Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Là huyện đồng bằng ven biển, Nghi Xuân có vị trí địa lý Phía Tây Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh

Phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà

Phía Bắc giáp Thị xã Cửa Lò(qua sông Lam), huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) Phía Tây Bắc giáp huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh(qua sông Lam) Phía Đông giáp biển Đông

Huyện Nghi Xuân cách thủ đô Hà Nội 310 km về phía nam, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh gần 50km, có 19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn), hệ thống giao thông thuận lợi, Phía Bắc có sông Lam chảy qua với chiều dài 2km, có Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy gắn với 2 cảng Xuân Hải và Cửa Hội; có 2 cửa lạch (Xuân Hội và Lạch Kèn), có quốc lộ 1A đi qua thuận lợi giao thương, vận chuyển hàng hóa.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, huyện Nghi Xuân nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Do ảnh hưởng địa hình của dãy núi Hồng Lĩnh cao và dốc, có nhiều đá lộ đầu tạo ra một vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh có ngày nhiệt độ xuống thấp từ 5 - 70C, mùa hè khô nóng có ngày lên đến 410C, gió tây nam thổi mạnh.

- Nhiệt độ bình quân năm: 23,8 độ.

- Lượng mưa trung bình năm: 2.647,2 mm/năm. - Lượng bốc hơi bình quân năm: 969 mm/năm. - Ðộ ẩm không khí bình quân năm: 69,83 %.

Trong một năm được phân thành 2 mùa chính ứng với 2 mùa gió thịnh hành là:

- Gió mùa Ðông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. - Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.

Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Về mùa Đông, khu vực Nghi Xuân chịu tác động mạnh của gió Đông Bắc rất lạnh kèm theo mưa phùn. Mùa Hè, vào khoảng tháng 4 - 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng và còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam, nhưng do bị dãy núi Hồng Lĩnh che khuất ở phía Nam, nên khí hậu thường rất oi bức.Vùng Nghi Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều sông Lam và chế độ thuỷ triều ở vùng cửa sông.

3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích hay đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển và các dãy đồi núi chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc.

Căn cứ vào các tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng ở huyện Nghi Xuân có các nhóm đất chính như sau:

a.Nhóm đất đồng bằng ven biển:

Tổng diện tích 10.100 ha, chiếm 45,9% đất tự nhiên trong nhóm này có các loại đất sau:

+ Đất cồn cát, bãi cát ven biển + Đất nhiễm mặn

+ Đất nhiễm phèn + Đất phù sa.

b.Nhóm đất đồi núi

Tổng diện tích 11.900 ha, chiếm 54,1% đất tự nhiên, trong nhóm này có các loại đất sau:

+ Đất Ferarit vàng xám phát triển trên đá sa thạch + Đất Ferarit trên núi cao, đất dốc tụ ven đồi núi

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nghi Xuân có diện tích tự nhiên 220 km2, dân số gần 100.000 người, 19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn),với tiềm năng sẵn có và nổ lực của cán bộ,nhân huyện Nghi Xuân, Năm 2018, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt

5.030 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 17,56%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiểm 20,47%, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,05%, thương mại - dịch vụ chiếm 35,48%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,66 triệu đồng/người/năm.

Với tinh thần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cùng những thành tựu đạt được, tiếp tục khơi dậy các tiềm năng, lợi thế, nhất là tiềm năng về kinh tế biển, hy vọng Nghi Xuân sẽ có thêm điểm tựa để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững, là Trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở diện tích rừng phòng hộ của 17 xã thị trấn có rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tác giả lựa chọn một số địa điểm đi thực địa, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu.

Địa điểm 1: Khu rừng phòng hộ ven biển xã Xuân Hội, Tiểu khu 86A, khoảnh 1A, rừng đang do Ủy ban nhân dân xã Xuân Hội quản lý.

Địa điểm 2: Khu rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián, Tiểu khu 99, khoảnh 1A, 2A rừng đang do Ủy ban nhân dân xã Cương Gián quản lý.

Địa điểm 3: Khu rừng phòng hộ ven sông xã Xuân Đan, Tiểu khu 86C, khoảnh 1, rừng đang do Ủy ban nhân dân xã Xuân Hội quản lý.

Địa điểm 4: Khu rừng phòng hộ Tiểu khu 93, khoảnh 2, 3, 6, xã Cổ Đạm, rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý.

Địa điểm 5: Khu rừng phòng hộ Tiểu khu 96, khoảnh 1, 3, 6, xã Xuân Lam, rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý.

3.2.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập từ sách báo, tài liệu, các báo cáo chuyên ngành, tạp chí, báo cáo tổng kết bảo vệ rừng 3 năm (2016-2018) của Hạt kiểm Lâm, UBND huyện Nghi Xuân. Các bài viết về lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ rừng phòng hộ trên các trang báo điện tử.

3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích thông tin

Thông tin và số liệu thu thập được hệ thống hóa và phân tích thành từng nhóm dữ liệu để phân tích và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

Trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các số tuyệt đối, tương đối để xác định, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa các năm (từ 2016 - 2018) có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch... và các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác nhau theo năm về quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ: + Bộ máy quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ, Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực quản lý bảo vệ rừng phòng hộ

+ Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ

+ Quy hoạch lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương + Tổ chức thực hiện các chính sách bảo vệ rừng phòng hộ

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng phòng hộ

+ Đánh giá kết quả quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng phòng hộ

- Nhóm chỉ tiêu phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ:

+ Yếu tố kinh tế

+ Yếu tố con người + Yếu tố pháp luật + Yếu tố xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)