Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho nông-lâm nghiệp ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 99 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho nông-lâm nghiệp ở huyện

LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN NA-XAI-THONG

4.2.1. Thể chế và chính sách

để tạo một môi trường ổn định và thuận lợi cho tất cả các tổ chức và các thành phần kinh tế phát huy hết được khả năng của mình, nắm bắt được các tín hiệu của thị trường. Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường thể chế và chính sách đó là: Các chính sách đầu tư công của Chính phủ, của thủ đô Vientian và sự vận dụng của huyện Na-xai-thong trong điều kiện cụ thể của địa phương; Sự cung cấp các dịch vụ công và hành chính công của các cấp tỉnh, huyện và bản. Với đặc thù là huyện của thủ đô, trong những năm gần đây theo chủ trương chung của Lào là phát triển nền kinh tế hàng hóa, phát triển sản xuất tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế, đặc biệt là với thủ đô Vientian. Do đó, các chương trình, dự án đã tập trung lượng vốn lớn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khuyến nông... Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện chương trình, dự án cơ bản từ ngân sách nhà nước. Như vậy, các chính sách thực hiện ở địa phương đã đủ nhưng chưa thật sự mạnh, chưa có tác dụng thu hút được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước vào đầu tư ở huyện. Vì thế, để xây dựng được nền nông nghiệp hàng hóa, huyện cần xây dựng một cơ chế đủ mạnh để thu hút các nguồn lực của xã hội vào đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.2.2. Kinh phí

Xét theo nguồn cung cấp, nguồn lực chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước các cấp (cấp trung ương và cấp thủ đô); nội lực của huyện chưa đủ mạnh và đời sống của người dân còn khó khăn nên góp vốn bằng tiền là một điều không dễ. Trong số 27 cán bộ trả lời phỏng vấn thì phần lớn đều nhận định người dân có tham gia đóng góp nguồn lực, nguồn lực mà người dân đóng góp đa phần là công lao động, đất và hiện vật (nguyên vật liệu tự có như đá, cát, sỏi…).

Do phụ thuộc vào nguồn vốn trên cấp, lượng huy động từ nội lực hạn chế nên số lượng nguồn lực cung cấp theo các chương trình thường không đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế. Nguồn vốn cấp trên thường là vốn lồng ghép vốn của các chương trình dẫn đến việc đầu tư nhỏ, manh mún. Cần huy động một cách thích hợp sự đóng góp về công lao động, vật liệu và đất đai của người dân.

Bên cạnh đó, vốn được phân bổ từ cấp trên thường chậm dẫn đến sự thụ động trong khâu lồng ghép vốn để điều phối giữa các chương trình, dự án ở địa phương đã làm cho các công trình rơi vào tình trạng chờ đợi. Vì vậy, cần làm tốt hơn công tác lập kế hoạch, giám sát và kiểm tra thực hiện các giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp để việc cung cấp nguồn lực đúng tiến độ, phù hợp với nhu cầu của địa phương.

4.2.3. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội ở huyện Na-xai-thong

Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội tạo nên những lợi thế cũng như những khó khăn riêng cho bản trong huyện. Các bản khác nhau thì chính sách đầu tư khác nhau. Với những bản khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc, luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển.

Về đặc điểm tự nhiên, nếu diện tích đất canh tác ở địa phương tuy lớn nhưng lại manh mún do chịu ảnh hưởng của địa hình đồi núi dẫn tới quá trình chuyên canh sản xuất khó khăn, dẫn tới vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp cũng bị chia nhỏ, không tập trung và kém hiệu quả.

Về đặc điểm kinh tế xã hội, nếu như trình độ của người dân thấp thì thái độ ứng xử và khả năng sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc đầu tư trong ngành nông nghiệp khó đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân thấp thì tích lũy không lớn, dẫn tới nguồn đầu tư thấp, và đó là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến huy động vốn đầu tư lớn để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi thì nguồn đầu tư nhanh chóng đưa vào ứng dụng, được sử dụng một cách hợp lý, tập trung và hiệu quả. Vì vậy, khi xây dựng các chiến lược đầu tư công cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng cần nắm vững các đặc điểm kinh tế - tự nhiên xã hội ở các bản trong huyện.

4.2.4. Đặc điểm người dân nông thôn Lào, đặc biệt là với người nghèo

Người nghèo ở huyện Na-xai-thong chủ yếu là các hộ thiếu vốn để sản xuất và trình độ còn thấp, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, manh mún và nhỏ lẻ. Muốn phát triển được nông nghiệp hàng hóa huyện cần phải có giải pháp thích hợp để người sản xuất tiếp cận với các nguồn vốn vay, đây là câu hỏi đặt ra với các ngành chức năng và hệ thống chính sách ưu đãi tín dụng cho sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.

Trên địa bàn huyện Na-xai-thong có nhiều dân tộc anh em sinh sống và sản xuất. Các dân tộc được phân bố ở các xã khác nhau trên địa bàn. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa và phong tục tập quán khác nhau nên ảnh hưởng tới tập quán canh tác và sản xuất nông nghiệp mang đặc trưng riêng.

Một đặc thù nữa là hiện nay việc đầu tư thâm canh, sử dụng phân bón hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất cây trồng và là tiền đề

để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn do không nhận được sự đồng tình của người dân. Nếu xét về khía cạnh môi trường đây là điều hoàn toàn tốt, tuy nhiên xét về khía cạnh kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hàng hóa thì rất khó khăn. Trong thời gian tới, phòng nông nghiệp huyện cần phải nghiên cứu và có giải pháp cho vấn đề này nếu muốn phát triển được vùng sản xuất hàng hóa.

Một số chương trình, dự án muốn thành công cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền và người dân. Tuy nhiên, đối với người dân Lào nói chung việc tham gia các hoạt động cộng đồng vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân một phần do người dân yếu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng tham gia cộng đồng. Bên cạnh đó, lời nói của người dân thường không có trọng lượng và ít được quan tâm, xem xét, điều chỉnh kịp thời.

Khi các thành phần ở địa phương cùng chung tay thực hiện chương trình, dự án thì sự thông suốt và đảm bảo chương trình, dự án triển khai sẽ tốt hơn. Vì vậy, cần phát huy sự tham gia, phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền và của người dân trong lập kế hoạch, triển khai, giám sát các chương trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án về phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì đối với các dự án này người dân vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là thành phần chính thực hiện dự án.

4.2.5. Năng lực và khả năng triển khai các chương trình, dự án của cơ quan thực thi các cấp thực thi các cấp

Không chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho triển khai hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện cơ bản còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Hiện tại ở huyện tuy hệ thống khuyến nông đã được tách riêng nhưng hầu hết cán bộ khuyến nông vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận cộng đồng cũng như xây dựng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Từ trước đến nay, việc sản xuất ở Lào chủ yếu còn manh mún, từ cấp tự túc còn lại các sản phẩm bán trên thị trường (kể cả sản phẩm nông sản) chủ yếu được nhập từ Thái Lan. Vì vậy, cần nâng cao năng lực của cán bộ các ngành chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Nhìn chung năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ huyện, bản còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Một bộ phận nhỏ cán bộ huyện, bản đi lên từ kinh nghiệm thực tế mà ít được đào tạo chuyên môn nên năng lực hoạt động còn nhiều hạn

chế, điều này làm giảm hiệu quả công tác đầu tư nói chung và đầu tư công cho ngành nông nghiệp nói riêng. Đội ngũ cán bộ bản hiện nay rất thiếu, chỉ có 1 cán bộ phụ trách toàn bộ mảng nông nghiệp trên địa bàn bản. Mặc dù những người này có tâm huyết gắn bó với địa phương nhưng năng lực quản lý và hiệu quả phân bổ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án không cao.

Năng lực của cán bộ cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực xây dựng hạ

tầng thủy lợi, khuyến nông, thú y, còn nhiều bất cập. Cán bộ triển khai các dự án, chương trình trong các lĩnh vực này thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng. Ít có các cán bộ am hiểu sâu về xây dựng thủy lợi, khuyến nông, thú y, BVTV. Do đó, năng lực kiểm tra, giám sát và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển thủy lợi, khuyến nông, thú y và BVTV còn gặp nhiều khó khăn. Các cán bộ cấp huyện khá mạnh về chuyên môn nhưng còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình, dự án về phát triển tổ nhóm, phát triển sản xuất theo tổ nhóm, phát triển sản xuất hàng hóa.

Do vậy, để triển khai có hiệu quả các giải pháp đầu tư công trong các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết phải: Bổ sung cán bộ chuyên môn về xây dựng thủy lợi, khuyến nông, thú y, BVTV; Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, thẩm định và đánh giá kế hoạch, kỹ năng vận động và tổ chức cộng đồng tham gia thực hiện các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp cho cả cán bộ cấp huyện và bản.

4.2.6. Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình, dự án

Thiếu sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện rõ trong việc tổ chức tập huấn. Theo thiết kế của các chương trình tập huấn, hàng năm những người đã tham gia tập huấn năm trước không được tham gia năm sau, nên số liệu thống kê của phòng nông nghiệp về hoạt động tập huấn là thống kê người tham gia mới. Nội dung tập huấn năm sau tương tự năm trước mà không có sự đổi mới, nâng cao. Do đó, cần thiết phải có sự lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cao nguồn ngân sách cho hoạt động khuyến nông giúp người dân không chỉ được đào tạo các kiến thức kỹ thuật đơn thuần mà còn được tập huấn nâng cao, cũng như tập huấn các kiến thức khác như kiến thức thị trường, kiến thức về liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... để từ đó nâng cao khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 99 - 104)