Phương thức, cơ chế và nguồn đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 27 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp

2.1.3. Phương thức, cơ chế và nguồn đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

lâm nghiệp

* Phương thức đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp

Việc thực hiện đầu tư công cho sản xuất nông - lâm được thực hiện chủ yếu bằng 2 phương thức:

- Đầu tư trực tiếp thông qua thực hiện các dự án thủy lợi, hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, khuyến nông, vốn tín dụng, BVTV, thú y.

- Đầu tư gián tiếp thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho cộng đồng nghèo (đường giao thông), hỗ trợ thương mại, thông tin thị trường.

* Cơ chế đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiêp

- Trợ giá: Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa sớm tiếp cận được với loại giống cây trồng theo tiến bộ khoa học kỹ thuật có năng suất cao để áp dụng vào sản xuất, thay đổi tập quán cây trồng, nâng cao nhận thức về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển xản xuất, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn miền núi.

- Cấp phát: được thực hiện trong một số trường hợp khẩn cấp như thiên tai, thiếu đói, chưa có khả năng tạo ra thu nhập...

- Giảm các phí và lệ phí: thủy lợi phí, nước sạch...

- Miễn phí: người nghèo được miễn trừ không phải chi trả một số loại phí trong khi họ tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản.

* Nguồn đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp

Nguồn hỗ trợ đầu tư công cho sản xuất nông - lâm nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu ở ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương cấp thông qua ngân sách đầu tư và ngân sách địa phương), các tổ chức phát triển (ngân sách của các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế), đoàn thể xã hội (nguồn lực của các đoàn thể xã hội tập trung trong nông nghiệp cho xóa đói giảm nghèo), các tổ chức kinh tế (nguồn lực của các tổ chức xã hội và nghề nghiệp), cộng đồng (những khoản đóng góp của dân trong cộng đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 27 - 28)