Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 94)

5.1. KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước đối với rừng phòng hộ là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Nếu không đặt đúng vị trí của công tác BVR phòng hộ thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước ổn định đời sống của nhân dân. Thực tế cho thấy QLNN đối với rừng phòng hộ là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý, góp phần giữ trạng thái cân bằng về môi trường và là cơ sở quan trọng bảo đảm cho phát triển bền vững.

Trong những năm qua công tác QLBVR nói chung và rừng phòng hộ nói riêng của huyện Nghi Xuân chịu nhiều sức ép do quá trình phát triển KT-XH, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình, đường giao thông, khu đô thị, khu chăn nuôi tập trung, nuôi trồng Thủy sản…công tác quy hoạch, kế hoạch BVR phòng hộ và khai thác sử dụng TNR chưa hợp lý, cháy rừng, khai thác rừng trái phép...vẫn diễn ra. Tuy nhiên, dưới sự quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành nên giai đoạn 2016 - 2018 diện tích rừng phòng hộ của huyện được giữ vững và có bước cải thiện đáng kể.

Nhận thức chung về BVR phòng hộ của người dân được nâng cao, người dân đã tự nguyện và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ tại công công dân cư, dần từ bỏ thói quen khai thác, sử dụng tài nguyên rừng trái phép. Đặc biệt trong việc thực hiện Luật Lâm nghiệp, việc triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, các Chính sách về BVR nói chung và rừng phòng hộ nói riêng của Đảng, Nhà nước đã được các cấp chính quyền tỉnh chú trọng. Hệ thống cơ quan QLNN đối với rừng phòng hộ của huyện triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Về cơ chế QLBVR phòng hộ và tổ chức bộ máy quản lý đã có những thay đổi rõ rệt. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức QLBVR phòng hộ, quy hoạch, kế hoạch BVR phòng hộ, công tác giao rừng, đất rừng phòng hộ và thực thi các chính sách BVR phòng hộ được chú trọng. Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, huyện còn ban hành các văn bản dưới luật, đặc biệt là sự lồng ghép chương trình BVR phòng hộ với chiến lược phát triển KT-XH. Tuy nhiên QLNN đối với rừngphòng hộ trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế việc thu hút và huy động các

nguồn lực đầu tư vào BVR phòng hộ chưa đạt hiệu quả cao; rừng, đất rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng thiếu các chính sách đầu từ, hỗ trợ cho người dân trồng rừng, phát triển sản xuất, công tác thực hiện chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng chậm gây ảnh hưởng tới việc huy động các chủ rừng và người dân tham gia vào công tác QLBVR phòng hộ; việc đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quy hoạch rừng chưa được quan tâm, sự phối hợp giữa các ngành trong điều tra, quy hoạch không chặt chẽ dẫn đến độ chính xác trong các số liệu điều tra, quy hoạch không cao gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch QLBVR phòng hộ; nhiều văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chồng chéo, các quy định, chính sách ở địa phương chưa ban hành kịp thời với yêu cầu thực tiễn, thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn ODA và hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác BVR phòng hộ …

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ gồm có: (i) Yếu tố kinh tế; (ii) Yếu tố con người; (iii) Yếu tố pháp luật ; (iv) Yếu tố xã hội.

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh gồm có: (i) Giải pháp tăng cường tuyên truyền bảo vệ rừng phòng hộ; (ii) Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy quản lý; (iii) Giải pháp về tổ chức thực hiện; (iv) Giải pháp pháp luật và chính sách; (v) Giải pháp về quy hoạch rừng phòng hộ; (vi) Giải pháp về huy động các nguồn lực bảo vệ rừng phòng hộ; (vii) Giải pháp về kỹ thuật.

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ những phân tích tình hình thực tế, làm rõ những nguyên nhân yếu kém, giảm hiệu lực, hiệu quả QLNN; dựa vào định hướng và chiến lược phát triển KT- XH, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể: Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ rừng phòng hộ; Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy quản lý; Giải pháp về tổ chức thực hiện; Giải pháp về chính sách; Giải pháp về quy hoạch rừng phòng hộ; Giải pháp về huy động các nguồn lực bảo vệ rừng phòng hộ; Giải pháp về kỹ thuật. Đồng thời, Luận văn có những đề xuất với Trung ương, với Tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bá Thẩm (2014). Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ. Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (2016). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng.

3. Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (2017). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng.

4. Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (2018). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Quyết định số 1187/QĐ-BNN- TCLN ngày 3/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố hiện trạng rừng toàn quốc.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Quyết định số 1187/QĐ-BNN- TCLN ngày 03 tháng 4 năm 2018 của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc.

7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 27/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản.

8. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 28/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững.

9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 29/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh.

10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 30/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loại cây trồng lâm nghiệp.

11. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 31/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng.

12. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 32/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng.

13. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư 33/2018/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

14. Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân (2016). Niên giám Thống kê huyện Nghi Xuân. 15. Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân (2017). Niên giám Thống kê huyện Nghi Xuân. 16. Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân (2018). Niên giám Thống kê huyện Nghi Xuân.

17. Chính phủ (2019). Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

18. Chính phủ (2019). Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

19. Chính phủ (2019). Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

20. Cott H. (1817). Nguyễn Đình Sâm (dịch). Những chỉ dẫn về lâm học. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

21. Dương Bùi (2017). Bảo vệ rừng để phát triển dược liệu quý. Báo tài nguyên Môi trường.

22. Hà Công Tuấn (2006). Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng.

23. Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân (2016). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 24. Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 25. Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân (2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 26. Mê-lê-khôp I. S. (1974). Lê Sĩ Việt (dịch). Hệ sinh thái rừng. Đại học Lâm Nghiệp. 27. Morodop G. F. (1912). Học thuyết về rừng. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 28. Morozov (1930). Khái niệm về rừng. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 29. Quốc hội (2019). Luật Lâm nghiệp.

30. Tcachenco M. E.(1952). Hệ sinh thái rừng. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02

năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

32. UBND huyện Can Lộc (2018). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng.

33. UBND huyện Lộc Hà (2018). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy -chữa cháy rừng.

34. UBND huyện Nghi Xuân (2016). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng huyện Nghi Xuân.

35. UBND huyện Nghi Xuân (2017). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng huyện Nghi Xuân.

36. UBND huyện Nghi Xuân (2018). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng huyện Nghi Xuân.

37. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2017). Quyết định số 607/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 03/3/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát

PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN

Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh

Bảng câu hỏi phỏng vấn liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Tên: Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

Người trả lời: ... Chức vụ:...

Năm thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh………

Diện tích rừng và đất rừng Ban quản lý rừng được giao:...

Ngày phỏng vấn:...

Người phỏng vấn:...

Câu hỏi 1. Đồng chí hãy cho biết thực trạng công tác bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn được giao thời gian qua (2015 – 2017)? Câu hỏi 2: Công tác giao khoán và thu hút đầu tư bảo vệ rừng phòng hộ? - Về khoán quản lý bảo vệ rừng...

- Vê đầu tư và thu hút đầu tư trong bảo vệ và phát triển rừng...

- Về đồng quản lý rừng...

Câu hỏi 3: Đánh giá phối hợp cấp ủy chính quyền địa phương, ngànhchức năng và Ban quản lý rừng phòng hộ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Câu hỏi 4. Theo đồng chí, những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ ?

Người trả lời phỏng vấn (ghi rõ họ và tên)

PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN

(Các tổ chức được giao đất giao rừng)

Bảng câu hỏi phỏng vấn liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Tên tổ chức:..., xã:...

Huyện..., tỉnh ...

Người trả lời: ... Chức vụ:...

Diện tích rừng và đất rừng được giao: ...

Ngày phỏng vấn:... …………..

Người phỏng vấn:...

Câu hỏi 1. Xin đồng chí vui lòng cho biết những công việc chính bảo vệ rừng phòng hộ trong giai đoạn hiện nay ?

Câu hỏi 2. Xin đồng chí vui lòng cho biết công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nơi đồng chí công tác có những thuận lợi và khó khăn gì ?

Câu hỏi 3. Đồng chí có nhận xét, đánh giá các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ?

Người trả lời phỏng vấn (ghi rõ họ và tên)

PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN

(Phiếu phỏng vấn chuyên gia là các nhà quản lý nhà nước về lâm nghiệp và các nhà khoa học nghiên cứu )

Người phỏng vấn:...

Người trả lời phỏng vấn:...

Chức vụ:...Tên cơ quan công tác:...

Ngày phỏng vấn:...

Chủ đề phỏng vấn: Liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân Câu hỏi 1: Ông(bà) đánh giá như thế nào về công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân thời gian qua? ...

...

Câu hỏi 2: Những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân. ...

... Họ tên và chữ ký của người trả lời phỏng vấn

PHỤ LỤC 4 PHIẾU PHỎNG VẤN

Các hộ gia đình được giao đất giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng

Kính thưa Ông/Bà: Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân”

Việc lựa chọn hộ gia đình ông/bà tham gia vào cuộc khảo sát này là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Những thông tin hộ gia đình ông/bà cung cấp nhằm góp phần hoàn chỉnh thêm cho đề tài nghiên cứu, thông tin mà hộ gia đình ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Xin cám ơn sự cộng tác của hộ gia đình ông/bà!

Tên chủ hộ: ... Loại hộ: ...

Nữ. Nam, Người trả lời: ...

Quan hệ gia đình: ...

Tên thôn / xóm:... Xã: ...Huyện: ………...

Diện tích rừng và đất rừng được giao: ...Năm giao: ...

Ngày trả lời phiếu: ...

A. Tình hình chung 1. Gia đình ông/ bà có bao nhiêu người ? ...bao gồm: ...

...

...

2. Gia đình ông/bà ở đây từ năm nào ? ...

...

Nếu từ nơi khác chuyển đến thì đến từ nơi nào ? ...

Lý do chuyển đến vùng đất này ? ... ……… 3. Xin ông/bà cho biết:

- Tình hình kinh tế gia đình trước khi nhận giao đất giao rừng thuộc diện: Nghèo Cận nghèo  Trung bình  Giàu 

- Nguồn thu chủ yếu từ:

Nông nghiệp (Sản xuất cây lương thực, chăn nuôi)

Lâm nghiệp ( Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và kinh doanh rừng) Từ các lĩnh vực khác

- Tình hình kinh tế gia đình sau khi nhận đất nhận rừng thuộc diện: Nghèo Cận nghèo  Trung bình  Giàu  B.

4. Xin ông/bà cho biết diện tích đất canh tác của gia đình: - Trước khi được giao đất giao rừng:

+ Diện tích đất nông nghiệp: ... + Diện tích đất lâm nghiệp: ... - Sau khi được giao đất giao rừng:

+ Diện tích đất nông nghiệp:

Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Diện tích đất lâm nghiệp: ... Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Diện tích rừng được giao: ... 5. Diện tích rừng và đất rừng được giao cách xa thôn/ xóm bao nhiêu km ?………,

ông/bà phải mất mấy giờ đi bộ để đến rừng được giao ?………

B. Các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng

1. Khi nhận rừng và đất rừng, ông/bà tiến hành các hoạt động tuần tra rừng không ? Không Có  , trung bình mấy lần một ngày ? ...lần, làm gì: ...Hàng ngày, trung bình mấy lần một tuần ? ...lần, làm gì: ...Hàng tuần, trung bình mấy lần một tháng ? ...lần, làm gì: ...Hàng tháng, trung bình mấy lần một năm ? ...lần, làm gì: ...Hàng năm 2. Số lượng người đi tuần tra rừng là bao nhiêu người ?………người, có phối hợp với các hộ gia đình khác, cán bộ xã, thôn hoặc lực lượng kiểm lâm không ? Không Có .

3. Khi tuần tra rừng, hộ gia đình ông/bà có gặp trở ngại, khó khăn gì trong việc ngăn chặn và bắt các đối tượng vi phạm không ? Không Có  . Ông/bà có trồng những loại cây gì trên đất rừng được giao không ? Không Có 

- Cây: ..., Diện tích: ...; - Cây: ...,

Diện tích: ...; 3. Ông/bà có được vay vốn để đầu tư cho hoạt động bảo vệ và kinh doanh trên diện tích rừng và đất rừng được giao không ?

Không Có  Vay cho hoạt động bảo vệ rừng,số lượng tiền, vật tư: ... Vay cho hoạt động trồng rừng,số lượng tiền, vật tư: ... Vay cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,số lượng tiền, vật tư: ... Vay cho hoạt động trồng cây lâm sản phụ dưới tán rừng tự nhiên, số lượng tiền, vật tư:………...

4. Tổng thu nhập hàng năm từ rừng và đất rừng được giao của gia đình ôg/bà là bao nhiêu ?

- Tiền nhà nước trả, hỗ trợ: ... - Tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng: ... - Tiền từ khai thác lâm sản phụ: ...

- Tiền từ sản xuất nông nghiệp (lúa, ngô và cây hoa mầu các loại, chăm nuôi gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 94)