3.1.1.1. Vị trí địa lý
Là huyện đồng bằng ven biển, Nghi Xuân có vị trí địa lý Phía Tây Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh
Phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà
Phía Bắc giáp Thị xã Cửa Lò(qua sông Lam), huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) Phía Tây Bắc giáp huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh(qua sông Lam) Phía Đông giáp biển Đông
Huyện Nghi Xuân cách thủ đô Hà Nội 310 km về phía nam, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh gần 50km, có 19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn), hệ thống giao thông thuận lợi, Phía Bắc có sông Lam chảy qua với chiều dài 2km, có Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy gắn với 2 cảng Xuân Hải và Cửa Hội; có 2 cửa lạch (Xuân Hội và Lạch Kèn), có quốc lộ 1A đi qua thuận lợi giao thương, vận chuyển hàng hóa.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, huyện Nghi Xuân nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Do ảnh hưởng địa hình của dãy núi Hồng Lĩnh cao và dốc, có nhiều đá lộ đầu tạo ra một vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh có ngày nhiệt độ xuống thấp từ 5 - 70C, mùa hè khô nóng có ngày lên đến 410C, gió tây nam thổi mạnh.
- Nhiệt độ bình quân năm: 23,8 độ.
- Lượng mưa trung bình năm: 2.647,2 mm/năm. - Lượng bốc hơi bình quân năm: 969 mm/năm. - Ðộ ẩm không khí bình quân năm: 69,83 %.
Trong một năm được phân thành 2 mùa chính ứng với 2 mùa gió thịnh hành là:
- Gió mùa Ðông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. - Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Về mùa Đông, khu vực Nghi Xuân chịu tác động mạnh của gió Đông Bắc rất lạnh kèm theo mưa phùn. Mùa Hè, vào khoảng tháng 4 - 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng và còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam, nhưng do bị dãy núi Hồng Lĩnh che khuất ở phía Nam, nên khí hậu thường rất oi bức.Vùng Nghi Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều sông Lam và chế độ thuỷ triều ở vùng cửa sông.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích hay đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển và các dãy đồi núi chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng ở huyện Nghi Xuân có các nhóm đất chính như sau:
a.Nhóm đất đồng bằng ven biển:
Tổng diện tích 10.100 ha, chiếm 45,9% đất tự nhiên trong nhóm này có các loại đất sau:
+ Đất cồn cát, bãi cát ven biển + Đất nhiễm mặn
+ Đất nhiễm phèn + Đất phù sa.
b.Nhóm đất đồi núi
Tổng diện tích 11.900 ha, chiếm 54,1% đất tự nhiên, trong nhóm này có các loại đất sau:
+ Đất Ferarit vàng xám phát triển trên đá sa thạch + Đất Ferarit trên núi cao, đất dốc tụ ven đồi núi