Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên

4.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng phòng hộ từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.

Hệ thống các biện pháp bảo vệ rừng đang được áp dụng hiện nay và vẫn phát huy hiệu quả tốt đó là tuyên truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm Luật Lâm

nghiệp… để có phương án cụ thể. Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương ....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)