Định hướng đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp của huyện Na-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 104 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

4.3.1. Định hướng đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp của huyện Na-

XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN NA-XAI-THONG

4.3.1. Định hướng đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Na-xai-thong Na-xai-thong

4.3.1.1. Quan điểm định hướng

Trong giai đoạn tới định hướng đầu tư công cho nông nghiệp huyện Na- xai-thong nên theo những hướng đổi mới sau:

Thứ nhất tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nội

đồng, nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Hai là, bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân nghèo về con

giống, cây giống thì cần làm tốt công tác hỗ trợ gián tiếp cho các hộ có điều kiện kinh tế khá tạo ra các mô hình kinh tế phát triển có khả năng nhân rộng cao. Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực cộng đồng.

Thứ Ba là, Chuyển từ bao cấp cho không sang trợ cấp và chi trả (chuyển

từ phát và cho sang hỗ trợ và chi trả). Vì việc bao cấp và trợ cấp lâu dài không giúp cho người dân vươn lên, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân, làm tăng thêm gánh nặng tài chính của Chính phủ.

Thứ tư là, Chuyển từ hỗ trợ phát triển nguồn lực vật chất sang hỗ trợ nguồn lực con người. Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn lực vật chất, cần coi trọng phát triển nguồn lực con người, tập trung vào giáo dục, đào tạo nghề, khuyến nông và các kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định phù hợp với các hoàn cảnh đang thay đổi.

Thứ năm là, Chuyển từ hỗ trợ phần cứng sang phần mềm (cơ chế và thể chế), nghĩa là nâng cao năng lực thể chế của cộng động, năng lực tự quản và đảm bảo có sự tham gia của người dân trong các chương trình phát triển nông nghiệp.

Thứ sáu là, Thực hiện phân cấp và trao quyền (Cấp bản, cấp huyện, cấp

tỉnh) cho cộng đồng để triển khai các hoạt động hỗ trợ. Tùy theo mức độ, quy mô và tính chất của các hoạt động hỗ trợ, Chính phủ thực hiện phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, cho người dân và cộng động để quyết định các hoạt động hỗ trợ đầu tư nông nghiệp.

Thứ bảy là, Chuyển từ hình thức lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, quản lý, giám sát từ trên xuống sang cách tiếp cận có sự tham gia. Phát huy vai trò của người dân tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp sẽ làm cho các chương trình cụ thể hiệu quả. Các giải pháp phát triển phải xuất phát từ nhu cầu của người dân, tạo điều kiện cho người dân được biết, được bàn, phải đóng góp, được làm, được giám sát, được quản lý và hưởng lợi thành quả.

Thứ tám là, tập trung xây dựng tính bền vững về vật chất tài chính, nhân lực. Bền vững về chất có nghĩa là các công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp phải bền lâu về tài chính có nghĩa là có thể được hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản ban đầu nhưng phải chi trả chi phí vận hành và duy tu các công trình, bền vững về nhân lực có nghĩa là chính người trong cộng đồng tự giải quyết, điều chỉnh phù hợp với môi trường đang thay đổi.

4.3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Na-xai-thong

Mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Na-xai-thong đề ra đến năm 2020 được thể hiện tại bảng 4.16.

Theo trên, các mục tiêu được cụ thể hóa như sau:

+ Coi trọng công tác thủy lợi, hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa kênh mương cấp 1, xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động ở các vùng nông nghiệp hàng hóa. Phát triển đồng bộ cho vùng trồng dưa đỏ, rau. Phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho công ty CP như ngô, săn. Vừa kết hợp phát triển hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ vận hành phương tiện cơ giới hóa.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

+ Tăng cường công tác khuyến nông, phát huy thành công của dự án phát triển trồng trọt và chăn nuôi hàng hóa trong giai đoạn tiếp theo. Tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành một số vùng chuyên canh trồng cây ăn quả hàng hoá như dưa đỏ, đậu đỗ, rau an toàn... tạo thành những vùng đất có thu nhập cao.

+ Phát triển kinh tế trang trại như: Phát triển trang trại, các mô hình VAC và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.21. Dự báo giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp huyện Na-xai-thong huyện Na-xai-thong

Chỉ tiêu

Gía trị SX (Tỷ kíp) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (%) Năm 2016 Năm 2020 Năm 2025 GĐ 2020- 2016 GĐ 2025- 2020 GTSX NN - lâm nghiệp 1028,32 1791,22 3667,99 14,88 15,41 + Trồng trọt 129,43 213,56 416,44 13,34 14,29 + Chăn nuôi 162,6 333,33 849,99 19,66 20,59 + Các ngành khác 736,29 1244,33 2401,56 14,02 14,05

Nguồn : Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Na-xai-thong

Dự báo trong giai đoạn tới ngành ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 đến 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,88%/năm, giai đoạn 2020 đến 2025 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,41%/năm, trong đó các ngành tăng trưởng cụ thể như:

Ngành trồng trọt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,34%/năm giai đoạn 2016- 2020 và 14,29%/năm giai đoạn 2020 đến 2025. Để thực hiện được mục tiêu trên ngành trồng trọt trong giai đoạn tới được định hướng tập trung phát triển chiều sâu theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Phát triển vùng chế biến rau, vùng trồng dưa đỏ, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng lúa chất lượng cao. Tăng cường vai trò khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực chuyển giao khoa học công nghệ kịp thời đưa phương thức mới tới cho người nông dân.

Đối với ngành chăn nuôi, đây được coi là ngành mủi nhọn trong phát triển nông nghiệp của huyện Na-xai-thong, mục tiêu trong giai đoạn tới ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân đạt từ 19,5% đến 20,5%, nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Để đạt được mục tiêu trên cần phát triển ngành chăn nuôi huyện theo hướng trang trại. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất thông qua hỗ trợ về thủ tục hành chính cho các hộ vay vốn tín dụng đầu tư chăn nuôi, phối hợp với phòng Khuyến nông của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Đối với đàn gia súc, gia cầm, huyện đang chủ trương phát triển giống gà vịt siêu, đàn lợn thương phẩm thực hiện những biện pháp chọn giống, nhân và lai tạo giống cho phù hợp với điều kiện và thời tiết ở địa phương. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân, phòng chống dịch bệnh và tạo điều kiện cho người dân vay vốn để chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp.

Đẩy mạnh tốc độ phát triển của các dịch vụ hiện có, mở rộng dịch vụ làm đất, tưới tiêu, thú y và bảo vệ thực vật, chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

4.3.1.3. Một số quan điểm về giải pháp đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

Huyện cần tăng cường công tác giáo dục, khuyến nông, đào tạo nghề nâng cao năng lực sử dụng vốn đầu tư cho người được thụ hưởng đầu tư. Việc xác định đối tượng thụ hưởng đầu tư cần được tiến hành công khai, minh bạch và dựa trên cơ sở thực tiễn của cá nhân, của hộ và của địa phương, phải xác định đúng đối tượng thụ hưởng thì hoạt động đầu tư mới đem lại hiệu quả. Sau khi các hộ, địa phương được nhận đầu tư, hỗ trợ thì cần được tập huấn, nâng cao năng lực sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư được nhận. Điều này thể hiện đầu tư không chỉ cho người dân “con cá’’ mà còn cho họ “cái cần’’ để sinh sống lâu dài.

Khi tiến hành đầu tư công cho nông nghiệp trên địa bàn huyện cần phát huy nội lực của dân, thu hút vốn đối ứng của nhân dân. Các chương trình khi tiến hành có vốn đối ứng của nhân dân, dù ít hay nhiều thì khi được tham gia, người dân sẽ có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và tiến hành xây dựng, khai thác các công trình.

Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua các mô hình, dự án. Cần phải chuyển dần hình thức hỗ trợ, bên cạnh việc đầu tư trực tiếp cần song song tiến hành hỗ trợ, đầu tư gián tiếp, tránh tình trạng trông chờ ỷ lại sự đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tính sáng tạo, phát huy tiềm năng của hộ, địa phương phát triển kinh tế vươn lên cải thiện đời sống.

Cần phải bồi dưỡng những kiến thức về khuyến nông cho tất cả các khuyến nông viên, các khuyến nông viên chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi thì bồi dưỡng thêm về kinh tế, các khuyến nông viên ngành kinh tế thì bồi dưỡng thêm về bảo vệ thực vật và thú y. Vì vậy, cần có chính sách đầu tư tạo điều kiện

cho khuyến nông viên được tiếp tục được theo học để nâng cao trình độ. Bên cạnh việc mở các khóa đào tạo cho khuyến nông viên về kỹ thuật cần quan tâm mở các khóa đào tạo về kinh tế, về phương pháp khuyến nông, đào tạo về kỹ năng. Trong các khóa đào tạo trên cần triển khai theo chương trình tập huấn đầu bờ tạo điều kiện cho các khuyến nông viên thực hành các kỹ năng ngay tại lớp.

Nhìn chung dưới góc độ của người thụ hưởng đầu tư, những đánh giá tích cực thường ít hơn những đánh giá tiêu cực. Đa phần người dân ý thức được cần tự lực vươn lên, nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp sẽ là yếu tố ngoại lực góp phần giúp mình phát triển sản xuất. Sự ỷ lại của người dân cũng một phần do thiếu nhận thức về vấn đề đầu tư dịch vụ công, chưa thấy được yếu tố quyết định của việc cải thiện chất lượng sống phải xuất phát từ chính sự vận động cố gắng của bản thân người nghèo. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các công tác đầu tư hỗ trợ, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận biết được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân tham gia phát triển nông nghiệp hàng hóa, sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước cho phù hợp, đúng mục tiêu, đối tượng cần sự hỗ trợ.

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

4.3.2.1. Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến vốn đầu tư trong phát triển nông- lâm nghiệp huyện Na-xai-thong

Quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát thực hiện vốn đầu tư. Một quy trình quản lý phù hợp có khả năng gắn kết tất cả các khâu trong quy trình, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong từng khâu của quy trình quản lý, tránh được hiện tượng câu kết lợi ích, “lợi ích nhóm” trong quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quy trình quản lý hợp lý sẽ cho phép áp dụng công nghệ vào quản lý, giảm thời gian, tinh giảm bộ máy và tiết kiệm chi phí quản lý. Để hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của kế hoạch vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Na-xai-thong

- Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, bao gồm:

+ Cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của Thủ đô

+ Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn.

+ Điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách…) - Áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến trong lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Tăng cường việc áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến (thông qua các hoạt động dự báo thu ngân sách, phân bổ dự toán chi…) để phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng và thẩm định dự toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Thúc đẩy công tác dự báo kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung và của huyện nói riêng để phục vụ cho công tác xây dựng, thảo luận, quyết định dự toán.

Thứ hai, nâng cao chất lượng phân bổ và thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Na-xai-thong

Rà soát, đánh giá các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp đang triển khai, lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Cơ quan QLNN, các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần mạnh tay cắt những dự án đầu tư nếu không đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm các yêu cầu về thủ tục, tập trung vốn cho các dự án bảo đảm hoàn thành trong hạn định và có hiệu quả cao. Với các công trình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bằng nguồn ngân sách có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách, có thời gian đầu tư dài cũng phải cắt giảm. Có như vậy, thì nguồn vốn mới tập trung được vào những công trình cần thiết được.

Việc phân bổ vốn đầu tư phải thực hiện đúng quy định và gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình, dự án đó, nhưng lại thiếu vốn cho công

trình, dự án khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.

Cần đổi mới công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc phân bổ vốn NSNN hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng khi dự án hoàn thành bố trí vốn NSNN cho dự án bằng tổng mức vốn cả đời dự án trừ đi số vốn NSNN đã được bố trí từ các năm trước. Như vậy, hàng năm, các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền chỉ cần tổng hợp danh mục dự án đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị công việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn NSNN cần bố trí cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND Thủ đô xem xét và giao kế hoạch vốn NSNN cho các huyện theo từng chương trình, dự án. Trên cơ sở đó, UBND huyện giao cho các ngành tổng mức vốn và danh mục dự án triển khai trong năm kế hoạch, các ngành căn cứ vào đó phân bổ vốn cụ thể tới từng dự án, có thể điều hoà, điều chỉnh vốn phù hợp với từng dự án của ngành mình.

Các cơ quan QLNN của huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 104 - 121)