Bộ máy quản lý rừngphòng hộ, nguồn lực thực hiệnquản lý nhà nước bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn huyện

4.2.1. Bộ máy quản lý rừngphòng hộ, nguồn lực thực hiệnquản lý nhà nước bảo

4.2.1.1 . Ở cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ và giúp Chính phủ QLNN về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh, Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về QLNN về rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu là Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN&PTNT là cơ quan nòng cốt giúp cho Giám đốc Sở NN&PTNT thực hiện quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chi cục kiểm lâm

Phòng bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên Phòng hành chính – tổng hợp Phòng sử dụng và phát triển rừng Phòng Thanh tra – Pháp chế Các hạt kiểm lâm huyện, thị xã, đội kiểm lâm cơ động -

PCCCR

4.2.1.2. Ở cấp huyện

Uỷ ban nhân dân huyện là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn đứng đầu là Chủ tịch UBND huyện, Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện thực hiên chức năng QLNN đối với rừng phòng hộ, tham mưu cho Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch UBND huyện, thành phố xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp không thuộc thẩm quyền xử lý của Hạt Kiểm lâm huyện theo quy định của pháp luật. Cùng cấp với Hạt Kiểm lâm là Phòng Nông nghiệp trực thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN ở địa phương về lâm nghiệp.

Ủy ban nhân dân huyện

Hạt kiểm lâm Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có rừng phòng hộ

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức QLNN bảo vệ rừng phòng hộ cấp huyện

4.2.3.3. Ở cấp xã

UBND xã là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND huyện về mọi mặt của quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn đứng đầu là Chủ tịch UBND xã, Kiểm lâm địa bàn chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện và tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện chức năng QLNN về rừng, đất lâm nghiệp và xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của cấp xã theo quy định của pháp luật. Ở các thôn bản còn có các tổ, đội quần chúng BVR lực lượng tham gia chủ yếu là nhân dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các khu rừng thuộc thôn bản đó quản lý, thường xuyên tuần tra phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng kịp thời báo cho UBND xã sở tại và Hạt Kiểm lâm huyện để xử lý.

Nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm, quan trọng trong quá trình điều hành QLNN đối với rừng phòng hộ. Hiện nay nguồn nhân lực hiện tại tham gia quản lý nhà nước bảo vệ rừng phòng hộ gồm cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.4. Nguồn nhân lực QLNN đối với rừng phòng hộ

Nguồn: UBND huyện Nghi Xuân (2018)

Như vậy, nguồn nhân lực được sắp xếp, tổ chức quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp rất chặt chẽ từ cấp huyện đến xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, thực hiện quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ của từng ngành, từng địa phương.

- Hạt kiểm lâm: + Lãnh đạo,

+ Bộ phận bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, + Bộ phận sử dụng và phát triển rừng,

+ Bộ phận Thanh tra – Pháp chế, + Bộ phận kế toán,

+ Kiểm lâm phụ trách địa bàn các xã. - Cấp huyện:

Ban chỉ đạo về kế hoạch chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện (Hạt kiểm lâm thường trực Ban chỉ đạo) bao gồm:

+ Văn phòng HĐND, UBND huyện, + Phòng Nông nghiệp & PTNT, + Phòng Tài nguyên & Môi trường,

7 210 305 15 0 50 100 150 200 250 300 350

Hạt kiểm lâm UBND huyện UBND các xã, thị trấn Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh

+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng, + Phòng Tài chính – Kế hoạch,

+ Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện, + Trung tâm thông tin huyện,

+ Công An huyện,

+ Ban chỉ huy quân sự huyện, + Đồn biên phòng Lạch Kèn,

+ Tiểu đoàn đặc công 31 – Quân khu 4, + Trạm Rada 525 - Quân chủng Hải quân; + Đơn vị Cảnh sát biển.

- Cấp xã, thị trấn:

Ban chỉ đạo về kế hoạch chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các xã bao gồm cán bộ công chức UBND xã(Bộ phận địa chính, Nông nghiệp…), Ban chỉ huy quân sự xã, Công an xã, Dân quân, các thôn/xóm trưởng, bí thư chi bộ thôn/xóm.

- Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh: + Văn phòng.

+ Bộ phận kỹ thuật.

+ Trạm bảo vệ rừng Xuân Hồng. + Trạm bảo vệ rừng Cộng Khánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)