Bài học kinh nghiệm cho huyện Nghi Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thựcc tiễn quản lý Nhà nước đối vớirừngphòng hộ

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Nghi Xuân

Từ những kết quả quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam và một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh nêu trên, bài học kinh nghiệm rút ra quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh đó là:

Thứ nhất, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương về quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ.

Thứ hai, để các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả tỉnh cần xây dựng, ban hành quy chế phối hợp qui định rõ ràng trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.

Thứ ba, xác định rõ các vùng rừng phòng hộ trọng điểm thường xảy ra phá rừng, khai thác gỗ trái phép, xây dựng kế hoạch và thành lập các đoàn liên ngành tổ chức truy quét, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Thứ tư, tổ chức làm việc với các huyện cùng biên giới xây dựng, ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng phòng hộ giáp ranh.

Thứ năm, tăng cường cán bộ xuống cơ sở bám nắm địa bàn và làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân có hành vi tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, khai thác rừng phòng hộ trái phép.

Thứ sáu, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm xây dựng phương án chống chặt phá rừng phòng hộ trái pháp luật, khai thác rừng trái phép, thẩm định phê duyệt, triển khai thực hiện; ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực hiện tuần tra rừng, nắm chắc diễn biến rừng phòng hộ để xử lý vi phạm tại gốc.

Thứ bảy, thực hiện tốt giao đất giao rừng phòng hộ, gắn quyền lợi chủ rừng đối với bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

Thứ tám nâng cao nhận thức của người dân, thực hiện xã hội hoá thông qua việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ và phát triển, mọi người dân tham gia BVR phòng hộ phải được hưởng đầy đủ các lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển sinh kế cho người dân địa phương, nhất là người dân sống gần rừng, ven rừng thông qua các chương trình dự án đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định gắn bó với rừng; thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với đời sống, tạo tâm lý phấn khởi, động viên cộng đồng cùng tham gia BVR phòng hộ.

- Thứ chín, làm tốt quy hoạch lâm nghiệp gắn với phát huy thế mạnh rừng phòng hộ ven biển để phát triển kinh tế du lịch, du lịch sinh thái.

- Thứ mười, cải tiến cơ cấu bộ máy trong quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ đảm bảo tinh gọn, hiệu lực hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)