Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa

PHÒNG Hộ TRÊN ĐịA BÀN HUYệN NGHI XUÂN, TỉNH HÀ TĨNH

4.3.1. Yếu tố kinh tế

Rừng và đất lâm nghiệp phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân ngoài vai trò quyết định về bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, chắn sóng, chắn cát…thì trực tiếp hay gián tiếp mang lại những lợi ích kinh tế không nhỏ bao gồm: Giá trị lâm sản phụ khi khai thác rừng(Nhựa Thông, Tỉa thưa cây rừng…); Các dự án kinh tế, hạ tầng chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp; Du lịch sinh thái, tâm linh; Cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu…cho đời sống nhân dân; Môi trường để các loài thủy hải sản; động vật hoang dã sinh sống…Vì những lợi ích kinh tế mang lại tình trạng khai thác, săn bắn, bắt động vật hoang dã ngày một tinh vi, khó kiểm soát, lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ… đang gây áp lực trong QLNN đối vớirừng phòng hộ. Việc phát triển kinh tế cũng kéo theo nhu cầu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mởrộng đô thị và xây dựng khu dân cư ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà nước cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó có đất rừng ở nơi cần thiết cho mục tiêu phát triển. Ngoài các dự án đã thực hiện, thời gian tới trên địa bàn huyện Nghi Xuân chuẩn bị triển khai, thực hiện Dự án Tuyến Đê biển huyện Nghi Xuân(kế hoạch khởi công tháng 4 năm 2019) phải chuyển mục đích sử dụng 20 ha rừng phòng hộ sang mục đích khác; Dự án Cầu Bến thủy 3(cầu Cửa Hội) ảnh hưởng 7 ha rừng và đất lâm nghiệp đối tượng phòng hộ.

Kinh tế ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ thể hiện khía cạnh đầu tư để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ. Nếu công tác bảo vệ rừng được đầu tư xứng đáng về kinh tế(kinh phí, chi phí…) sẽ vô cùng thuận lợi đó là hệ thống hạ tầng lâm nghiệp, trang thiết bị, máy móc, hệ thống thông tin… hiện đại, hỗ trợ kinh phí cho nhân lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đào tạo, tuyển dụng, có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với những người có trình độ, năng lực cao vào thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ.

4.3.2. Yếu tố con người

Huyện Nghi Xuân có dân số khoảng 100.000 người(chưa tính đến lượng người đến địa bàn để thực hiện kinh doanh, buôn bán, sản xuất…) Con người đóng vai trò trong cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ rừng là tổ chức, chủ rừng hộ gia đình, cá nhân, chủ các doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất liên quan đến đất lâm nghiệp…Con người là nhân tố trung tâm, các hoạt động của con người có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ. Để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, phát triển ngày càng mạnh mẽ của mình con người đang tác động tiêu cực đến rừng phòng hộ đó là khai thác quá mức, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, quá trình đô thị hóa, tăng dân số,…làm cho quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ ngày càng phức tạp, căm go hơn.

Ngược lại bằng hành vi của mình con người lại tác động tích cực trở lại để quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ tốt hơn, nâng cao nhận thứccủa người dân, chủ rừng về rừng phòng hộ, ban hành các quy định chặt chẽ để bảo vệ rừng phòng hộ, đầu tư kinh phí, trang thiết bị…Huyện Nghi Xuân là địa phương có truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhân văn cao, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, nhận thức được nâng cao, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp ngày càng giảm, người dân chấm dứt tình trạng chặt phá, đốt than, đốt ong…Nhiều vụ cháy rừng người dân của xã khác tự nguyện cùng đến tham gia chữa cháy rừng.

4.3.3. Yếu tố pháp luật

Pháp luật ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân được thể hiện qua việc thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ.

Những năm qua việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật Lâm nghiệp được thực hiện đầy đủ, kịp thời, cả hệ thống chính trị

vào cuộc thông qua việc tuyên truyền ký cam kết bảo vệ rừng, lồng ghép hội họp, tổ chức học tập, tập huấn chuyên đề, qua hệ thống Loa phát thanh xã, huyện…Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật được thực hiện định kỳ, thường xuyên, bất thường nhằm phát hiện, xử lý vi phạm, từ năm 2016 đến 2018, địa bàn huyện đã phát hiện và xử lý 32 vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ (bình quân số vụ vi phạm mỗi năm 8 vụ). Các vụ vi phạm đối tượng rừng phòng hộ chủ yếu: Khai thác trái phép, cháy rừng, lấn chiếm rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép, các vụ việc được xử lý đúng người, đúng hành vi, đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trên địa bàn.

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 kéo theo các văn bản hướng dẫn thi hành cũng thay đổi, bao gồm: Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính, công nhận giống và nguồn giống, quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính; Thông tư số 31/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về phân định ranh giới rừng; Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng; Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;…để pháp luật có hiệu lực trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với người dân, chủ rừng, …kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng pháp luật, không để xảy ra sai sót, khiếu nại, tố cáo.

4.3.4. Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói

chung cũng như đối với rừngphòng hộ nói riêng.

Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, yếu tố xã hội góp phần tích cực trong công cuộc bảo vệ rừng phòng hộ, đời sống nhân dân, dân trí được nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, phúc lợi xã hội được quan tâm, áp lực vào rừng để khai thác chất đốt, làm đồ gia dụng đã giảm hẳn. Thêm vào đó huyện Nghi Xuân là địa phương đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh, cơ cấu hạ tầng, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường được đảm bảo đã góp phần không nhỏ vào thành quả bảo vệ rừng trên địa bàn.

4.4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 86)