phương
2.2.1.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước 1.648.820 ha,diện tích rừng phòng hộ 366.826 ha, vùng rừng giàu tài nguyên, có trữ lượng lâm sản lớn chủ yếu giáp ranh với nước bạn Lào, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hà Tĩnh, vùng rừng này thường xuyên bị khai thác trái phép, phá rừng trái pháp luật, cháy rừng, trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2018 đã có 3.264 vụ được phát hiện. Trước thực trạng đó công tác BVR phòng hộ, chống chặt phá rừng phòng hộ trái phép, phá rừng phòng hộ trái pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, giữ gìn an ninh rừng, ổn định đời sống người dân sống gần rừng và ven rừng(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018). Các biện pháp thực hiện bao gồm:
- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác QLNN đối với rừng phòng hộ, chỉ đạo các ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện các nội dung về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngặn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm.
- Thường xuyên thành lập các đoàn liên ngành truy quét các tụ điểm khai thác rừng trái phép, phá rừng phòng hộ trái pháp luật.
- Xây dựng quy chế phối hợp BVR trong đó có rừng phòng hộ với các cơ quan liên quan và các tỉnh huyện giáp ranh như quy chế phối hợp BVR chống người thi hành công vụ giữa lực lượng Kiểm lâm và Công an trên địa bàn tỉnh; giữa Kiểm lâm Nghệ An với Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá; giữa Sở NN&PTNT Nghệ An với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh; giữa các huyện giáp ranh Nghệ An với các huyện giáp ranh thuộc tỉnh Thanh Hoá; giữa Sở NN&PTNT với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Chính quyền địa phương các huyện cùng Biên giới Việt Nam với các huyện vùng biên giới nước bạn Lào, thực hiện giao ban định kỳ hàng năm và thực hiện các đợt tuần tra rừng song phương
giữa hai nước để có các kết luận liên quan đến khai thác rừng phòng hộ vùng biên giới.
- Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ chống chặt phá rừng phòng hộ trái pháp luật, khai thác rừng phòng hộ trái phép như chỉ đạo khảo sát xác định những vùng rừng phòng hộ trọng tâm, những địa bàn trọng điểm để bố trí nguồn lực phục vụ tốt cho công tác BVR phòng hộ tại gốc với phương châm chủ động phát hiện sớm, đấu tranh kiên quyết, xử lý triệt để, không hình thành các điểm nổi cộm về khai thác rừng trái phép, phá rừng phòng hộ trái pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch tuần tra rừng phòng hộ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và đột xuất tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương.
- Triển khai hội nghị giao ban triển khai công tác chống chặt phá rừng phòng hộ trái pháp luật, khai thác rừng phòng hộ trái phép tại gốc, chỉ đạo ký cam kết BVR phòng hộ giữa Hạt Kiểm lâm, Chủ rừng, Chủ tịch UBND xã với Chủ tịch UBND huyện, ký giữa thôn bản, hộ gia đình với Chủ tịch UBND xã.
- Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm thông qua việc đổi mới phương thức hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, tăng cường thời lượng đi cơ sở nắm chắc tình hình diễn biến rừng phòng hộ, giảm bớt chốt chặn, rượt đuổi trên các tuyến đường giao thông, chủ động tuần tra, ngăn chặn xử lý, đẩy đuổi lâm tặc ra khỏi rừng phòng hộ, bảo vệ cây đứng khi chưa bị chặt hạ và làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tập thể cá nhân vi phạm.
Bằng những biện pháp trên công tác QLNN đối với rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả cụ thể như: Tình hình an ninh rừng phòng hộ của tỉnh cơ bản ổn định, diện tích rừng phòng hộ được bảo vệ tốt, góp phần đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 55 %(năm 2013) lên 60 % năm 2018; công tác phối hợp giữa các lực lượng trong BVR phòng hộ ngày càng có hiệu quả, chính quyền địa phương cấp xã đã tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừngphòng hộ.
2.2.1.2.Kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có diện tích rừng phòng hộ lớn, với 260.565,1 ha rừng. Đời sống nhân dân vùng núi còn gặp nhiều khó khăn, do đó một bộ phận người dân phải dựa vào tài nguyên rừng thông qua các hoạt động săn bắn động vật hoang dã, phá rừng phòng hộ, khai phá đất làm nương rẫy sản xuất lương
thực và khai thác lâm sản trái phép để bán lấy tiền phục đời sống sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn đến rừng thường xuyên bị xâm hại làm cho diện tích, chất lượng rừng phòng hộ bị suy giảm. Trước thực trạng trên nhiều mô hình đồng quản lý rừng phòng hộ ở Quảng Bình đã xuất hiện với việc đề cao vai trò của người dân địa phương(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018).
Các tiêu chí hoạt động, hình thức hoạt động và đối tác thực hiện cho các hoạt động BVR phòng hộ đều lấy người dân làm tâm điểm cụ thể như: Dự án tăng cường lâm nghiệp cộng đồng được triển khai từ năm 2015, sau khi thực hiện dự án, nhận thức của người dân trong vùng dự án tại xã về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ được nâng lên, diện tích rừng phòng hộ giao cho cộng đồng được quản lý bền vững, sử dụng có hiệu quả. Không còn hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, các hoạt động vi phạm đối với rừng phòng hộ cũng được loại bỏ. Đồng thờigiúp các xã vùng dự án lập kế hoạch xác định rõ từng loại đất, loại rừng để bố trí cây trồng hợp lý, phát triển các cây lâm nghiệp theo ưu thế vùng để rừng cộng đồng phát triển có hiệu quả(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018).
Tại xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa là một thí dụ điển hình toàn xã có 1.110 hộ dân với 4.980 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 47,7%. Trước đây rừng phòng hộ chỉ được giao cho một vài hộ quản lý trong khi diện tích rừng lớn, đi lại khó khăn nên không thể kiểm soát hết diện tích được giao dẫn đến rừng vẫn bị khai thác trái phép. Năm 2015 rừng được giao cho cộng đồng thôn, bản quản lý với diện tích 1.993 ha và được bảo vệ tốt. Đặc biệt để tăng thu nhập cho ngƣời dân, ban quản lý dự án tỉnh đã phối hợp với ban quản lý rừng phòng hộ xã Hương Hóa và các cộng đồng thôn triển khai mô hình trồng xen 1.000 ha cây Mây nếp dưới tán rừng phòng hộ, tham gia mô hình này các hộ dân được hỗ trợ hoàn toàn giống, phân bón, kỹ thuật trồng. Đến nay mây sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập ổn định và bền vững cho cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng (Bá Thẩm, 2014).
Cộng đồng người dân địa phương tham gia nhiều lĩnh vực trong hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, vai trò người dân địa phương là không nhỏ trong kết quả đạt được trong BVR phòng hộ tại tỉnh Quảng Bình. Họ chính là những người sống gần nguồn tài nguyên rừng nhất, lợi ích từ rừng gắn bó trực tiếp, thường xuyên đối với cộng đồng người dân địa phương nên chính họ là lực lượng thường xuyên tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy nguồn tài nguyên rừng. Cộng đồng địa phương là tai mắt, là lực lượng nòng cốt chính trong
tất cả các hoạt động nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị, tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với cuộc sống cho đội ngũ cán bộ và người dân địa phương; xây dựng quy ước, hương ước gắn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân với sự phát triển bền vững của rừng cộng đồng; duy trì và phát triển quỹ bảo vệ phát triển rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân (Bá Thẩm, 2014).
2.2.1.3. Kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Nam
Là địa phương có diện tích rừng phòng hộ 455.000 ha, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nương rẫy, nhận thức về công tác bảo vệ rừng phòng hộ còn hạn chế. Nhu cầu gỗ làm nhà của người dân miền núi là rất lớn, giá gỗ nguyên liệu cao dẫn đến người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng. Để thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gắn với trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền... mọi tầng lớp nhân dân là rất quan trọng. Nhất là đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu của các địa phương, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018).
Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, thuê đất thuê rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ. Hiện có 4 tổ chức thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 44,47ha và 2 đơn vị sự nghiệp của địa phương sửa dụng dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 10,9ha. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đã quy hoạch phát triển cây quế Trà My với diện tích 10.000 ha để người dân có công ăn việc làm, tạo sinh kế ổn định cho người dân đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ (Dương Bùi, 2017).
Đối với rừng phòng hộ ven biển, để quản lý, bảo vệ gắn với phát triển các dự án theo quyết định mở rộng Khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng vùng kinh tế động lực cho sự phát triển của Quảng Nam và trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ, giải trí mang tầm Quốc tế, tỉnh Quảng Nam đã sắp xếp, thiết lập các đai rừng phòng hộ có diện tích khoảng 2.120 ha; đảm bảo
vừa phát triển được các khu chức năng, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, sắp xếp bố trí lại dân cư để đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai, đồng thời giữ được hệ thống rừng để chống chịu gió bão, vừa tạo cảnh quan sinh thái ở khu vực ven biển cũng như góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu (Dương Bùi, 2017).
Tổ chức lại các Hạt Kiểm lâm trong các khu rừng phòng hộ theo hướng trên địa bàn mỗi huyện chỉ tổ chức 1 Hạt Kiểm lâm thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn huyện, không phân biệt trong hay ngoài lâm phận các khu rừng phòng hộ. Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ độc lập với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Việc thành lập Hạt Kiểm lâm tại các Ban quản lý rừng phòng hộ do địa phương quản lý chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết (Dương Bùi, 2017).
Địa bàn huyện Nam Giang, sắp xếp lại BQLKhu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh và BQL rừng phòng hộ Nam Sông Bung thành một BQL và thực hiện chủ trương chuyển hạng Vườn Quốc Gia Sông Thanh; trên địa bàn huyện Phước Sơn giải thể 2 Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Đak Mi và Phước Sơn - Hiệp Đức để thành lập lại Hạt Kiểm lâm Phước Sơn thực hiện chức năng thừa hành pháp luật trên địa bàn toàn huyện Phước Sơn (Dương Bùi, 2017).
2.2.1.4.Kinh nghiệmquản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ tại một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh
a. Kinh nghiệm tại huyện Lộc Hà
Huyện Lộc Hà là một huyện ven biểncó diện tích tự nhiên 11.743 ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ 1.654 ha, độ che phủ rừng năm 2018 đạt 14,08% (UBND huyện Lộc Hà, 2018). Rừng huyện Lộc Hà chủ yếu rừng phòng hộ môi trường và rừng phòng hộ chắn cát, chắn sóng, những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng phải đối mặt với những khó khăn đó là:
Thứ nhất: Nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp đã và đang thi công phải chuyển đổi hàng trăm ha rừng phòng hộ.
Thứ hai: Do nhu cầu về động vật hoang dã tăng cao, các đối tượng vào rừng săn bắt chim, động vật hoang dã gây ra nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ rừng như cháy rừng, chặt phá rừng trái phép…
Thứ ba: Một số chủ rừng được giao đất giao rừng nhưng chưa thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý, bảo vệ rừng, còn xảy ra tình trạng cháy rừng,
chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định.
Thứ tư: Trên địa bàn có chủ rừng nhà nước là Ban quản lý rừng rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, do việc giảm thiểu kinh phí cấp nên khó khăn trong việc thực hiện bảo vệ rừng.
Để khắc phục tình trạng trên cần có những giải pháp:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, phát hiện, đình chỉ, xử lý nghiêm minh các hành vi chuyển mục đich sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái phép.
- Rà soát diện tích đất lâm nghiệp còn trống để trồng rừng, tăng độ che phủ của rừng.
- Phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chủ rừng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ rừng, sử dụng rừng.
- Đầu tư đúng mức cho sự nghiệp bảo vệ rừng thông qua các chế độ người tham gia bảo vệ rừng, xây dựng hạ tầng lâm nghiệp, hiện đại hóa cơ sở dữ liệu, thông tin…
b. Kinh nghiệm tại huyện Can Lộc
Huyện Can Lộc có diện tích tự nhiên 30.213 ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ 6.487 hécta, độ che phủ rừng năm 2018 đạt 21,47% (UBND huyện Can Lộc (2018). Rừng huyện Can Lộc chia thành hai vùng lớn là vùng Trà Sơn và Hồng Lĩnh, chủ yếu rừng phòng hộ môi trường, những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng phải đối mặt với những khó khăn đó là:
Thứ nhất: Công tác giao đất giao rừng trước đây thực hiện bị chồng lấn ranh giới, giao đất không đúng thẩm quyền nên xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện tương đối nhiều.
Thứ hai: Một số chủ rừng được giao đất giao rừng nhưng chưa thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý, bảo vệ rừng, còn xảy ra tình trạng cháy rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định, đặc biệt chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng cây ăn quả như Cam, Bưởi…
Thứ ba: Các Dự án du lịch, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản đã và đang thi công phải chuyển đổi hàng trăm ha rừng phòng hộ ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan, đời sống nhân dân…
dân xẻ phát, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng
Thứ năm: Trên địa bàn có diện tích rừng Thông rất lớn, các khu di tích nằm xen trong rừng(Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích…), rất khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Để khắc phục tình trạng trên cần có những giải pháp:
- Cần có sự vào cuộc của các cơ quan, ngành chức năng(Tài nguyên – Môi trường), chính quyền địa phương để xác định rõ ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa giữa các chủ rừng, tiến tới giải quyết dứt điểm những tồn tại trên.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, phát hiện, đình chỉ, xử lý nghiêm minh các hành vi chuyển mục đich sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái phép.
- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chủ rừng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ rừng, sử dụng rừng.
- Phối hợp tốt giữa các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng.
- Rà soát diện tích đất lâm nghiệp còn trống để trồng rừng, tăng độ che phủ của rừng.
- Phối hợp, tập trung thực hiện tốt công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh,