Kết quả của đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 82 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Na-Xai-Thong

4.1.4. Kết quả của đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

xai-thong

a) Kết quả đầu tư công cho hệ thống thủy lợi ở huyện Na-xai-thong

Giai đoạn 2012 - 2015 tổng vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi chiếm phần lớn ngân sách đầu tư triển khai hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Na-xai-thong. Nguồn vốn lớn đã giúp cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã được cải thiện rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Giai đoạn 2012- 2015 với việc đầu tư thêm 1 hồ chứa nước nhân tạo giúp nâng tổng số hồ chứa nước trong toàn huyện lên 3 hồ chứa nước. Hệ thống kênh dẫn nước hiện nay là 142,3km chạy từ 3 hồ chứa đến các khu vực tưới. Tuy nhiên, do hầu hết các kênh dẫn nước trên địa bàn huyện Na-xai-thong là kênh đất nên tỷ lệ thất thoạt nước còn cao. Điều này dẫn đến diện tích tưới chủ động trên địa bàn huyện còn thấp. Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp cho thấy hiện diện tích đất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động mới đáp ứng được 40%, còn lại 25% diện tích chủ

động được 1 vụ. 35% diện tích canh tác còn lại trên địa bàn hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết.

Bảng 4.9. Kết quả đầu tư công cho thủy lợi

STT Tên công trình ĐVT Tổng số Tỷ lệ phục vụ (%) Tưới Tiêu 1 Hồ trữ nước Hồ 3 85 - 2 Kênh dẫn nước Km 142,3 78 - 3 Trạm bơm cấp nước Trạm 4 26 42 4 Kênh nội đồng Km 232,2 81 83

5 Đường giao thông nội đồng Km 298,7 - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Nông nghiệp huyện (2013)

Nguyên nhân của tình trạng đầu tư nhiều mà kết quả không cao là do địa hình huyện Na-xai-thong nói riêng và địa hình của Lào nói chung là không bằng phẳng, địa hình dốc và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống đồi núi. Do đó, việc xây dựng hệ thống công trình thủy lợi rất khó khăn. Việc thiết kế các công trình thủy điện với khả năng đáp ứng diện tích tưới tiêu tương đối cao, nhưng khi triển khai thực tế lại không đạt được theo thiết kế, đã gây khó khăn cho địa phương trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặt biệt là hoạt động trồng trọt.

Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi không đạt được kết quả như mong muốn đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sự không hài lòng của người dân đối với chính sách. Qua khảo sát cho thấy phần lớn người dân và cán bộ không hài lòng về các công trình thủy lợi. Bên cạnh việc đáp ứng hoạt động tưới tiêu thấp thì điều người dân quan tâm là hiện nay chất lượng một số công trình xuống cấp rất nhanh. Hệ thống kênh nội đồng, đường giao thông nội đồng chỉ là đường đất, nên khả năng sử dụng lâu dài không cao.

Kết quả tổng hợp cho thấy, chỉ 22,53% người dân đánh giá hệ thống thủy lợi hiện nay là tốt, còn lại 77,47% người dân đánh giá hệ thống thủy lợi hiện nay chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trên địa bàn. Hiện nay khó khăn nhất đối với hệ thống thủy lợi theo đánh giá là hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng, hiện nay hệ thống này là kênh đất, đường đất nên rất khó cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.10. Đánh giá đầu tư công cho hệ thống thủy lợi ở huyện Na-xai-thong ĐVT: % ĐVT: % STT Tên công trình Người dân Cán bộ Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1 Hồ trữ nước 37 38,95 58 61,05 19 70,37 8 29,63 2 Kênh dẫn nước 16 16,84 79 83,16 11 40,74 16 59,26 3 Trạm bơm cấp nước 25 26,32 70 73,68 16 59,26 11 40,74 4 Kênh nội đồng 16 16,84 79 83,16 8 29,63 19 70,37 5 Đường giao thông nội đồng 13 13,68 82 86,32 6 22,22 21 77,78

Bình quân 22,53 77,47 44,44 55,56

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đối với cán bộ thì kết quả đánh giá tương đối tốt, 44,44% cán bộ các cấp đánh giá hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Na-xai-thong tương đối tốt so với các huyện trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Đặt biệt giai đoạn 2012- 2015 việc đầu tư thêm hồ trữ nước đã giúp cho hoạt động sản xuất của huyện được nhiều thuận lợi. Tuy nhiên cũng như người dân đánh giá khó khăn nhất hiện nay của huyện là hệ thống kênh nội đồng và hệ thống đường giao thông nội đồng còn chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cơ giới hóa.

b) Kết quả đầu tư công cho phát triển trồng trọt ở huyện Na-xai-thong

Giai đoạn 2012- 2015 việc hỗ trợ đầu vào cho người dân được thông qua 2 dự án là dự án phát triển cây trồng hàng hóa và dự án phát triển chăn nuôi hàng hóa. Đối với dự án phát triển trồng cây hàng hóa, các đầu vào được hỗ trợ cho người dân bao gồm các giống cây trồng như ngô, sắn, lúa, dưa, đỗ. Ngoài việc hỗ trợ các loại giống cây trồng thì việc hỗ trợ phân bón cũng được địa phương hỗ trợ cho người dân. Tổng vốn hỗ trợ cho hoạt động trồng trọt trong 4 năm từ năm 2012 đến năm 2015 là 12.734 triệu kíp.

Hoạt động hỗ trợ đầu vào đã giúp các hộ dân, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh những hộ nghèo thì có một số hộ khá cũng được nhận hỗ trợ đầu vào, đây là điểm khác biệt so với các chương trình, dự án trước đây. Nguyên nhân của việc các hộ khá vẫn được nhận hỗ trợ là do tiêu chí dự án muốn một số hộ có điều

kiện kinh tế khá, phát triển sản xuất mạnh làm mô hình để các hộ nghèo, trung bình học tập vươn lên. Trong các dự án phát triển sản xuất hàng hóa thì dự án trồng dưa xuất khẩu là những dự án nổi bật, thu hút người dân tham gia nhiều.

Bảng 4.11. Kết quả đầu tư công cho hỗ trợ đầu vào trồng trọt ở huyện Na-xai-thong vào trồng trọt ở huyện Na-xai-thong

STT Các loại đầu vào Tổng số hộ nhận hỗ trợ

Phân theo loại hộ

Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Giống lúa 601 404 67,22 127 21,17 70 11,67 2 Giống ngô 300 202 67,33 63 21,00 35 11,67 3 Giống sắn 300 202 67,33 63 21,00 35 11,67 4 Giống dưa 450 303 67,33 95 21,11 52 11,56 5 Giống đậu đỗ 150 101 67,33 32 21,33 17 11,33 6 Hỗ trợ phân bón 601 404 67,22 127 21,17 70 11,67 Tổng số lượt nhận hỗ trợ 6.400 4.307 67,33 1.350 21,09 742 11,59 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Nông nghiệp huyện

Đối với dự án hỗ trợ giống lúa: Đây là dự án được đầu tư từ nguồn vốn địa phương, dự án triển khai trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện cung ứng giống lúa cho 601 hộ dân, trong đó phần lớn hộ nhận hỗ trợ là hộ nghèo. Dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Na-xai-thong.

Dự án hỗ trợ giống ngô, sắn: Đây cũng là dự án mang ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nghèo trên địa bàn huyện Na-xai-thong, dựa án chủ yếu cung cấp giống ngô, sắn cho các hộ nghèo để phát triển các loại cây trồng này trên đất bãi, đất bỏ hoang sau khi trồng lúa 2,3 năm.

Ngoài việc hỗ trợ thường xuyên giống lúa, ngô cho các hộ trồng trọt, đặt biệt là hộ nghèo thì dự án trồng hỗ trợ trồng dưa tại huyện Na-xai-thong thu được hiệu quả lớn, hàng năm huyện Na-xai-thong đã có một lượng lớn dưa đỏ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Từ những thành công ban đầu, trong những năm trở lại đây, người dân huyện Na- xai-thong đã phát triển diện tích dưa đỏ trên 100 ha, mang lại nguồn thu lớn cho ngành trồng trọt của huyện.

Như vậy các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo động lực mới cho người dân ở huyện Na-xai-thong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa. Cụ thể như mô hình trồng dưa đỏ xuất khẩu đã góp phần quan trọng làm thay đổi tập tục canh tác cũ của người dân địa phương.

Việc hỗ trợ đầu vào cho đối tượng thụ hưởng thường được xác định từ khi lập kế hoạch (tức bao nhiêu hộ nghèo được nhận hỗ trợ, bao nhiêu hộ trung bình được hỗ trợ, bao nhiêu hộ khá nhận được hỗ trợ) nên tỷ lệ hộ nhận hỗ trợ theo các hoạt động tương đương nhau, đây là điều bắt buộc mà các bản phải theo khi triển khai các hoạt động hỗ trợ. Tỷ lệ hỗ trợ của các dự án hộ nghèo khoảng 67% nhận được hỗ trợ, hộ trung bình là 21% và hộ khá là 11%. Kết quả việc hỗ trợ được người dân đánh giá rất cao vì các hộ nhận được hỗ trợ đều là hộ có điều kiện kinh tế kém, đối với họ đây là “cần câu cơm” của gia đình. Mặt khác, sự hỗ trợ ban đầu đã kích thích các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, từ đó tìm ra được hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng đánh giá tốt công tác hỗ trợ đầu vào, theo đánh giá của một số hộ dân, việc hỗ trợ đầu vào chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn vì việc hỗ trợ đầu vào làm tăng sức ỳ của hộ nghèo và gây ra sự không công bằng trong cộng đồng cư dân.

Bảng 4.12. Đánh giá đầu tư công cho hỗ trợ đầu vào trồng trọt ở huyện Na-xai-thong ở huyện Na-xai-thong

ĐVT: %

STT Các loại đầu vào

Hộ được nhận hỗ trợ Tốt Không tốt SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1 Giống lúa 45 64,29 25 35,71 2 Giống ngô 43 61,43 27 38,57 3 Giống sắn 40 57,14 30 42,86 4 Giống dưa 69 98,57 1 1,43 5 Giống đậu đỗ 33 47,14 37 52,86 6 Hỗ trợ phân bón 39 55,71 21 30,00 Bình quân 76,39 23,61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Tham vấn ý kiến của cán bộ cho thấy phần lớn cán bộ đều cho rằng việc hỗ trợ đầu vào cho các hộ nghèo là cần thiết. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của nguồn hỗ trợ, địa phương cần tuyên truyền và giám sát đối với các hộ được nhận hỗ

trợ, đồng thời cần phải thật sự công bằng trong việc lựa chọn hộ gia đình nhận hỗ trợ. Phần lớn cán bộ đánh giá cao cách tiếp cận của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa là phù hợp trong xu thế hiện nay, vì không chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo mà cần có những hỗ trợ cho các hộ có điều kiện kinh tế khá để họ phát triển hơn nữa làm động lực cho các hộ gia đình khác vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình.

Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ về công tác hỗ trợ đầu vào

Việc hỗ trợ đầu vào rất tốt, giúp cho nhiều hộ gia đình có cơ hộ vươn lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay một số địa phương làm chưa tốt, đặc biệt trong việc lựa chọn hộ nhận hỗ trợ gây nên tình trạng mất đoàn kết trong cộng đồng cư dân.

Ông Khamphay Phimmachanh, Trưởng phòng nông lâm nghiệp huyện Na-xai-thong c) Kết quả đầu tư công cho phát triển chăn nuôi ở huyện Na-xai-thong

Với chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, trong những năm gần đây chính phủ Lào rất quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ đầu vào cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển chăn nuôi hàng hóa thông qua dự án phát triển chăn nuôi hàng hóa. Các đầu vào hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện là hỗ trợ giống lợn, gia cầm, dê, trâu, bò và thức ăn cho vật nuôi. Hoạt động hỗ trợ chăn nuôi trong giai đoạn 2012- 2015 đạt tổng vốn hỗ trợ là 23.546 triệu kíp.

Hoạt động hỗ trợ đầu vào cho chăn nuôi giúp cho nhiều hộ dân phát triển kinh tế, tạo thành những mô hình kinh tế hàng hóa điển hình trên địa bàn huyện Na-xai-thong. Trong các dự án phát triển sản xuất hàng hóa thì dự án chăn nuôi bò sinh sản, dự án nuôi lợn nái, dự án nuôi dê chăn thả là những dự án nổi bật, thu hút người dân tham gia nhiều.

Bên cạnh việc hỗ trợ đầu vào thì công tác thú y trong thời gian gần đây cũng đã được xem trọng, đặc biệt là công tác phòng bệnh cho gia súc gia cầm. Đối với hoạt động chăn nuôi một số vaccine bắt buộc phải được tiêm phòng theo định kỳ như: dịch tả, lở mồm long móng, thương hàn, tụ huyết trung và gần đây là H5N1. Các hoạt động tiêm phòng đều được hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Các hộ dân kê khai số lượng gia súc, gia cầm nuôi sẽ được phát miễn phí các loại vaccine phù hợp để tiêm phòng theo lịch tiêm phòng của nhà nước.

Đối với dự án chăn nuôi bò cái sinh sản: Đây là dự án được đầu tư từ nguồn vốn trung ương, dự án triển khai trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện

cung ứng 1000 con bò cái sinh sản chia đều cho 300, trong đó hộ có 202 hộ nghèo nhận được hỗ trợ, số hộ khá nhận được hỗ trợ là 35 hộ. Dự án được triển khai từ năm 2012 kết hợp với mô hình trồng cỏ nuôi bò rất phù hợp với điều kiện của địa phương. Hiện đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều hộ gia đình đã nhân được đàn bò, người dân trong huyện rất phấn khởi tiếp nhận dự án.

Bảng 4.13. Kết quả đầu tư công cho hỗ trợ đầu vào ngành chăn nuôi ở huyện Na-xai-thong STT Các loại đầu vào

Tổng số hộ nhận hỗ trợ Phân loại hộ Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Sl (hộ) (%) CC (hộ) Sl (%) CC (hộ) Sl (%) CC 1 Giống lợn 500 337 67,40 106 21,20 58 11,60 2 Giống bò 300 202 67,33 63 21,00 35 11,67 3 Giống gia cầm 1.000 673 67,30 211 21,10 116 11,60 4 Giống dê 200 135 67,50 42 21,00 23 11,50 5 hỗ trợ thức ăn cho gia súc, gia cầm 1.000 673 67,30 211 21,10 116 11,60 6 Hỗ trợ thuốc thú y 1.000 673 67,30 211 21,10 116 11,60 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Nông nghiệp huyện

Dự án lợn nái sinh sản: Dự án nuôi lợn nái sinh sản cũng mang lại hiệu quả cao cho người dân của huyện Na-xai-thong, tính đến nay mô hình đã phát huy hiệu quả trong việc gây dựng đàn lợn thịt trên địa bàn huyện. Mô hình đã giúp nhiều huyện chuyển đổi từ việc nuôi lợn 2,3 con tận dụng sang nuôi lợn theo mô hình gia trại, sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi.

Hoạt động hỗ trợ tiêm vaccine được thực hiện trên toàn quốc ở Lào, đây là hoạt động được triển khai mang tính bắt buộc đến hộ chăn nuôi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong thực tế không ít hộ chăn nuôi không muốn tiêm vaccine do tâm lý không quen cũng như lo ngại vật nuôi chậm phát triển khi tiêm vaccine. Đối với huyện Na-xai-thong, chính quyền địa phương đã có sự tuyên truyền vận động rất tốt đối với hộ chăn nuôi để hộ dân nâng cao ý thức trong việc tiêm phòng vaccin cho vật nuôi.

Hoạt động hỗ trợ đầu vào và công tác thú y đã giúp cho người chăn nuôi yên tâm mở rộng sản xuất, đầu tư chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Qua điều tra cho thấy, người chăn nuôi và cán bộ đánh giá cao hoạt động hỗ trợ đầu vào

cho chăn nuôi và công tác tiêm phòng vaccine trên địa bàn huyện Na-xai-thong trong những năm gần đây.

Bảng 4.14. Đánh giá đầu tư công cho hỗ trợ đầu vào sản xuất ở huyện Na-xai-thong ở huyện Na-xai-thong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 82 - 93)