Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn huyện

4.2.6. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn

huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

4.2.6.1. Thành tựu quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân

a. Công tác ban hành, triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng phòng hộ

Ban hành văn bản pháp luật là một công tác trọng yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, lãnh đạo huyện Nghi Xuân luôn sâu sát, kịp thời chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn soạn thảo các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác QLNN đối với rừng phòng hộ trên địa bàn. Nhờ đó công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của hệ thống chính quyền từ huyện đến xã đã có những bước chuyển biến đáng kể, cả về số lượng và chất lượng. Các văn bản được ban hành chủ yếu là chỉ thị; quyết định; công văn; công điện; kế hoạch...

Biểu đồ 4.5. Số lượng văn bản pháp luật thực hiện quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộban hành theo các năm (2016-2018)

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân (2018)

Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật trong những năm qua tại huyện Nghi Xuân được thực hiện tương đối nghiêm túc, tuân thủ quy trình ban hành văn bản pháp luật theo qui định của Pháp luật nói chung và Luật Lâm nghiệp nói riêng. Do đó, các văn bản pháp luật khi ban hành đều đảm bảo về hình thức, nội dung, căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền và có tính khả thi. Các văn bản này đã có tác động nhất định góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, duy trì an ninh, trật tự và thúc đẩy sự phát triển chung trên địa bàn huyện, xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tham gia BVR phòng hộ.

b. Công tác quy hoạch rừng,kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ

Việc quy hoạch 3 loại rừng đã tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và nay là Luật Lâm nghiệp và theo đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân.

Từ quy hoạch đã được phê duyệt, hàng năm hạt kiểm lâm tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng hàng năm, tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện hiệu quả bảo vệ rừng

135 150 160 120 125 130 135 140 145 150 155 160 165

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

c. Tổ chức thực thi chính sách bảo vệ rừng phòng hộ

Các chính sách bảo vệ rừng được triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả như chính sách giao đất giao rừng(theo Quyết định 3952/2013/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng cho thuê rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh), chính sách khoán bảo vệ rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, chính sách khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên…đã góp phần tăng thu nhập của người dân, tăng diện tích rừng phòng hộ.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với rừng phòng hộ

Nhờ thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra qua đó đã phát hiện kịp thời những hạn chế, khuyết điểm trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật kiến nghị kịp thời với cơ quan nhà nước cấp trên biện pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, tăng thu ngân sách nhà nước, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN đối với rừng phòng hộ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chịu sự quản lý. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra còn mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ được kịp thời, thống nhất và những cơ quan QLNN đối với rừng phòng hộ cấp dưới và những cán bộ, công chức được thanh tra, kiểm tra cũng qua đó nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công việc hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

e. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với rừng phòng hộ

Có thể nói công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ rừng phòng hộ, từ năm 2016 đến 2018 hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BVR phòng hộ trên địa bàn tỉnh được triển khai có hiệu quả.

Đã tổ chức được 300 cuộc tập huấn, hướng dẫn, tọa đàm cho cán bộ công chức, chủ rừng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trên 17 xã thị trấn có rừng phòng hộ với 29.000 lượt người tham gia, 136 cuộc họp tổng kết và triển khai công tác bảo vệ rừng trên 17 xã, thị trấn với 12.600 lượt người tham gia, viết hàng trăm câu khẩu hiệu trên vách đá, xây dựng và tu sửa 22 bảng tường, 150 biển báo phục vụ tuyên truyền bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến tận người dân, chủ rừng, nội dung tuyên truyền gồm Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện thi hành Luật, các quy định, quy trình trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng phòng hộ, phòng cháy – chữa cháy rừng...

Bảng 4.14. Bảng thống kê tuyên truyền bảo vệ rừng phòng hộ

TT Hạng mục Đơn vị 2016 2017 2018

1 Ký cam kết

+ Trong trường học Trường/học sinh 15/6.095 9/5.660 12/6125 + Trong nhân dân Xóm/Hộ dân 38/1020 34/682 35/786 2 Phát thanh Lượt/Phút 800/2.100 900/2.305 850/2.240 Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2018)

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ cụ thể người dân đã từng bước hiểu được vai trò to lớn của rừng đối với đời sống, sinh hoạt, sản xuất của chính mình và có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng phòng hộ.

f. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp, kinh phí thực hiện bảo vệ rừng phòng hộ

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn, những năm qua huyện đã chỉ đạo UBND các xã, ban, ngành, chủ rừng đầu tư kinh phí mua sắm dụng cụ, xây dựng hạ tầng góp phần bảo vệ hiệu quả diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn

Bảng 4.15. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR Cưa xăng (cái) Loa pin (cái) Máy thổi gió (cái) Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước(cái) Bảng cấp dự báo(cái) Huyện 1 3 3 - - 10 150 - 1 Xã 1 3 2 - - - - 4 Chủ rừng - 2 1 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 2 8 6 50,05 2 17 50 4 3

Bảng 4.16. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR Cưa

xăng (cái)

Loa

pin(cái) Máy thổi gió(cái)

Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước (hồ) Bảng cấp dự báo (cái) Huyện 2 5 7 - - 11 180 - 1 Xã 1 6 6 - - - - 4 - Chủ rừng 2 4 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 3 13 17 50,05 2 18 180 4 3

Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2017)

Bảng 4.17. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR

Cưa

xăng(cái) pin(cái) Loa

Máy thổi gió(cái) Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước(hồ) Bảng cấp dự báo (cái) Huyện 3 3 9 - - 16 235 - 1 Xã 1 10 10 - - - - 4 - Chủ rừng 2 4 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 4 15 23 50,05 2 23 285 4 3

Bảng 4.18. Kinh phí đầu tư bảo vệ rừng trên địa bàn theo các năm 2016; 2017; 2018

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huyện 25 120 170

Xã 38 55 65

Chủ rừng 295 290 300

Tổng 358 465 535

Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2016)

Dụng cụ, phương tiện, kinh phí đầu tư phục vụ bảo vệ rừng phòng hộ được đầu tư tăng theo năm từ 2016 đến 2018, chủ yếu cấp huyện và xã, chủ rừng tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh những năm qua kinh phí cấp thêm không đáng kể.

4.2.6.2. Hạn chế của QLNN đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

a. Công tác ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện quản lý nhà nước đối với rừngphòng hộ còn bộc lộ những hạn chế sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản của huyện còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực, làm việc kiêm nhiệm. Nhận thức máy móc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên thường sao chép lại các quy định của tỉnh, dẫn đến có sự chồng chéo trong hệ thống văn bản QPPL của địa phương.

Thứ hai, hoạt động rà soát các văn bản QPPL về QLNN đối với rừngphòng hộ ở các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

được tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các tỉnh để nâng cao hoạt động xây dựng văn bản QPPL thực hiện quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ.

b. Quy hoạch lâm nghiệp và thực thi chính sách quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

Quy hoạch rừng và thực thi chính sách đối với bảo vệ rừng phòng hộ vẫn bộc lộ những vấn đề bất cập sau:

Đối với công tác quy hoạch: quan niệm về phân loại đất cũng đã có sự thay đổi. Trước đây đất rừng được xác định là đất lâm nghiệp, nhưng theo pháp luật hiện hành, đất rừng được xác định thuộc nhóm đất nông nghiệp. Như vậy về mặt pháp lý sẽ không còn khái niệm đất lâm nghiệp. Điều này dẫn tới việc cần phải chỉnh sửa một số quy định liên quan đến đất rừng, trong đó có việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Mục đích của việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng được thể hiện trong Chỉ thị 38/2005/CT-TTg là xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp.

Quy hoạch lâm nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu tính thực tiễn, gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, có nhiều diện tích đất không có độ dốc, không phải ven sông, ven biển, nằm trong khu dân cư nhưng quy hoạch đất lâm nghiệp dẫn đến khi sử dụng mục đích khác cần rất nhiều hồ sơ, thủ tục, ngược lại có nhiều vùng đất có độ dốc, chân núi, người dân trồng cây lâm nghiệp đã lâu năm vẫn nằm ngoài đất lâm nghiệp.

Việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng không chỉ là công việc của riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trường và các ngành liên quan do quy hoạch rừng luôn phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời phải đối chiếu với các quy hoạch khác như quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch mỏ khoáng sản, quy hoạch du lịch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch bãi rác thải... Trên địa bàn huyện Nghi Xuân thực tế diễn ra quy hoạch lâm nghiệp chưa thống nhất với một số quy hoạch khác dẫn đến rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ ảnh hưởng đến công tác phát triển triển lâm nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của huyện, thêm vào đó các quy hoạch điều

chỉnh quy hoạch chưa quan tâm đúng mức dẫn đến giữa quy hoạch trung ương và tỉnh, huyện, cấp xã, quy hoạch địa phương và quy hoạch ngành thiếu thống nhất.

Đã đến lúc phải sử dụng nhiều hơn công nghệ hiện đại trong rà soát, quy hoạch lâm nghiệp để khắc phục những hạn chế về mức độ chính xác trong các số liệu điều tra, quy hoạch. Công nghệ tích hợp Viễn thám, vệ tinh và GIS đã tỏ rõ giá trị trong việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng.

Đối với công tác thực thi chính sách bảo vệ rừng phòng hộ bộc lộ những hạn chế đáng chú ý sau:

Thứ nhất: Đối với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai thực hiện tương đối tốt thành công bước đầu trong việc xã hội hoá công tác BVR phòng hộ tại tỉnh Hà Tĩnh, địa bàn huyện Nghi Xuân chậm triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng một phần do nguyên nhân các đối tượng sử dụng rừng ( nước sạch) hoạt động chưa ổn định.

Thứ hai: Việc thực hiện chính sách về giao rừng, đất rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt: tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng trái pháp luật, cháy rừng giảm, nhận thức về lợi ích, tác dụng của rừng nên đã có ý thức trong quản lý, bảo vệ phòng hộ và trồng rừng tốt hơn. Tuy nhiên một số hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng chưa sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đúng mục đích, khai thác rừng chưa thực hiện đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ theo quy định, ít quan tâm đầu tư để phát huy thế mạnh của rừng phòng hộ.

Thứ ba: Chính sách chi trả kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ đối với các xã có rừng phòng hộ chưa giao (UBND xã quản lý) theo Quyết định 07/2012/QĐ- TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng được thực hiện từ năm 2018 là tương đối chậm, làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng phòng hộ.

c. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với rừng phòng hộ

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, việc kiểm tra UBND các xã, chủ rừng về quản lý, bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng đối với rừng phòng hộ thường thực hiện đầu mùa nắng nóng.

Việc kiểm tra đối với UBND các xã chủ yếu nhắn nhở, có những vụ việc xử lý nhưng cũng chỉ dừng ở mức phê bình, đề nghị bổ sung dẫn đến tính hiệu lực chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN đối với rừng phòng hộ.

Theo quy định của pháp luật kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền UBND các cấp, khoáng sản thuộc thẩm quyền tài nguyên môi trường, thực tế các mỏ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thường có vị trí trong rừng, bao xung quanh là rừng phòng hộ, các chủ doanh nghiệp nhiều lần vi phạm khai thác ra ngoài ranh giới tọa độ cấp phép, lấn, chiếm đất, việc kiểm tra khó khăn do Ủy ban nhân dân xã không có đủ phương tiện, máy móc, định tính để đề xuất xử phạt khác nhau, trong khi đó xử lý thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai không phải của kiểm lâm dẫn đến nếu phối hợp không nhịp nhàng sẽ rất khó xử lý, hiệu quả không cao.

Những năm gần đây kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ của chủ rừng nhà nước bị cắt giảm dẫn đến chế độ, phụ cấp cho người trực gác cháy rừng thấp, việc xử lý, đề xuất xử lý đối với những người thực hiện không nghiêm chế độ trực gác cháy rừng khó thực hiện.

4.2.6.3. Nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với rừng phòng hộ

Thứ nhất, Luật Lâm nghiệp vẫn mang tính chất khung, thiếu tính cụ thể, sau khi ban hành Luật phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để qui định chi tiết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 83)