Dự báo giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp huyện Na-xai-thong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 106)

huyện Na-xai-thong

Chỉ tiêu

Gía trị SX (Tỷ kíp) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (%) Năm 2016 Năm 2020 Năm 2025 GĐ 2020- 2016 GĐ 2025- 2020 GTSX NN - lâm nghiệp 1028,32 1791,22 3667,99 14,88 15,41 + Trồng trọt 129,43 213,56 416,44 13,34 14,29 + Chăn nuôi 162,6 333,33 849,99 19,66 20,59 + Các ngành khác 736,29 1244,33 2401,56 14,02 14,05

Nguồn : Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Na-xai-thong

Dự báo trong giai đoạn tới ngành ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 đến 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,88%/năm, giai đoạn 2020 đến 2025 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,41%/năm, trong đó các ngành tăng trưởng cụ thể như:

Ngành trồng trọt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,34%/năm giai đoạn 2016- 2020 và 14,29%/năm giai đoạn 2020 đến 2025. Để thực hiện được mục tiêu trên ngành trồng trọt trong giai đoạn tới được định hướng tập trung phát triển chiều sâu theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Phát triển vùng chế biến rau, vùng trồng dưa đỏ, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng lúa chất lượng cao. Tăng cường vai trò khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực chuyển giao khoa học công nghệ kịp thời đưa phương thức mới tới cho người nông dân.

Đối với ngành chăn nuôi, đây được coi là ngành mủi nhọn trong phát triển nông nghiệp của huyện Na-xai-thong, mục tiêu trong giai đoạn tới ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân đạt từ 19,5% đến 20,5%, nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Để đạt được mục tiêu trên cần phát triển ngành chăn nuôi huyện theo hướng trang trại. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất thông qua hỗ trợ về thủ tục hành chính cho các hộ vay vốn tín dụng đầu tư chăn nuôi, phối hợp với phòng Khuyến nông của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Đối với đàn gia súc, gia cầm, huyện đang chủ trương phát triển giống gà vịt siêu, đàn lợn thương phẩm thực hiện những biện pháp chọn giống, nhân và lai tạo giống cho phù hợp với điều kiện và thời tiết ở địa phương. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân, phòng chống dịch bệnh và tạo điều kiện cho người dân vay vốn để chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp.

Đẩy mạnh tốc độ phát triển của các dịch vụ hiện có, mở rộng dịch vụ làm đất, tưới tiêu, thú y và bảo vệ thực vật, chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

4.3.1.3. Một số quan điểm về giải pháp đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

Huyện cần tăng cường công tác giáo dục, khuyến nông, đào tạo nghề nâng cao năng lực sử dụng vốn đầu tư cho người được thụ hưởng đầu tư. Việc xác định đối tượng thụ hưởng đầu tư cần được tiến hành công khai, minh bạch và dựa trên cơ sở thực tiễn của cá nhân, của hộ và của địa phương, phải xác định đúng đối tượng thụ hưởng thì hoạt động đầu tư mới đem lại hiệu quả. Sau khi các hộ, địa phương được nhận đầu tư, hỗ trợ thì cần được tập huấn, nâng cao năng lực sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư được nhận. Điều này thể hiện đầu tư không chỉ cho người dân “con cá’’ mà còn cho họ “cái cần’’ để sinh sống lâu dài.

Khi tiến hành đầu tư công cho nông nghiệp trên địa bàn huyện cần phát huy nội lực của dân, thu hút vốn đối ứng của nhân dân. Các chương trình khi tiến hành có vốn đối ứng của nhân dân, dù ít hay nhiều thì khi được tham gia, người dân sẽ có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và tiến hành xây dựng, khai thác các công trình.

Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua các mô hình, dự án. Cần phải chuyển dần hình thức hỗ trợ, bên cạnh việc đầu tư trực tiếp cần song song tiến hành hỗ trợ, đầu tư gián tiếp, tránh tình trạng trông chờ ỷ lại sự đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tính sáng tạo, phát huy tiềm năng của hộ, địa phương phát triển kinh tế vươn lên cải thiện đời sống.

Cần phải bồi dưỡng những kiến thức về khuyến nông cho tất cả các khuyến nông viên, các khuyến nông viên chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi thì bồi dưỡng thêm về kinh tế, các khuyến nông viên ngành kinh tế thì bồi dưỡng thêm về bảo vệ thực vật và thú y. Vì vậy, cần có chính sách đầu tư tạo điều kiện

cho khuyến nông viên được tiếp tục được theo học để nâng cao trình độ. Bên cạnh việc mở các khóa đào tạo cho khuyến nông viên về kỹ thuật cần quan tâm mở các khóa đào tạo về kinh tế, về phương pháp khuyến nông, đào tạo về kỹ năng. Trong các khóa đào tạo trên cần triển khai theo chương trình tập huấn đầu bờ tạo điều kiện cho các khuyến nông viên thực hành các kỹ năng ngay tại lớp.

Nhìn chung dưới góc độ của người thụ hưởng đầu tư, những đánh giá tích cực thường ít hơn những đánh giá tiêu cực. Đa phần người dân ý thức được cần tự lực vươn lên, nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp sẽ là yếu tố ngoại lực góp phần giúp mình phát triển sản xuất. Sự ỷ lại của người dân cũng một phần do thiếu nhận thức về vấn đề đầu tư dịch vụ công, chưa thấy được yếu tố quyết định của việc cải thiện chất lượng sống phải xuất phát từ chính sự vận động cố gắng của bản thân người nghèo. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các công tác đầu tư hỗ trợ, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận biết được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân tham gia phát triển nông nghiệp hàng hóa, sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước cho phù hợp, đúng mục tiêu, đối tượng cần sự hỗ trợ.

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Na-xai-thong

4.3.2.1. Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến vốn đầu tư trong phát triển nông- lâm nghiệp huyện Na-xai-thong

Quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát thực hiện vốn đầu tư. Một quy trình quản lý phù hợp có khả năng gắn kết tất cả các khâu trong quy trình, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong từng khâu của quy trình quản lý, tránh được hiện tượng câu kết lợi ích, “lợi ích nhóm” trong quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quy trình quản lý hợp lý sẽ cho phép áp dụng công nghệ vào quản lý, giảm thời gian, tinh giảm bộ máy và tiết kiệm chi phí quản lý. Để hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của kế hoạch vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Na-xai-thong

- Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, bao gồm:

+ Cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của Thủ đô

+ Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn.

+ Điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách…) - Áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến trong lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Tăng cường việc áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến (thông qua các hoạt động dự báo thu ngân sách, phân bổ dự toán chi…) để phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng và thẩm định dự toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Thúc đẩy công tác dự báo kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung và của huyện nói riêng để phục vụ cho công tác xây dựng, thảo luận, quyết định dự toán.

Thứ hai, nâng cao chất lượng phân bổ và thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Na-xai-thong

Rà soát, đánh giá các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp đang triển khai, lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Cơ quan QLNN, các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần mạnh tay cắt những dự án đầu tư nếu không đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm các yêu cầu về thủ tục, tập trung vốn cho các dự án bảo đảm hoàn thành trong hạn định và có hiệu quả cao. Với các công trình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bằng nguồn ngân sách có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách, có thời gian đầu tư dài cũng phải cắt giảm. Có như vậy, thì nguồn vốn mới tập trung được vào những công trình cần thiết được.

Việc phân bổ vốn đầu tư phải thực hiện đúng quy định và gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình, dự án đó, nhưng lại thiếu vốn cho công

trình, dự án khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.

Cần đổi mới công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc phân bổ vốn NSNN hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng khi dự án hoàn thành bố trí vốn NSNN cho dự án bằng tổng mức vốn cả đời dự án trừ đi số vốn NSNN đã được bố trí từ các năm trước. Như vậy, hàng năm, các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền chỉ cần tổng hợp danh mục dự án đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị công việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn NSNN cần bố trí cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND Thủ đô xem xét và giao kế hoạch vốn NSNN cho các huyện theo từng chương trình, dự án. Trên cơ sở đó, UBND huyện giao cho các ngành tổng mức vốn và danh mục dự án triển khai trong năm kế hoạch, các ngành căn cứ vào đó phân bổ vốn cụ thể tới từng dự án, có thể điều hoà, điều chỉnh vốn phù hợp với từng dự án của ngành mình.

Các cơ quan QLNN của huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các bước thực hiện đầu tư vốn cho các công trình, dự án từ xây dựng kế hoạch, huy động, phân bổ, thanh, quyết toán vốn đầu tư. Các chế độ báo cáo cần được duy trì giữa các phòng Kế hoạch, phòng Tài chính với UBND huyện và các sở, ngành có liên quan của Thủ đô.

Thứ ba, tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi đầu tư và nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả vốn đầu tư phát triển

Để công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư được thuận lợi, mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng và áp dụng đầy đủ các chế tài xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân và tập thể là hết sức cần thiết. Nó có tác dụng răn đe, góp phần chống các hành vi tham nhũng và thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và thực hiện các dự án đầu tư phát triển nói chung và chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Thủ đô cần tiến hành rà soát lại chế tài cụ thể để thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện, bố trí kế hoạch đầu tư đối với dự án phát triển sản xuất nông nghiệp. Cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhiệm vụ,

quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong quy trình đầu tư vốn, bảo đảm quyền tự chủ của người dân gắn liền với tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn khi gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương và sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các phòng, ban, ngành của huyện. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các sở, ban, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này. Gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, quy định hình thức và mức xử lý đối với cá nhân, tổ chức nếu làm lãng phí, thất thoát vốn NSNN cho các dự án đầu tư phát triển nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đến thẩm định dự án, phê duyệt dự án: phạt vi phạm hành chính, đền bù vật chất, chuyển công tác, cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ vi phạm.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm việc lập và phê duyệt báo cáo quyết toán đối với các chương trình, dự án hoàn thành nhằm chấm dứt tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư đang diễn ra phổ biến hiện nay. Bổ sung và tăng nặng mức xử phạt vi phạm đối với những hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng, đặc biệt quy định rõ đối với chủ đầu tư là cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của người đứng đầu để răn đe, đẩy lùi các hành vi vi phạm trong quản lý dự án đầu tư phát triển từ NSNN.

Tăng cường hoạt động giám sát của người thụ hưởng theo hướng: có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư vai trò giám sát của cộng đồng là hết sức quan trọng. Các ngành cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN của mình.

Cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đề cao vai trò giám sát của cộng đồng, các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án đầu tư phát triển, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 106)