Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối vớirừngphòng hộ trên

4.4.2. Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy quản lý

Hiện nay trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ rừng phòng hộ không đồng đều, thậm chí yếu kém hoặc năng lực không tương xứng với trình độ. Ở cấp huyện nên chuyển nhiệm vụ tham mưu QLNN về lâm nghiệp hiện nay do Phòng NN&PTNT đảm nhận sang cho Hạt Kiểm lâm sẽ phù hợp, hiệu quả hơn vì đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm được đào tạo chuyên sâu về lâm nghiệp.

Công tác tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và bảo vệ rừng nói riêng cần đặc biệt chú trọng, đảm bảo có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Tăng cường biên chế cho cấp xã để đảm bảo mỗi xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có một cán bộ phụ trách về lâm nghiệp.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp với việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất để tổ chức thực hiệnquản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ. Đặc biệt tập huấn, đào tạo công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo hệ thống thông tin lâm nghiệp đã số hóa, ngoài các phần mềm chuyên ngành cần sử dụng được một số phần mềm liên quan đến quản lý đất đai…

Hiện tại biên chế lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh nói chung và kiểm lâm huyện Nghi Xuân còn thiếu, ảnh hưởng lớn đến thực thi nhiệm vụ, thời gian tới cần có chính sách tuyển dụng bổ sung biên chế. Lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và kiểm lâm nói riêng mang tính đặc thù cao cần có chính sách tinh giảm biên chế đối với những cán bộ công chức sức khỏe yếu, năng lực thực thi nhiệm vụ không hoàn thành hoặc có hoàn thành nhưng hạn chế đồng thời có chính sách thu hút người tài, có năng lực tốt về công tác.

Tổ chức cho cán bộ, công chức được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các huyện, tỉnh bạn, đồng thời nghiên cứu triển khai áp dụng những mô hình hay hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ phù hợp đối với điều kiện huyện nhà.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm luật Lâm nghiệp.

Người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chặt phá rừng trái phép,cháy rừng phòng hộ …phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)