Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên
4.4.6. Giải pháp về huy động các nguồn lực bảo vệ rừngphòng hộ
rừng, du lịch sinh thái, thu từ xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp…có cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý nguồn vốn, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo thông qua việc trồng rừng phòng hộ. Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn ODA và hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác BVR phòng hộ.
Nghiên cứu và xây dựng quy chế để tăng cường nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ rừng phòng hộ. Ban hành cơ chế đầu tư cho rừng phòng hộ, xây dựng cơ chế đóng góp tài chính cho BVR phòng hộ từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng, đáp ứng đủ vốn đầu tư cho các chương trình dự án về BV&PTR phòng hộ, các hoạt động nghiệp vụ và xây dựng cơ sở huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về BVR phòng hộ.
Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư BVR phòng hộ, trồng rừng vào các mục đích như kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tâm linh vừa đảm bảo tăng thu ngân sách, vừa góp phần bảo vệ bền vững rừng phòng hộ.
Huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng lâm nghiệp phục vụ hiệu quả cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ, hiện trên địa bàn rừng phòng hộ các xã Cổ Đạm, Cương Gián, Thị trấn Xuân An, Xuân Lam, Xuân Hồng đã có đường băng cản lửa, đường đi chữa cháy…tuy nhiên một số địa phương như Xuân Viên…hạ tầng lâm nghiệp phục vụ công tác bảo vệ rừng phòng hộ còn thiếu thốn, chưa có đường băng cản lửa, chưa có Bảng tường tuyên truyền, đường đi chữa cháy hẹp do các hộ dân nhận khoán phát dọn.
Thu hút nguồn lực, đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ như Máy tính xách tay, máy GPS cầm tay, ảnh hàng không, ảnh viển thám…