Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên địa bàn huyện
4.2.3. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừngphòng hộ
Quy hoạch, kế hoạch là một trong những căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ trong quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ.
Việc thực hiện và hoàn thành quy hoạch lâm nghiệp(3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) đã giúp cho cơ quan QLNN đối với rừng phòng hộ của huyện nắm chắc được diện tích 3 loại rừng để xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập trung các nguồn lực hạn hẹp vào việc cụ thể hoá quy hoạch.
Quy hoạch lâm nghiệp tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;
- Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;
- Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
- Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
- Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch huyện phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp tỉnh và cấp quốc gia.
Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
- Quy hoạch lâm nghiệp huyện phải căn cứ vào quy hoạch của tỉnh và quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
- Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch huyện phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp tỉnh và cấp quốc gia;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của tỉnh và huyện.
Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
- Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
- Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
- Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
- Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; - Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
- Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản; - Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Căn cứ những nguyên tắc, yêu cầu của quy hoạch lâm nghiệp, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, đầu năm 2015 huyện Nghi Xuân đã phối thực hợp rà soát, thống nhất và kiện nghị quy hoạch 3 loại rừng, được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt cụ thể tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và vị trí đóng mốc 3 loại rừng của 10 xã ven biển
huyện Nghi Xuân, thực hiện Quyết định trên có 200 ha rừng phòng hộ chuyển thành rừng sản xuất để mục đích sản xuất lâm nghiệp vì diện tích nói trên nằm rải rác trong dân cư, không có tính năng phòng hộ.
Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.