Thực hiện chính sách bảo vệ rừngphòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn huyện

4.2.4. Thực hiện chính sách bảo vệ rừngphòng hộ

4.1.5.1. Chính sách giao đất giao rừng

Bảng 4.11. Diện tích rừng phòng hộ đã giao hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

TT Huyện,

Diện tích rừng phòng hộ Diện tích rừng phòng hộ

trong quy hoạch 3 loại rừng Rừng phòng hộ ngoài quy hoạch 3 loại rừng Tổng Trong đó RTN RT CCR 1 Xuân Đan 2,7 - 2,7 - - 2 Xuân Hải 19,1 - 19,1 - - 3 Xuân Giang 11,76 - 11,76 - - 4 Tiên Điền 14,6 - 14,6 - - 5 Xuân Yên 0 - - - - 6 Xuân Mỹ 0 - - - - 7 Xuân Viên 0 - - - - 8 Xuân Hồng 0,57 - 0,39 0,18 - 9 Cổ Đạm 94,56 - 76,96 17,6 - 10 Xuân Liên 43,65 - 15,53 28,12 - 11 Xuân Lĩnh 0,15 - 0,15 - 12 Xuân Lam 12,23 - 10,58 1,65 - 13 Cương Gián 10,21 - 10,21 - - 14 Xuân Phổ 16,7 - 16,7 - - Tổng 226,23 - 47,55 -

Trên địa bàn huyện Nghi Xuân, diện tích rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn là 226,23 ha, trong đó diện tích giao trước đề án 3952 là 110,71 ha, diện tích rừng phòng hộ giao theo đề án 3952 được triển khai, thực hiện và hoàn thành năm 2016, diện tích rừng phòng hộ được giao là 115,52 ha.

Diện tích rừng phòng hộ được giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn chủ yếu rừng phòng hộ ven sông, ven biển và phòng hộ môi trường, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sau khi được giao rừng đã tổ chức bảo vệ tốt, sử dụng rừng mục đích, ổn định an ninh rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng tại địa phương.

4.1.5.2 Chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Trên địa bàn huyện đang thực hiện Dự án Unred++ về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, năm 2018 các cơ quan quản lý, chủ rừng đã nghiệm thu thành rừng 378,75 ha(rừng tự nhiên, đối tượng phòng hộ), thời gian trước trên địa bàn chưa có rừng tự nhiên, việc khoanh nuôi thành rừng tự nhiên là một thành công lớn ngoài góp phần tăng diện tích rừng (tăng độ che phủ) còn tăng sự đa dạng sinh học, tăng tính năng phòng hộ, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật rừng, trong thời gian tới tiếp tục khoanh nuôi diện tích còn lại khoảng 500 ha.

Bảng 4.12. Diện tích rừng tự nhiên phòng hộ theo đơn vị hành chính từ năm 2016 đến năm 2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cương Gián 0 0 170,5

Cổ Đạm 0 0 90

Xuân Viên 0 0 12,25

Xuân Lĩnh 0 0 106

Tổng 0 0 378,75

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân (2018)

Trong dự án Unred++ triển khai, thực hiện tại địa bàn huyện Nghi Xuân đã xây dựng được 10 km đường băng cản lửa rộng 15 m tại các xã Cương Gián, Cổ Đạm, Thị trấn Xuân An.

của Thủ tướng Chính Phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, năm 2018 đã chi trả kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ cho UBND các xã(rừng phòng hộ chưa giao) nhằm tăng cường trách nhiệm, hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng. Việc chi trả thực hiện đối với các xã đang quản lý rừng phòng hộ, chủ yếu các xã ven biển với định mức 100.000 đồng/ha/năm, bao gồm các xã: Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên và Cương Gián.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 70)