Bảng thống kê tuyên truyền bảo vệ rừngphòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

TT Hạng mục Đơn vị 2016 2017 2018

1 Ký cam kết

+ Trong trường học Trường/học sinh 15/6.095 9/5.660 12/6125 + Trong nhân dân Xóm/Hộ dân 38/1020 34/682 35/786 2 Phát thanh Lượt/Phút 800/2.100 900/2.305 850/2.240 Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2018)

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ cụ thể người dân đã từng bước hiểu được vai trò to lớn của rừng đối với đời sống, sinh hoạt, sản xuất của chính mình và có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng phòng hộ.

f. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp, kinh phí thực hiện bảo vệ rừng phòng hộ

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn, những năm qua huyện đã chỉ đạo UBND các xã, ban, ngành, chủ rừng đầu tư kinh phí mua sắm dụng cụ, xây dựng hạ tầng góp phần bảo vệ hiệu quả diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn

Bảng 4.15. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR Cưa xăng (cái) Loa pin (cái) Máy thổi gió (cái) Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước(cái) Bảng cấp dự báo(cái) Huyện 1 3 3 - - 10 150 - 1 Xã 1 3 2 - - - - 4 Chủ rừng - 2 1 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 2 8 6 50,05 2 17 50 4 3

Bảng 4.16. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR Cưa

xăng (cái)

Loa

pin(cái) Máy thổi gió(cái)

Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước (hồ) Bảng cấp dự báo (cái) Huyện 2 5 7 - - 11 180 - 1 Xã 1 6 6 - - - - 4 - Chủ rừng 2 4 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 3 13 17 50,05 2 18 180 4 3

Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2017)

Bảng 4.17. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018

Hạng mục

Đơn vị

Dụng cụ trang bị PCCCR Công trình bảo vệ rừng, PCCCR

Cưa

xăng(cái) pin(cái) Loa

Máy thổi gió(cái) Đường băng (km) Chòi canh (cái) Biển tường (cái) Biển báo (cái) Hồ chứa nước(hồ) Bảng cấp dự báo (cái) Huyện 3 3 9 - - 16 235 - 1 Xã 1 10 10 - - - - 4 - Chủ rừng 2 4 50,05 2 7 - - 2 Tổng cộng 4 15 23 50,05 2 23 285 4 3

Bảng 4.18. Kinh phí đầu tư bảo vệ rừng trên địa bàn theo các năm 2016; 2017; 2018

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huyện 25 120 170

Xã 38 55 65

Chủ rừng 295 290 300

Tổng 358 465 535

Nguồn: UBND huyện Nghi xuân (2016)

Dụng cụ, phương tiện, kinh phí đầu tư phục vụ bảo vệ rừng phòng hộ được đầu tư tăng theo năm từ 2016 đến 2018, chủ yếu cấp huyện và xã, chủ rừng tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh những năm qua kinh phí cấp thêm không đáng kể.

4.2.6.2. Hạn chế của QLNN đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

a. Công tác ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện quản lý nhà nước đối với rừngphòng hộ còn bộc lộ những hạn chế sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản của huyện còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực, làm việc kiêm nhiệm. Nhận thức máy móc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên thường sao chép lại các quy định của tỉnh, dẫn đến có sự chồng chéo trong hệ thống văn bản QPPL của địa phương.

Thứ hai, hoạt động rà soát các văn bản QPPL về QLNN đối với rừngphòng hộ ở các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

được tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các tỉnh để nâng cao hoạt động xây dựng văn bản QPPL thực hiện quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ.

b. Quy hoạch lâm nghiệp và thực thi chính sách quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

Quy hoạch rừng và thực thi chính sách đối với bảo vệ rừng phòng hộ vẫn bộc lộ những vấn đề bất cập sau:

Đối với công tác quy hoạch: quan niệm về phân loại đất cũng đã có sự thay đổi. Trước đây đất rừng được xác định là đất lâm nghiệp, nhưng theo pháp luật hiện hành, đất rừng được xác định thuộc nhóm đất nông nghiệp. Như vậy về mặt pháp lý sẽ không còn khái niệm đất lâm nghiệp. Điều này dẫn tới việc cần phải chỉnh sửa một số quy định liên quan đến đất rừng, trong đó có việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Mục đích của việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng được thể hiện trong Chỉ thị 38/2005/CT-TTg là xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp.

Quy hoạch lâm nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu tính thực tiễn, gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, có nhiều diện tích đất không có độ dốc, không phải ven sông, ven biển, nằm trong khu dân cư nhưng quy hoạch đất lâm nghiệp dẫn đến khi sử dụng mục đích khác cần rất nhiều hồ sơ, thủ tục, ngược lại có nhiều vùng đất có độ dốc, chân núi, người dân trồng cây lâm nghiệp đã lâu năm vẫn nằm ngoài đất lâm nghiệp.

Việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng không chỉ là công việc của riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trường và các ngành liên quan do quy hoạch rừng luôn phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời phải đối chiếu với các quy hoạch khác như quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch mỏ khoáng sản, quy hoạch du lịch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch bãi rác thải... Trên địa bàn huyện Nghi Xuân thực tế diễn ra quy hoạch lâm nghiệp chưa thống nhất với một số quy hoạch khác dẫn đến rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ ảnh hưởng đến công tác phát triển triển lâm nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của huyện, thêm vào đó các quy hoạch điều

chỉnh quy hoạch chưa quan tâm đúng mức dẫn đến giữa quy hoạch trung ương và tỉnh, huyện, cấp xã, quy hoạch địa phương và quy hoạch ngành thiếu thống nhất.

Đã đến lúc phải sử dụng nhiều hơn công nghệ hiện đại trong rà soát, quy hoạch lâm nghiệp để khắc phục những hạn chế về mức độ chính xác trong các số liệu điều tra, quy hoạch. Công nghệ tích hợp Viễn thám, vệ tinh và GIS đã tỏ rõ giá trị trong việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng.

Đối với công tác thực thi chính sách bảo vệ rừng phòng hộ bộc lộ những hạn chế đáng chú ý sau:

Thứ nhất: Đối với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai thực hiện tương đối tốt thành công bước đầu trong việc xã hội hoá công tác BVR phòng hộ tại tỉnh Hà Tĩnh, địa bàn huyện Nghi Xuân chậm triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng một phần do nguyên nhân các đối tượng sử dụng rừng ( nước sạch) hoạt động chưa ổn định.

Thứ hai: Việc thực hiện chính sách về giao rừng, đất rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt: tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng trái pháp luật, cháy rừng giảm, nhận thức về lợi ích, tác dụng của rừng nên đã có ý thức trong quản lý, bảo vệ phòng hộ và trồng rừng tốt hơn. Tuy nhiên một số hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng chưa sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đúng mục đích, khai thác rừng chưa thực hiện đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ theo quy định, ít quan tâm đầu tư để phát huy thế mạnh của rừng phòng hộ.

Thứ ba: Chính sách chi trả kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ đối với các xã có rừng phòng hộ chưa giao (UBND xã quản lý) theo Quyết định 07/2012/QĐ- TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng được thực hiện từ năm 2018 là tương đối chậm, làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng phòng hộ.

c. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với rừng phòng hộ

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, việc kiểm tra UBND các xã, chủ rừng về quản lý, bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng đối với rừng phòng hộ thường thực hiện đầu mùa nắng nóng.

Việc kiểm tra đối với UBND các xã chủ yếu nhắn nhở, có những vụ việc xử lý nhưng cũng chỉ dừng ở mức phê bình, đề nghị bổ sung dẫn đến tính hiệu lực chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN đối với rừng phòng hộ.

Theo quy định của pháp luật kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền UBND các cấp, khoáng sản thuộc thẩm quyền tài nguyên môi trường, thực tế các mỏ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thường có vị trí trong rừng, bao xung quanh là rừng phòng hộ, các chủ doanh nghiệp nhiều lần vi phạm khai thác ra ngoài ranh giới tọa độ cấp phép, lấn, chiếm đất, việc kiểm tra khó khăn do Ủy ban nhân dân xã không có đủ phương tiện, máy móc, định tính để đề xuất xử phạt khác nhau, trong khi đó xử lý thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai không phải của kiểm lâm dẫn đến nếu phối hợp không nhịp nhàng sẽ rất khó xử lý, hiệu quả không cao.

Những năm gần đây kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ của chủ rừng nhà nước bị cắt giảm dẫn đến chế độ, phụ cấp cho người trực gác cháy rừng thấp, việc xử lý, đề xuất xử lý đối với những người thực hiện không nghiêm chế độ trực gác cháy rừng khó thực hiện.

4.2.6.3. Nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với rừng phòng hộ

Thứ nhất, Luật Lâm nghiệp vẫn mang tính chất khung, thiếu tính cụ thể, sau khi ban hành Luật phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để qui định chi tiết, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về lâm nghiệp đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo; tính minh bạch, tính khả thi của luật chưa cao. Hiện đã có Nghị Định hướng dẫn thi hành, các Thông tư hướng dẫn…song Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp gây ra sự thiếu thống nhất, khó thực hiện, ví dụ Điều 13 của Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về khai thác rừng trái pháp luật, đối với rừng trồng, phòng hộ do hộ gia đình tự bỏ vốn trồng hiện tại theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định truy xuất nguồn gốc lâm sản thì không phải cấp phép mà chỉ cần xây dựng phương án theo quy định thì được khai thác dẫn đến hành vi xử phạt không thống nhất với hành vi vi phạm.

Thứ hai, Việc phân chia rừng thành 3 loại theo mục đích sử dụng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) theo đó hình thành hệ thống tổ chức quản lý rừng theo từng loại rừng một cách cứng nhắc đã gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý cũng như khai thác tiềm năng, lợi thế của rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi chưa rõ ràng, cơ chế chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính chưa phù hợp với đặc thù sản xuất lâm nghiệp.

Thứ ba, bộ máy QLNN đối với rừng phòng hộ được phân cấp tương đối có hệ thống từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên hoạt động giữa các đơn vị trong cùng một cấp, giữa các cấp với nhau chưa thực sự nhịp nhàng và hiệu quả thể hiện ở chỗ: ở cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT là Chi cục kiểm lâm (sát nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp); ở cấp huyện, mối quan hệ giữa Phòng NN&PTNT và Hạt Kiểm lâm cũng không được xác định rõ ràng, quan hệ chưa chặt chẽ khiến hiệu quả phối hợp chưa cao. Trong khi Phòng NN&PTNT (với 1-2 cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp) là cơ quan tham mưu QLNN về lâm nghiệp cho UBND huyện thì Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm lại không được giao nhiệm vụ tham mưu ở lĩnh vực này; ở cấp xã: Việc tổ chức QLNN đối với rừng phòng hộ còn nhiều bất cập, thậm chí gần như bỏ ngỏ quản lý. Theo Thông tư liên bộ số 07 ngày 24/4/1996 giữa Bộ NN&PTNT với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, mỗi xã phải có một uỷ viên phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp, tuy nhiên việc sắp xếp này chưa được tỉnh chú trọng dẫn đến tình trạng nơi có, nơi không. Theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 mỗi xã, thị trấn phải có một cán bộ Kiểm lâm phụ trách để làm nhiệm vụ nắm tình hình, phối hợp, kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên hiện nay không được quan tâm bố trí nơi ăn ở, làm việc tại cấp xã, một số Hạt kiểm lâm không có Trạm kiểm lâm địa bàn nên không duy trì được đều đặn hoạt động kiểm tra. Bên cạnh đó biên chế lực lượng Kiểm lâm thiếu quá nhiều theo quy định hiện hành nhưng hầu như không được quan tâm bổ sung biên chế hoặc có bổ sung nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, bảo vệ rừngphòng hộ còn thiếu và yếu về trình độ năng lực lại thiếu kinh phí để đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cả đội ngũ cấp huyện, cấp xã…Hiện nay phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao một số công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp song trình độ cán bộ công chức hạn chế, thiếu máy móc, thiết bị để thực thi công vụ(bản đồ số, các phầm mềm chuyên ngành Mapinfo, FRMS, máy định vị cầm tay GPS…) Bên cạnh đó lực lượng kiểm lâm là lực lượng nòng cốt có chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp nhưng lại thiếu quá nhiều biên chế, theo quy định cứ 1.000 ha rừng phải có một công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn, với tổng diện tích rừng của tỉnh Hà Tỉnh hiện nay là 360.196 ha, lực lượng kiểm lâm cần có 360 biên chế nhưng

thực tế hiện nay số biên chế mới dừng lại ở con số 210 cán bộ công chức, chỉ đáp ứng được 61,11 %, theo qui định còn thiếu 150 biên chế, do vậy dẫn đến việc nắm cơ sở không được thường xuyên, chất lượng tham và hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp nói chung và rừng phòng hộ nói riêng chưa cao.

Tại địa bàn huyện Nghi Xuân, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 7.096,13 tức phải có 7 kiểm lâm viên phụ trách địa bàn nhưng hiện tại chỉ có 04 đồng chícác nhiệm vụ còn lại bộ phận bảo vệ rừng,bộ phận sử dụng rừng,bộ phận thanh tra – pháp chế…phải kiêm nhiệm, thêm vào đó những năm gần đây thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, ngành và tỉnh không tổ chức tuyển thêm cán bộ công chức dẫn đến nhiều cán bộ công chức trong ngành tuổi nhiều, cán bộ công chức trẻ không có, khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ năm, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực BVR phòng hộ như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)