng là đòi hỏi của cấp bách trong quá trình thực thi chính sách. Minh bạch, công khai ngay từ hoạch định chính sách, trình tự thủ tục hồ sơ xét duyệt chính sách, giám sát kết quả (Chính phủ, 2015) .

* Bảo đảm sự ổn định bền vững

TGXH là tất yếu, khách quan do vậy chính sách TGXH thường xuyên là chính sách lâu dài. Vì vậy đòi hỏi có sự ổn định chính sách trong thời gian nhất định (Chính phủ, 2015).

* Bảo đảm sự chia sẻ trách nhiệm

Xác định vai trò của Nhà nước và vai trò của tư nhân, tách bạch giữa thương mại và không thương mại. Nhà nước quy định và thực hiện chính sách, tư nhân cung cấp dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng ngân sách của nhà nước (Chính phủ, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)